Thông tư 09/2016/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình quy định nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng thi công; quản lý thực hiện hợp đồng thi công; thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng thi công; giá hợp đồng, tạm ứng và thanh toán hợp đồng thi công công xây dựng công trình;…
1. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao sản phẩm hợp đồng thi công công trình
Trách nhiệm của bên nhận thầu đối với các sai sót được Thông tư 09 quy định như sau:
Xem thêm: Mẫu hợp đồng xây dựng theo thông tư 09 2016
– Bằng kinh phí của mình bên nhận thầu phải hoàn thành các công việc còn tồn đọng vào ngày đã nêu trong biên bản nghiệm thu, bàn giao trong Khoảng thời gian hợp lý mà bên giao thầu yêu cầu nhưng đảm bảo không vượt quá Khoảng thời gian thực hiện các công việc còn tồn đọng đó trong hợp đồng thi công.
– Theo Thông tư số 09/2016 Bộ Xây dựng, trường hợp không sửa chữa được sai sót:
+ Nếu bên nhận thầu không sửa chữa được các sai sót hay hư hỏng trong Khoảng thời gian hợp lý, bên giao thầu hoặc đại diện của bên giao thầu có thể ấn định ngày để sửa chữa các sai sót hay hư hỏng và thông báo cho bên nhận thầu biết về ngày này.
Đọc thêm: Bồi thường chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
+ Theo Thông tư 09/2016/BXD, nếu bên nhận thầu không sửa chữa được các sai sót hay hư hỏng vào ngày đã được thông báo, bên giao thầu có thể tự tiến hành công việc hoặc thuê người khác sửa chữa và bên nhận thầu phải chịu mọi chi phí (bên nhận thầu không được kiến nghị về chi phí sửa chữa nếu không cung cấp được tài liệu chứng minh sự thiếu chính xác trong cách xác định chi phí sửa chữa của bên giao thầu), bên nhận thầu sẽ không phải chịu trách nhiệm về công việc sửa chữa nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm tiếp tục nghĩa vụ của mình đối với công trình theo hợp đồng xây dựng.
– Thông tư số 09 năm 2016 quy định nếu sai sót hoặc hư hỏng dẫn đến việc bên giao thầu không sử dụng được công trình hay phần lớn công trình cho Mục đích đã định thì bên giao thầu sẽ chấm dứt hợp đồng thi công xây dựng; khi đó, bên nhận thầu sẽ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bên giao thầu theo hợp đồng và theo các quy định.
– Nếu sai sót hoặc hư hỏng không thể sửa chữa ngay trên công trường được và được bên giao thầu đồng ý, bên nhận thầu có thể chuyển khỏi công trường thiết bị hoặc cấu kiện bị sai sót hay hư hỏng để sửa chữa.
2. Rủi ro và bất khả kháng tronng hợp đồng thi công xây dựng công trình
Rủi ro và bất khả kháng thực hiện theo Điều 51 Nghị định 37/2015/NĐ-CP và các quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 09/2016/TT-BXD.
Trong đó, trách nhiệm của các bên đối với rủi ro như sau:
Tìm hiểu thêm: Hợp đồng lao động giáo viên mầm non
– Đối với những rủi ro đã tính trong giá hợp đồng XD thì khi rủi ro xảy ra bên nhận thầu phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả bằng kinh phí của mình.
– Đối với những rủi ro đã được mua bảo hiểm thì chi phí khắc phục hậu quả các rủi ro này do đơn vị bảo hiểm chi trả và không được tính vào giá hợp đồng thi công.
– Thông tư số 09/2016 quy định bên nhận thầu phải bồi thường và gánh chịu những tổn hại cho bên giao thầu đối với các hỏng hóc, mất mát và các chi phí có liên quan do lỗi của mình gây ra.
– Bên giao thầu phải bồi thường những tổn hại cho bên nhận thầu đối với các thiệt hại, mất mát và chi phí liên quan do lỗi của mình gây ra.
Thông tư 09 có hiệu lực từ ngày 01/05/2016.
Tìm hiểu thêm: Hợp đồng tương tự trong đấu thầu