Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là loại hợp đồng phổ biến nhất trong hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên, do mang “tính quốc tế” nên việc soạn thảo hợp đồng này sẽ khá khó khăn với những người thiếu kinh nghiệm và chuyên môn. Nhằm giải quyết vấn đề đó, trong bài viết dưới đây của Công ty Luật Thái An với nhiều kinh nghiệm tư vấn soạn thảo hợp đồng, sẽ tư vấn về mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Nội dung chính
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì?
Cơ sở pháp lý điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Thương mại 2005, INCOTERMS 2000, INCOTERMS 2010, các điều ước quốc tế có liên quan.
Xem thêm: Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
2. Hướng dẫn soạn thảo mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau hoặc hàng hóa được mua bán có sự chuyển dịch qua biên giới của một Quốc Gia, vùng lãnh thổ. Trong đó, bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao quyền sở hữu và các chứng từ có liên quan đến hàng hóa cho bên mua; Bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng.
Luật Thái An đúc rút kinh nghiệm soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế để đưa ra hướng dẫn như dưới đây:
HƯỚNG DẪN SOẠN MẪU HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ
3. Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có những nội dung gì?
Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có những nội dung cơ bản sau:
- Các bên trong hợp đồng
- Định nghĩa
- Phạm vi hợp đồng
- Giá trị hợp đồng
- Điều kiện giao hàng
- Phương thức thanh toán
- Thuê tàu
- Bảo hiểm và bảo hành
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
- Quyền và nghĩa vụ của các bên
- Chấm dứt hợp đồng
- Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
- Trường hợp bất khả kháng
- Sửa đổi hợp đồng
- Giải quyết tranh chấp
- Luật điều chỉnh hợp đồng
- Không chuyển nhượng
- Quy định chung
Dưới đây là mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cơ bản, mang tính chất tham khảo của Luật Thái An.
Khách hàng cần tìm hiểu và nghiên cứu quy định pháp luật liên quan hoặc tham khảo ý kiến luật sư trước khi soạn thảo, ký kết hợp đồng. Cần lưu ý là khi soạn thảo hợp đồng, cần biết là bảo vệ quyền lợi của bên mua hay bên bán để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp tối đa.
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Số: …../…../HĐMB
– Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;
– Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005 và các văn bản pháp luật liên quan;
– Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của các bên;
Hôm nay, ngày …… tháng …… năm …… , Tại ……
Chúng tôi gồm có:
BÊN BÁN (Bên A)
Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………
Mã số doanh nghiệp: ..………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………
Điện thoại: …………………… Fax: ………………………………
Tài khoản số: ………………………Mở tại ngân hàng: …………………………
Đại diện theo pháp luật: …………… Chức vụ: .…………………
CMND/Thẻ CCCD số: ……… Nơi cấp: ……… Ngày cấp: ………
(Giấy ủy quyền số: … ngày …. tháng … năm … do … chức vụ … ký)
BÊN MUA (Bên B)
Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………
Mã số doanh nghiệp: ..………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………
Điện thoại: …………………… Fax: …………………………………
Tài khoản số: ………………………………… Mở tại ngân hàng: ………………………………
Đại diện theo pháp luật: ……… Chức vụ: .………………………
CMND/Thẻ CCCD số: ……… Nơi cấp: ……… Ngày cấp:………
(Giấy ủy quyền số: … ngày …. tháng ….. năm …….do … chức vụ …… ký).
Lưu ý quan trọng: Không phải ai cũng có thể ký hợp đồng: Cần đảm bảo là các bên chủ thể hợp đồng phải đáp ứng các điều kiện để tránh hợp đồng bị vô hiệu.
===>>> Xem thêm: Điều kiện đối với chủ thể hợp đồng
Tìm hiểu thêm: đơn xin gia hạn hợp đồng
Trên cơ sở thỏa thuận, hai bên thống nhất ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với nội dung như sau:
Điều 1: Định nghĩa
Trong hợp đồng này, các khái niệm dưới đây sẽ được định nghĩa như sau, nếu không có các quy định khác:
“Tài Liệu Liên Quan” là……
“Giá Trị Hợp Đồng” Là ….
“Bảng Giá” là ……
“Hàng Cung Cấp” bao gồm ….
(Tùy nội dung các bên thỏa thuận mà có thể có những thuật ngữ cần định nghĩa khác)
Điều 2: Phạm vi hợp đồng
Bên Bán sẽ cung cấp và giao vật tư thiết bị cho Bên Mua, bao gồm:…………….. như đã liệt kê ở Danh mục vật tư Hợp Đồng này (Phụ lục….) CIF…….. cảng theo INCOTERMS 2000.
- Tên hàng:
- Nhà sản xuất
- Nhà cung cấp
- Số lượng và số chế tạo hàng hóa
- Chất lượng
- Xuất xứ nguồn gốc
- Đóng gói
- Giá cả
- Mã hiệu
Lưu ý: Đối tượng của hợp đồng phải là những hàng hoá, dịch vụ được phép lưu thông trên thị trường. Một số hàng hoá, dịch vụ đòi hòi bên mua, bên bán phải có giấy phép kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó.
===>>> Xem thêm: Điều kiện đối tượng của hợp đồng
Điều 3: Giá trị hợp đồng
Tổng giá trị hợp đồng là:……… ……….. (Bằng chữ……………. ), trong đó:
Giá trị (vật tư) thiết bị:….
Giá dịch vụ:….
===>>> Xem thêm: Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng
Điều 4: Điều kiện giao hàng
Hai bên thỏa thuận về: thời gian giao nhận (nếu hàng hóa được giao nhận nhiều lần thì cần quy định thời gian cho từng lần); Địa điểm giao nhận (nếu hàng hóa được giao nhận nhiều lần thì cần quy định địa điểm cho từng lần); chi phí xếp dỡ; chi phí kiểm đếm
Bên cạnh đó, các bên có thể thỏa thuận thêm một số nội dung sau:
- Cảng xếp hàng:
- Cảng đích:
- Giao hàng từng phần: Được phép
- Chuyển tải: Không được phép
- Thông báo trước khi giao hàng: Trong vòng …… ( ngày) trước ngày tầu rời Cảng xếp hàng theo dự kiến, Bên bán phải thông báo cho bên mua bằng Fax với nội dung sau: …..
- Thông báo giao hàng: Trong vòng ……… ngày làm việc tính từ khi tầu dời cảng (được hiểu là ngày ký phát vận đơn), Bên bán phải thông báo cho bên mua bằng Fax với nội dung sau: …..
Điều 5: Phương thức thanh toán
Phương thức thanh toán: Các bên có thể lựa chọn áp dụng một trong các phương thức thanh toán quốc tế cơ bản có thể áp dụng trong hợp đồng mua bán quốc tế là: Phương thức chuyển tiền (Remittance); Phương thức nhờ thu (Collection of payment): Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary credits).
Tiến độ thanh toán cụ thể như sau:………
Chứng từ phải xuất trình được trước khi thanh toán: …………
===>>> Xem thêm: Các phương thức thanh toán trong hợp đồng
Điều 6: Thuê tàu
Bên bán cam kết rằng ký hợp đồng thuê tàu của các chủ tàu có uy tín trên thị trường, đối với tàu biển đủ tiêu chuẩn đi biển Quốc tế, tuổi tàu không quá…. Trong hợp đồng thuê tàu thể hiện rõ cước phí đã trả trước, chủ tàu (người chuyên chở) chịu mọi trách nhiệm về hàng hóa kể từ khi hàng được bốc qua lan can tàu.
===>>> Xem thêm: Chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Điều 7: Bảo hiểm và bảo hành
- Bảo hiểm: Các bên thỏa thuận về công ty bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm, thời gian bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm….
- Bảo hành: Các bên tự thỏa thuận về điều kiện bảo hành, thời gian bảo hành, nội dung bảo hành đối với hàng hóa
Điều 8: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Trong vòng ……. ngày sau khi ký hợp đồng, Bên bán phải mở bảo lãnh thực hiện hợp đồng với giá trị là …….% tổng giá trị hợp đồng (tức là……………. )
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng có giá trị đến …. ngày sau ngày kết thúc thời hạn bảo hành sẽ được trả cho bên bán sau khi hết hạn
Bảo lãnh sẽ được phát hành bởi một Ngân hàng được chấp nhận bởi người mua bằng một bảo lãnh không hủy ngang và vô điều kiện theo mẫu được người mua chấp nhận.
Tất cả các chi phí phát sinh khi mở bảo lãnh đều do Bên Bán chịu và Bên Bán phải bồi thường và bảo đảm việc bồi thường cho Bên Mua khỏi những chi phí này.
Điều 9: Quyền và nghĩa vụ của các bên
Tham khảo thêm: Nghỉ việc trước thời hạn hợp đồng
Các bên thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của mình trong Hợp đồng. Theo đó các bên có những trách nhiệm cơ bản sau:
Trách nhiệm của bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
- Bên mua có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ chi phí mà hai bên đã thỏa thuận.
- Tổ chức tiếp nhận nhanh, an toàn, dứt điểm cho từng lô hàng.
- Chịu chi phí bốc dỡ (nếu có) từ xe xuống khi bên bán vận chuyển hàng hoá đến địa điểm đã thỏa thuận.
Trách nhiệm của bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
- Chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng đối với toàn bộ các sản phẩm do bên bán cung cấp cho tới khi hàng hóa đến địa điểm giao nhận theo thỏa thuận.
- Bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại địa điểm đã thỏa thuận.
- Bên bán có nghĩa vụ cung cấp mọi thông tin cần thiết đối với việc bảo quản, sử dụng hàng hoá theo quy định của Hợp đồng theo thỏa thuận.
Điều 10: Chấm dứt hợp đồng
Hai bên thỏa thuận về các trường hợp chấm dứt hợp đồng ví dụ như:
- Khi các bên thực hiện xong các quyền và nghĩa vụ quy định trong Hợp đồng.
- Khi một bên vi phạm hợp đồng dẫn đến Hợp đồng không thể thực hiện được thì phía bên kia có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
- Hợp đồng có thể được chấm dứt do sự thỏa thuận của các bên.
===>>> Xem thêm: Các trường hợp chấm dứt hợp đồng
Điều 11: Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
- Hai bên thỏa thuận về các trường hợp vi phạm hợp đồng mà khi một bên vi phạm chịu một mức phạt theo thỏa thuận của hai bên. Các trường hợp vi phạm như bên bán không giao hàng đúng thời gian, số lượng,…bên mua không thực hiện đúng đủ nghĩa vụ thanh toán, nghĩa vụ nhận hàng,…
- Trong trường hợp một bên trong hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia trong quá trình mua bán thì bên gây thiệt hại phải bồi thường tương xứng với mức thiệt hại do mình gây ra.
===>>> Xem thêm: Phạt vi phạm hợp đồng
===>>> Xem thêm: Phạt bồi thường thiệt hại
Điều 12: Trường hợp bất khả kháng
- Trong bất kỳ trường hợp nào ngoài sự kiểm soát của mỗi bên, làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ thực hiện tất cả hoặc một phần hợp đồng của mỗi bên thì thời gian quy định thực hiện nghĩa vụ này sẽ được gia hạn dài ra bằng với khoảng thời gian do hậu quả của trường hợp bất khả kháng gây ra. Những sự kiện này bao gồm nhưng không giới hạn bởi: thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh….
- Trong trường hợp một trong hai bên hợp đồng không thể thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
- Bên nào gặp trường hợp bất khả kháng phải thông báo ngay cho bên kia biết trong một khoảng thời gian kể từ ngày xảy ra bất khả kháng. Nếu bất khả kháng được chính thức xác nhận kéo dài quá …. tháng thì hợp đồng sẽ bị hủy bỏ mà không có bất kỳ sự khiếu nại nào, trừ khi hai bên có thỏa thuận khác
===>>> Xem thêm: Các trường hợp bất khả kháng
===>>> Xem thêm: Miễn trách nhiệm trong hợp đồng
Điều 13: Sửa đổi hợp đồng
Bất kỳ một sự sửa đổi hay bổ sung hợp đồng sẽ chỉ có giá trị nếu như được đại diện có thẩm quyền của hai bên ký vào văn bản sửa đổi, bổ sung. Văn bản sửa đổi, bổ sung này sẽ là một phần không tách rời của hợp đồng.Tiếng Anh và Tiếng Việt sẽ được sử dụng trong tất cả các giao dịch, thông tin liên lạc giữa hai bên.
Điều 14: Giải quyết tranh chấp
- Mọi vấn đề khác biệt hay tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này hay các văn bản thỏa thuận có liên quan đến việc thực thi hợp đồng sẽ được giải quyết bằng sự nỗ lực hòa giải giữa các bên.
- Trường hợp các bên thương lượng giải quyết mà không có kết quả thì vụ việc được đưa ra Tòa án hoặc Trung tâm trọng tài quốc tế (VIAC) để giải quyết. Mọi chi phí phát sinh do giải quyết tranh chấp sẽ do hai bên thỏa thuận chi trả.
- Mọi tranh chấp sẽ được giải quyết theo các điều khoản của hợp đồng và các thỏa thuận khác liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, nếu không thì sẽ áp dụng luật định của Việt Nam mà không tham chiếu đến các luật khác.
- Phán quyết của trọng tài sẽ được ghi bằng văn bản, là quyết định cuối cùng và sẽ ràng buộc trách nhiệm của cả hai bên.
===>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng
Điều 15: Luật điều chỉnh hợp đồng
Luật điều chỉnh hợp đồng sẽ là luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Điều 16: Không chuyển nhượng
Bên Bán không được phép chuyển nhượng một phần hay toàn bộ hợp đồng trực tiếp hay gián tiếp mà không được sự đồng ý trước bằng văn bản của Bên Mua. Trong trường hợp có sự đồng ý của hai bên, từng điểm, hay nhiều điểm, của hợp đồng sẽ được chuyển nhượng một cách hợp pháp, phần còn lại không thay đổi.
===>>> Xem thêm: Chuyển nhượng hợp đồng
Điều 17: Quy định chung
- Tất cả giao dịch, liên lạc giữa hai bên bao gồm thông báo, yêu cầu, thỏa thuận, chào hàng hay đề nghị sẽ được thực hiện bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Tất cả các bản vẽ, mô tả kỹ thuật, báo cáo hay các tài liệu khác sẽ được soạn thảo bằng tiếng Anh. Hợp đồng được lập bằng cả tiếng Anh và Tiếng Việt và có giá trị pháp lý như nhau, nếu có sự khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt thì bản tiếng Việt làm chuẩn.
- Hợp đồng giữa hai bên bao gồm các điều khoản được ghi trong bản hợp đồng này và các phụ lục đính kèm theo.
- Hợp đồng có hiệu lực từ ngày … tháng … năm….
- Hợp đồng được lập thành … bản bằng Tiếng Việt và …. Bản bằng Tiếng Anh (hoặc tiếng khác). Mỗi bên giữ …. Bản có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN MUA ĐẠI DIỆN BÊN BÁN
Trên đây là mẫu hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế cơ bản. Tuỳ vào loại hàng hoá, tư cách pháp lý của bên bán, bên mua, tuỳ vào mối quan hệ giữa bên bán và bên mua, tuỳ thuộc vào kết quả đàm phán thương lượng giữa hai bên mà các điều khoản hợp đồng phải sửa đổi phù hợp. Sửa đổi một câu, chữ trong mẫu hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế cần rất thận trọng vì nó có thể đưa đến những hậu quả pháp lý rất khác nhau.
4. Dịch vụ soạn mẫu thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Luật Thái An
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế rất đa dạng và tương đối phức tạp, đòi hỏi không chỉ kiến thức, kỹ năng, mà còn kinh nghiệm đàm phán, soạn thảo và thực thi hợp đồng.
Có một sự thật là không ít doanh nghiệp nước ta hào phóng mua sắm, chi tiêu tiệc tùng… nhưng lại phó thác cho nhân viên văn phòng, kết toán soạn thảo theo mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trên mạng để tiết kiệm chi phí sử dụng dịch vụ luật sư. Thế nên, đa phần họ thường ký những hợp đồng dịch vụ đầy rủi ro pháp lý, phát sinh tranh chấp bởi các mẫu hợp đồng chỉ quy định các điều khoản cơ bản nhất.
a. Các loại mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Luật Thái An soạn thảo
Chúng tôi chuyên soạn thảo các loại hợp đồng, trong đó có rất nhiều loại hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:
- mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa 3 bên, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa 2 bên
- mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa cá nhân với cá nhân
- mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa pháp nhân với pháp nhân
- mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa pháp nhân với cá nhân
- mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế độc quyền
- mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trả góp
- …
b. Giá dịch vụ soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Bạn vui lòng tham khảo bảng giá dịch vụ tại:
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG
c. Quy trình cung cấp dịch vụ soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Bạn vui lòng tham khảo quy trình cung cấp dịch vụ tại:
QUY TRÌNH DỊCH VỤ TƯ VẤN SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG
Quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng là một khoản đầu tư thông minh so với chi phí phải bỏ ra khi có rủi ro pháp lý. Ngoài dịch vụ soạn thảo hợp đồng, doanh nghiệp có thể tham khảo thêm các dịch vụ khác như rà soát hợp đồng, tư vấn đàm phán thương lượng, thực hiện, thanh lý và tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Tham khảo thêm: Biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng