logo-dich-vu-luattq

Mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc cơ quan

Theo Điều 138 BLDS 2015, cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, giải quyết công việc. Nếu bạn cần giải quyết công việc nhưng có việc bận đột xuất mà không thể xử lý được thì có thể sử dụng giấy ủy quyền để ủy quyền cho người khác thay thế mình đi giải quyết công việc đó. Dưới đây là hướng dẫn mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc của Chuyên Tư Vấn Luật chia sẻ nhé.

Mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc

Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc cơ quan

Mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc

Mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc

Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc cơ quan

Giấy ủy quyền là gì?

Giấy ủy quyền giải quyết công việc là một văn bản pháp lý được sử dụng trong các trường hợp người ủy quyền không thể có mặt tại cơ quan, đơn vị để ký các loại hợp đồng, giấy tờ (công văn, quyết định…) hoặc giải quyết các công việc nào đó thì sẽ ủy quyền cho một cá nhân để ký thay các văn bản giấy tờ và giải quyết các công việc cần thiết phải có sự can thiệp của người ủy quyền.

Để chứng minh người được ủy quyền có thể thay mặt ký các văn bản, giấy tờ và giải quyết các công việc là có giá trị pháp luật thì cần phải có một bản Giấy ủy quyền do người ủy quyền ký. Giấy ủy quyền phải được công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật.

Trong giấy ủy quyền ghi rõ nhiệm vụ, quyền hạn của người được ủy quyền, những nội dung văn bản giấy tờ được ký, những công việc mà người được ủy quyền có thể thay mặt người ủy quyền giải quyết và xử lý.

Các trường hợp không được ủy quyền trong Tố tụng dân sự

Không phải trong mọi trường hợp cá nhân, pháp nhân đều có thể thực hiện việc ủy quyền. Trong những trường hợp cụ thể, chính cá nhân, pháp nhân phải tự mình thực hiện công việc đó. Đây là một số trường hợp không được thực hiện ủy quyền:

  • Đăng ký kết hôn (Theo Điều 8 Quyết định 3814 của Bộ Tư pháp)
  • Ly hôn (khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
  • Công chứng di chúc (khoản 1 Điều 56 Luật Công chứng 2014)
  • Yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 (khoản 2 Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp 2009)
  • Trả lời chất vấn (điểm b khoản 3 Điều 15 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND 2015).
  • Gửi tiền tiết kiệm (Điều 8 Quy chế về tiền tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160 của Ngân hàng nhà nước)
  • Đăng ký nhận cha, mẹ, con (Điều 25 Luật Hộ tịch 2014)
  • Người có quyền, lợi ích đối lập (Điều 87 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)

Nghĩa vụ của các bên trong giấy ủy quyền giải quyết công việc?

Bên ủy quyền trong giấy ủy quyền giải quyết công việc có các nghĩa vụ theo Điều 567 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

  • Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc.
  • Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.
  • Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.

Đọc thêm: Mẫu Đơn Xin Nhập Hộ Khẩu Mới Nhất (Cập Nhật 2022)

Bên được ủy quyền trong giấy ủy quyền giải quyết công việc có các nghĩa vụ theo Điều 565 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

  • Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.
  • Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.
  • Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.
  • Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.
  • Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.

Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Quy định về nghĩa vụ của các bên trong giấy ủy quyền

Quy định về nghĩa vụ của các bên trong giấy ủy quyền

Hướng dẫn viết mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc

Hiện nay, giấy ủy quyền giải quyết công việc được sử dụng rất phổ biến, thông dụng đối với cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp và các công ty. Dưới đây là những thông tin bắt buộc trong giấy ủy quyền giải quyết công việc:

Thứ nhất, Quốc hiệu và tiêu ngữ

Thứ hai, tên của giấy ủy quyền

Có thể viết hoa như sau: GIẤY ỦY QUYỀN GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC

Thứ ba, thông tin của bên ủy quyền và bên được ủy quyền

Tham khảo thêm: Mẫu đơn xin kết hôn của đảng viên

Cần ghi đầy đủ các thông tin như họ và tên, địa chỉ liên hệ, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân kèm theo là ngày cấp và nơi cấp. Các thông tin này là hết sức quan trọng vì nó thể hiện được tư cách pháp lý của bên ủy quyền cũng như bên được ủy quyền.

Thứ tư, nội dung ủy quyền

Nội dung được ủy quyền cần ghi rõ nhiệm vụ, quyền hạn của người được ủy quyền, những nội dung văn bản giấy tờ được ký, những công việc mà người được ủy quyền có thể thay mặt người ủy quyền giải quyết và xử lý.

Thứ năm, cam kết ủy quyền

Cần ghi các nội dung cam kết giữa hai bên khi có tranh chấp phát sinh. Ngoài ra để tránh trường hợp lạm dụng chức năng ủy quyền, người ủy quyền cần ghi rõ thời gian thực hiện ủy quyền.

Thứ sáu, chữ ký của bên bên ủy quyền và bên được ủy quyền

Hai bên ký và ghi rõ họ tên vào giấy ủy quyền giải quyết công việc. Đồng thời chữ ký phải được chứng thực theo quy định pháp luật.

Hiện nay, có rất nhiều mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc trên thị trường. Quý khách muốn giải quyết các công việc một cách tốt nhất cũng như hạn chế được các rủi ro thì có thể liên hệ trực tiếp Chuyên Tư Vấn Luật qua số hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

4.6 (12 bình chọn)

Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn báo mất CMND năm 2022

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !