logo-dich-vu-luattq

Mẫu giấy ủy quyền điều hành công việc

Mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc, mẫu giấy ủy quyền điều hành công việc, giấy ủy quyền giải quyết công việc, mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc cơ quan, mẫu giấy ủy quyền cá nhân, mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc, giấy ủy quyền công ty. Trong các hoạt động phổ biến tại công ty, thường thấy sự xuất hiện của giấy ủy quyền. Vậy giấy ủy quyền là gì?

Giấy ủy quyền được quy định như thế nào? Luật Hùng Sơn sẽ giải đáp cho bạn được hiểu hơn về giấy ủy quyền, cũng như mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc mới nhất hiện nay. Hãy chú ý theo dõi bài viết sau đây nhé.

Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền điều hành công việc

Giấy ủy quyền là gì, ý nghĩa của giấy ủy quyền

Giấy ủy quyền là văn bản pháp lý được sử dụng thường xuyên trong các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan. Giấy ủy quyền ghi nhận việc những chủ thể trên (người ủy quyền) muốn ủy quyền cho tập thể hoặc cá nhân nào đó thực hiện công việc cụ thể (một hoặc vài công việc) trong phạm vi ủy quyền theo quy định pháp luật.

Việc lập giấy ủy quyền có 2 trường hợp là:

  • Ủy quyền đơn phương (không có sự tham gia của bên nhận ủy quyền).
  • Ủy quyền có sự tham gia của bên ủy quyền, bên nhận ủy quyền.

Giấy ủy quyền có ý nghĩa rất quan trọng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Nếu có quá nhiều công việc không thể tự mình xử lý hoặc vì lý do vắng mặt không thể tự mình thực hiện công việc, ủy quyền cho người khác thông qua giấy ủy quyền có thể giúp công việc, hoạt động của cá nhân, tổ chức, công ty trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.

Quy định về giấy ủy quyền hiện hành

Quy định giá trị pháp lý của giấy ủy quyền

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, giấy ủy quyền có giá trị pháp lý trong những trường hợp cụ thể sau đây:

  • Hoạt động ủy quyền cho cá nhân có thể giúp quản lý tài sản của cá nhân vắng mặt, không sinh sống hoặc không có mặt tại nơi cư trú;
  • Hoạt động ủy quyền trong doanh nghiệp theo Điều 83 (về cơ cấu tổ chức của pháp nhân), Điều 85 (về đại diện của pháp nhân) của Bộ luật Dân sự năm 2015;
  • Khi chủ thể ủy quyền là tổ chức, hộ gia đình… ủy quyền cho cá nhân khác để người này làm đại diện thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định của Điều 101 Bộ luật Dân sự năm 2015 (quy định về Chủ thể trong quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân).

Quy định các nội dung giấy ủy quyền

Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về nội dung của giấy ủy quyền, do không bị ràng buộc bởi bất kì nguyên tắc hay quy định nghiêm ngặt nào.

Đồng thời cũng không quy định bên nhận ủy quyền phải đồng ý. Khác với hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc được ghi bên trong giấy ủy quyền.

3 trường hợp đặc biệt về pháp lý ủy quyền

Giấy ủy quyền là văn bản có sự tham gia của người ủy quyền (cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân) và người nhận ủy quyền (cá nhân, tập thể nào đó), ghi nhận việc người nhận ủy quyền làm công việc nhất định. Đây là trường hợp ủy quyền phổ biến trên thực tế cần sử dụng đến mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt về pháp lý ủy quyền như sau:

  • Cha mẹ là người đại diện đối với con dưới 15 tuổi không cần đến giấy ủy quyền;
  • Người có độ tuổi từ 5 đến 18 có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự đó phải do người có độ tuổi từ đủ 18 trở lên xác lập và thực hiện (được quy định tại Khoản 3 Điều 183 Bộ luật Dân sự năm 2015);
  • Giữa vợ và chồng cũng có thể lập biên bản xác nhận giấy ủy quyền với mục đích định đoạt tài sản chung được hình thành trong thời kỳ hôn nhân (được quy định tại Khoản 3 Điều 213 Bộ luật Dân sự năm 2015).

8 trường hợp đặc biệt không được phép ủy quyền

Không hẳn trường hợp nào cũng được phép ủy quyền. Sau đây là 8 trường hợp pháp luật không cho phép lập giấy ủy quyền:

  • Đăng ký kết hôn;
  • Ly hôn;
  • Công chứng di chúc;
  • Yêu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2;
  • Trả lời chất vấn;
  • Gửi tiền tiết kiệm;
  • Đăng ký nhận cha, mẹ, con;
  • Người có quyền, lợi ích đối lập.

Mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc

Luật Hùng Sơn sẽ cung cấp cho bạn một số mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc chính xác và mới nhất hiện nay.

Mẫu giấy ủy quyền công ty cho công ty

Công ty ……….…..Số:……/UQ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày …..tháng…..năm 20…

GIẤY UỶ QUYỀN

Hôm nay, tại trụ sở Công ty ……….., chúng tôi gồm

Bên uỷ quyền: Công ty………………………………………………………………..

Số Chứng minh nhân dân số …………. do Công an Công an ……… cấp ngày …./…./….

Chức danh: …………………………………………………………………………….

Là người đại diện theo pháp luật của Công ty …….…….. – Giấy ĐKKD số: ………….. do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch Đầu tư …………(tên tỉnh/thành phố cấp) cấp lần thứ …. ngày ….. tháng …. năm …….

Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………….

Đại diện bởi:………………….Chức vụ:………………………………………………..

Bên được uỷ quyền: Công ty………………………………………………………………….

Số Chứng minh nhân dân số …………. do Công an Công an ……… cấp ngày …./…./….

Chức danh: ……………………………………………………………………………..

Là người đại diện theo pháp luật của Công ty ……..…….. – Giấy ĐKKD số: ………….. do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch Đầu tư ………….(tên tỉnh/thành phố cấp) cấp lần thứ …. ngày ….. tháng …. năm ……

Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………….

Đại diện bởi:…………………………….Chức vụ:……………………………………..

Bằng giấy ủy quyền này Bên nhận uỷ quyền được quyền thay mặt tôi nhân danh Công ty ………………………….. thực hiện các công việc sau:

  1. Làm việc với đại diện của Ngân hàng …..về vấn đề phong tỏa tài khoản của Công ty …………….. tại Ngân hàng ……………… – Chi nhánh ……………………………………………………………………………………
  2. Làm việc với các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến sự việc nêu tại điểm 1 của Giấy uỷ quyền này..

Giấy uỷ quyền này có hiệu lực từ ngày ký trên đây đến khi Bên Uỷ quyền có văn bản huỷ Giấy uỷ quyền này.

Chúng tôi, bao gồm Bên uỷ quyền và Bên nhận uỷ quyền cùng cam kết sẽ thực hiện đúng và không có khiếu kiện gì về các nội dung trong Giấy uỷ quyền này.

BÊN ỦY QUYỀN

(Ký, họ tên)

BÊN NHẬN ỦY QUYỀN

(Ký, họ tên)

Mẫu giấy ủy quyền công ty cho cá nhân

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————

GIẤY ỦY QUYỀN

Bên ủy quyền (Bên A):

Ông/bà: …………………………………………………………………………………………………………….

Là người đại diện theo pháp luật của: Công ty ………………………………………………………

Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………………..

Bên nhận ủy quyền (Bên B):

Ông/bà: …………………………………………………………………………………………………………….

Ngày sinh: ………………………………………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân số: …………………………………………………………………………………..

Nơi cấp: ……………………………………………………………………………………………………………

Ngày cấp: …………………………………………………………………………………………………………

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………

Nơi ở hiện tại: …………………………………………………………………………………………………..

Điều 1: Nội dung và phạm vi ủy quyền

Bên A sẽ ủy quyền cho bên B thực hiện các công việc sau đây:

  1. ……………………………………………………………………………………………………………………..
  2. ……………………………………………………………………………………………………………………..
  3. ……………………………………………………………………………………………………………………..

Điều 2: Thời hạn ủy quyền

Kể từ ngày … tháng … năm …

Điều 3: Nghĩa vụ của các bên

Tham khảo thêm: Mẫu giấy mượn tiền không lãi

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam đoan sau đây:

  1. Bên A chịu trách nhiệm cho bên B thực hiện trong phạm vi ủy quyền
  2. Bên B thực hiện công việc theo ủy quyền phải báo cáo cho bên A về việc thực hiện công việc nêu trên
  3. Việc giao kết giấy ủy quyền này là hoàn toàn tự nguyện và không bị lừa dối hoặc ép buộc
  4. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong giấy ủy quyền này

Điều 4: Điều khoản cuối cùng

  1. Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết giấy ủy quyền này
  2. Hai bên đã tự đọc Giấy ủy quyền, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong giấy và ký vào giấy ủy quyền này
  3. Giấy này có hiệu lực kể từ ngày hai bên ký.

……………….., ngày … tháng … năm …

BÊN ỦY QUYỀN

(Ký, họ tên)

BÊN NHẬN ỦY QUYỀN

(Ký, họ tên)

Mẫu giấy ủy quyền công ty cho chi nhánh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

GIẤY ỦY QUYỀN

(V/v ủy quyền giám đốc chi nhánh)

Căn cứ ……………………………………………………………………………………………………………. ;

Căn cứ ……………………………………………………………………………………………………………. ;

Căn cứ Điều lệ của Công ty ………………………………………………………………………………. ;

Căn cứ Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh Công ty ………………………………. ;

Hôm nay, ngày… tháng … năm …, chúng tôi gồm có:

1. Bên ủy quyền

Họ và tên : ………………………………. Sinh ngày : …/…/..… Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú : …………………………………….. Chỗ ở hiện tại : …………………………………….. Chức vụ : Giám đốc Chứng minh nhân dân số : …… do Công an TP ……. cấp ngày …/…/20… Quốc tịch : Việt Nam

2. Bên nhận ủy quyền

Họ và tên : ………………………………. Sinh ngày : …/…/..… Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú : ………………………………… Chỗ ở hiện tại : ……………………………….. Chức vụ : Giám đốc Chứng minh nhân dân số : …… do Công an TP ……. cấp ngày …/…/20… Quốc tịch : Việt Nam

3. Nội dung ủy quyền

Bằng giấy ủy quyền này Bên nhận ủy quyền được quyền thay mặt Bên ủy quyền thực hiện các công việc sau:

Điều 1. Nội dung ủy quyền:

(1) Bên nhận ủy quyền được thay mặt Bên ủy quyền ký kết hợp đồng lao động với người lao động làm việc tại Chi nhánh Công ty …..……………….(“Chi Nhánh”) theo quy định của pháp luật về lao động. Việc ký kết hợp đồng lao động giữa Bên nhận ủy quyền và người lao động theo quy định tại Điều 1 trên đây phải tuân thủ các điều kiện sau:

  • Đối với trường hợp ký kết hợp đồng lao động với người lao động làm việc tại các vị trí Phó giám đốc Chi Nhánh, Giám đốc tài chính và Kế toán của Chi Nhánh, Bên nhận ủy quyền chỉ được ký kết hợp đồng lao động sau khi đã báo cáo và nhận được sự đồng ý của Bên ủy quyền theo trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng lao động quy định tại Quy Chế Tổ Chức Và Hoạt Động Của Chi Nhánh.
  • Đối với trường hợp ký kết hợp đồng lao động với những người lao động khác của Chi Nhánh, Bên nhận ủy quyền chỉ được ký kết hợp đồng lao động sau khi đã thông báo cho Bên ủy quyền theo trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng lao động quy định tại Quy Chế Tổ Chức Và Hoạt Động Của Chi Nhánh.

(2) Bên nhận ủy quyền đại diện Công ty ……. mở các tài khoản giao dịch phù hợp theo quy định trong Biên bản họp hội đồng quản trị số … ký ngày … tháng … năm 2016.

(3) Bên nhận ủy quyền thay mặt Bên ủy quyền ký kết các hợp đồng kinh tế và các giao dịch khác liên quan theo phạm vi hoạt động đã được đăng ký của chi nhánh Công ty …..

(4) Bên nhận ủy quyền thay mặt Bên ủy quyền ký kết các hồ sơ kê khai thuế theo quy định của pháp luật;

Điều 2. Thời hạn ủy quyền:

Thời hạn ủy quyền là 01 (một) năm, kể từ ngày …… tháng … năm …. đến ngày ……. tháng … năm ……….

Thời hạn ủy quyền trên đây có thể được gia hạn tùy theo quyết định của Bên ủy quyền.

Điều 3. Bên nhận ủy quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho Công Ty trong trường hợp giao kết các nội dung trái với thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Giấy Uỷ quyền này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi hết thời hạn ủy quyền theo quy định tại Điều 2 trên đây, trừ khi Bên ủy quyền có quyết định hủy bỏ trước thời hạn. Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên; Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.

Giấy ủy quyền trên được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ 01 (một) bản./.

BÊN ỦY QUYỀN

(Ký, họ tên)

BÊN NHẬN ỦY QUYỀN

(Ký, họ tên)

Mẫu giấy ủy quyền công ty bằng tiếng anh

Socialist Republic Of Vietnam

Independence – Freedom – Happiness

—-oo0oo—-

LETTER OF AUTHORIZATION

Mandator (“hereinafter referred to as “We”)

Name: ……………………………………………………………………………………………………………….

Date of birth: ……………………………………………………………………………………………………..

ID No.: ……………………………………………………………………………………………………………..

Current residence address: …………………………………………………………………………………..

Be legal representative of ……………………………………………………………………………………

Business Registration Certificate No. …………………………………………………………………..

I hereby authorize the Attorney:

Name: ……………………………………………………………………………………………………………….

Date of birth: ……………………………………………………………………………………………………..

ID No.: ……………………………………………………………………………………………………………..

Place of issue: ……………………………………………………………………………………………………

Date of issue: …………………………………………………………………………………………………….

Current residence address: …………………………………………………………………………………..

The Principal authorizes Mr/Ms:……………………………… to carry out the following tasks:

1 ……………………………………………………………………………………………………………………..

2……………………………………………………………………………………………………………………….

3……………………………………………………………………………………………………………………….

Tham khảo thêm: Biên bản giao nhận tài sản cố định

4……………………………………………………………………………………………………………………….

5……………………………………………………………………………………………………………………….

Article 1: The term of authorization

From the official assigned date till when this authorization document shall be replaced with another one.

Article 2: Obligations of parties

The Principal and the Attorney shall be responsible for the following commitments:

  1. The Principal shall be liable for undertakings given by the attorney within the scope of the authorization.
  2. The Attorney shall report fully on the performance of the authorized act to the Principal.
  3. This agreement of authorization shall be made on the basis of voluntarily entering of parties.
  4. The Principal and The Attorney guarantee to fulfill all of the regulations hereof.

Article 3: Other terms

  1. Parties confirm to understand clearly about the rights,the obligations and benefits of each other, and the legal consequences of such written authorization.
  2. Parties have been read, understood clearly and accepted all the terms hereof, and finally signed in such a document.
  3. Such authorization documents will be in full force from the official assigned date.

Principal Attorney

Mẫu giấy ủy quyền cá nhân cho cá nhân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————-

GIẤY ỦY QUYỀN

Căn cứ ……………………………………………………………………………………………………………;

Căn cứ …………………………………………………………………………………………………………..;

……………… , ngày …… tháng …… năm 20……. ; chúng tôi gồm có:

1. BÊN ỦY QUYỀN:

Họ tên: …………………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………..

Số CMND: ………………………………. cấp ngày: ……………………. nơi cấp: ………………………………………………………………………………………………………………………..

Quốc tịch: ………………………………………………………………………………………………………..

2. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN:

Họ tên: …………………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………

Số CMND: …………………………………. cấp ngày: ………………………….. nơi cấp: ………………………………………………………………………………………………………………………..

Quốc tịch: ………………………………………………………………………………………………………..

3. NỘI DUNG ỦY QUYỀN:

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

4. CAM KẾT

  1. Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.
  2. Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.

Giấy ủy quyền trên được lập thành ………. bản, mỗi bên giữ ……… bản.

BÊN ỦY QUYỀN

(Ký, họ tên)

BÊN NHẬN ỦY QUYỀN

(Ký, họ tên)

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

Một số lưu ý khi viết giấy ủy quyền

Một giấy ủy quyền hoàn chỉnh khi đáp ứng đầy đủ chữ ký và các thông tin quan trọng về nhân thân như họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư nhân dân, địa chỉ thường trú, nơi ở hiện tại, số điện thoại…

Căn cứ có thể được soạn thảo trong giấy ủy quyền hoặc không (không bắt buộc). Nếu muốn soạn thảo giấy ủy quyền, và có nêu căn cứ thì nên chú ý đến căn cứ phải chính xác, có liên quan đến nội dung công việc thực hiện.

Đối với phạm vi ủy quyền, cần thể hiện được những công việc cụ thể cần thực hiện. Khi được ủy quyền thì người nhận ủy quyền sẽ phải ký tên vào tất cả các loại giấy tờ có liên quan, sau đó nộp thuế cùng các chi phí khác.

Thời hạn ủy quyền phải nêu rõ số ngày tháng cụ thể. Đôi khi, trong giấy ủy quyền cũng có thể thời hạn đến khi hoàn thành xong công việc.

Ngoài ra, trên đây chỉ là một số mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc tham khảo. Khi bạn cần đến giấy ủy quyền, hãy nên chú ý đến bố cục của giấy ủy quyền cũng như tham khảo cách viết giấy ủy quyền theo đúng chuẩn mực pháp luật đề ra, nhằm đạt được sự thuận lợi nhất định đối với công việc thực hiện.

Giải đáp 6 câu hỏi về giấy ủy quyền

Giấy ủy quyền như thế nào là hợp pháp?

Trước hết, Giấy ủy quyền muốn hợp pháp thì phải có nội dung không trái với những nguyên tắc cơ bản (được ghi nhận cụ thể tại Điều 3 của Bộ luật Dân sự năm 2015) như sau:

  • Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; đều được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản;
  • Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng;
  • Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của mình một cách trung thực, có thiện chí;
  • Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác;
  • Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

Ngoài ra, điều kiện đủ để Giấy ủy quyền hợp pháp là hình thức. Thông thường, hình thức của giấy ủy quyền sẽ do các bên tự do thỏa thuận trong khuôn khổ pháp luật quy định. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp hướng dẫn về giấy ủy quyền, ví dụ một số trường hợp cụ thể như sau:

  • Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ: việc ủy quyền tiến hành các thủ tục có liên quan đến việc xác lập, sửa đổi, duy trì, gia hạn, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ phải được lập thành giấy ủy quyền;
  • Theo quy định tại Thông tư số 15/2014/TT-BCA về đăng ký xe: Người được ủy quyền đến đăng ký xe phải xuất trình tại cơ quan có thẩm quyền Chứng minh nhân dân của mình; nộp giấy ủy quyền đã được chứng thực bởi Ủy ban nhân dân cấp xã (phường, xã, thị trấn) hoặc được xác nhận bởi cơ quan, đơn vị công tác.

Giấy ủy quyền có cần công chứng không?

Pháp luật không quy định cụ thể giấy ủy quyền có cần công chứng hay không. Tuy nhiên việc công chứng giấy ủy quyền còn phụ thuộc vào công việc thực hiện là gì. Các trường hợp lập giấy ủy quyền sau đây đều phải công chứng theo quy định:

  • Giấy ủy quyền được xác lập theo quan hệ ủy quyền vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc là xác lập theo quan hệ ủy quyền vợ chồng bên mang thai hộ cho nhau về việc đại diện cho nhau để tham gia ký kết thỏa thuận về việc mang thai hộ;
  • Giấy ủy quyền cho người khác thay mình để thực hiện yêu cầu được cấp bản sao trích lục của giấy khai sinh, sổ hộ khẩu…

Như vậy, phải xác định rõ trường hợp ủy quyền đó chịu sự điều chỉnh của văn bản pháp luật nào, để xác định cụ thể xem trong trường hợp lập giấy ủy quyền có cần công chứng không.

Giấy ủy quyền có thời hạn bao lâu?

Theo quy định tại Điều 563 Bộ luật Dân sự năm 2015, thời hạn ủy quyền sẽ do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Nếu như không có thỏa thuận và pháp luật cũng không có quy định thì hợp đồng ủy quyền sẽ có hiệu lực là 1 năm, kể từ ngày xác lập ủy quyền.

Như vậy, thời hạn của giấy ủy quyền được các bên thỏa thuận và điền trong giấy ủy quyền. Tuy nhiên, nếu các bên không thỏa thuận về thời hạn của giấy ủy quyền, pháp luật cũng không quy định khác thì thời hạn của giấy ủy quyền là 1 năm.

Làm giấy ủy quyền cần giấy tờ gì?

Thông thường, làm giấy ủy quyền không cần đến các loại giấy tờ khác, một số cần đến với giá trị tham khảo để điền đầy đủ và chi tiết thông tin vào giấy ủy quyền. Tuy nhiên, khi công chứng giấy ủy quyền theo một số quy định cụ thể thì cần đến các loại giấy tờ, tài liệu khác.

Ví dụ về giấy tờ bên ủy quyền cần cung cấp tại tổ chức hành nghề công chứng:

Nếu bên ủy quyền là cá nhân:

  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu từ trước đến thời điểm lập giấy ủy quyền vẫn còn độc thân);
  • Bản án ly hôn và giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu đã ly hôn);
  • Chứng tử của chồng hoặc vợ và Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu chồng hoặc vợ đã chết);
  • Giấy tờ chứng minh cho tài sản riêng được tặng cho riêng, được thừa kế riêng, hoặc là có thỏa thuận, bản án phân chia tài sản;

Nếu bên ủy quyền là pháp nhân:

  • Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu của pháp nhân đó; hoặc thay bằng giấy ủy quyền đại diện của pháp nhân nếu ủy quyền;
  • Giấy tờ tùy thân của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.

Ví dụ về giấy tờ bên nhận ủy quyền cần cung cấp:

  • Giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu còn hiệu lực);
  • Hộ khẩu;
  • Phiếu yêu cầu công chứng.

Làm giấy ủy quyền ở đâu?

Giấy ủy quyền cần được công chứng, chứng thực trong một số trường hợp theo quy định.

  • Việc chứng thực giấy ủy quyền sẽ được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Tư pháp;
  • Việc công chứng giấy ủy quyền sẽ được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng bao gồm văn phòng công chứng, phòng công chứng.

Giấy ủy quyền hết hiệu lực khi nào?

Giấy ủy quyền sẽ hết hiệu lực theo thời hạn đã được các bên thỏa thuận về ghi trong giấy ủy quyền. Tuy nhiên, nếu các bên không có thỏa thuận, và pháp luật cũng không có quy định cụ thể thì 1 năm sau khi giấy ủy quyền được lập sẽ hết hiệu lực.

Trên đây là một số quy định pháp luật về giấy ủy quyền và một số mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc mới nhất hiện nay. Nếu như bạn đọc có còn thắc mắc gì khác về vấn đề này, hoặc có vướng mắc về vấn đề pháp lý nào khác, hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để nhận được sự hỗ trợ tư vấn chi tiết và cụ thể.

Đọc thêm: Mẫu đơn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !