Công ty luật Dương Gia xin gửi đến bạn Mẫu hợp đồng cầm cố tài sản, cầm cố đất đai, cầm cố xe mới nhất. Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Cầm cố là việc một bên giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên kia để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Vì vậy hợp đồng cầm cố ra đời để đảm bảo cho quyền và nghĩa vụ của các bên được bảo đảm. Thực tế, các cửa hàng hay bên cầm cố tài sản tại Việt Nam thực hiện vấn đề ký kết này khá sơ sài. Với tính chất quan trọng của nó, Luật Dương Gia sẽ cung cấp mẫu và hướng dẫn cách viết hợp đồng cầm cố tài sản, đất đai, xe máy sao cho đúng theo quy định của pháp luật, đảm bảo đầy đủ quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giao dịch, để tránh những tranh chấp xảy ra.
Xem thêm: Mẫu giấy cầm cố nhà đất
Nội dung chính
1. Mẫu hợp đồng cầm cố tài sản
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————-
MẪU HỢP ĐỒNG CẦM CỐ TÀI SẢN
Tại Phòng Công chứng số…………thành phố Hồ Chí Minh (Trường hợp việc công chứng được thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện Công chứng và Phòng Công chứng), chúng tôi gồm có
Bên cầm cố tài sản (sau đây gọi là bên A):
Ông(Bà):…
Sinh ngày…
Xem thêm: Phân biệt giữa thế chấp và cầm cố – Các điểm giống và khác nhau?
Chứng minh nhân dân số:…….cấp ngày…….tháng…….năm……..tại ……..
Hộ khẩu thường trú (truờng hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi Đăng ký tạm trú): …..
Có thể chọn một trong các chủ thể sau:
1. Chủ thể là vợ chồng:
Ông : …..
Sinh ngày:…….
Chứng minh nhân dân số:…….. cấp ngày……tại…….
Hộ khẩu thường trú: …..
Xem thêm: Cầm giữ tài sản là gì? Phân biệt cầm cố tài sản và cầm giữ tài sản?
Cùng vợ là bà: …..
Sinh ngày:……
Chứng minh nhân dân số:………………. cấp ngày….tại……….
Hộ khẩu thường trú:…..
(Trường hợp vợ chồng có hộ khẩu thường trú khác nhau, thì ghi hộ khẩu thường trú của từng người).
2. Chủ thể là hộ gia đình:
Họ và tên chủ hộ: ……….
Sinh ngày:………
Xem thêm: Một số điều cần lưu ý đối với biện pháp bảo đảm cầm cố
Chứng minh nhân dân số:……..cấp ngày……tại…………
Hộ khẩu thường trú:…..
Các thành viên của hộ gia đình:
Họ và tên:……..
Sinh ngày:……..
Chứng minh nhân dân số:……….. cấp ngày……….tại……..
Hộ khẩu thường trú:………
* Trong trường hợp các chủ thể nêu trên có đại diện thì ghi:
Xem thêm: Cầm cố Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Họ và tên người đại diện:…..
Sinh ngày:………..
Chứng minh nhân dân số:………… cấp ngày…………tại……
Hộ khẩu thường trú:…
Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số: ………………ngày ……………….do ……………………..lập.
3. Chủ thể là tổ chức:
Tên tổ chức: ……..
Trụ sở: …..
Xem thêm: Có được cầm cố giấy tờ cá nhân, giấy tờ tùy thân không?
Quyết định thành lập số:…….. ngày…….. tháng …… năm…….do …… cấp.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:…..ngày….. tháng …… năm…….do ………… cấp.
Số Fax: …….. Số điện thoại:…….
Họ và tên người đại diện: …..
Chức vụ: …..
Sinh ngày:…..
Chứng minh nhân dân số:…….. cấp ngày…………….tại……………….
Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số: …… ngày …….do …..lập.
Xem thêm: Mang sổ đỏ đi cầm cố rồi báo mất làm lại có phạm tội không?
Bên nhận cầm cố tài sản (sau đây gọi là bên B):
(Chọn một trong các chủ thể nêu trên):……
Hai bên đồng ý thực hiện việc cầm cố tài sản với những thoả thuận sau đây:
ĐIỀU 1. NGHĨA VỤ ĐƯỢC BẢO ĐẢM
1. Bên A đồng ý cầm cố tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bên B (bao gồm: nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn và phí).
2. Số tiền mà bên B cho bên A vay là: ………… đ (bằng chữ:………..đồng).
Các điều kiện chi tiết về việc cho vay số tiền nêu trên đã được ghi cụ thể trong Hợp đồng tín dụng.
ĐIỀU 2. TÀI SẢN CẦM CỐ
Xem thêm: Biện pháp cầm cố tài sản
1. Tài sản cầm cố là …………., có đặc điểm như sau:
2. Theo …..
thì bên A là chủ sở hữu của tài sản cầm cố nêu trên.
3. Hai bên thỏa thuận tài sản cầm cố sẽ do Bên …… giữ
(Nếu hai bên thỏa thuận giao tài sản cầm cố cho người thứ ba giữ thì ghi rõ chi tiết về bên giữ tài sản)……
ĐIỀU 3. GIÁ TRỊ TÀI SẢN CẦM CỐ
1. Giá trị của tài sản cầm cố nêu trên là: …….. đ (bằng chữ: ………………… đồng)
2. Việc xác định giá trị của tài sản cầm cố nêu trên chỉ để làm cơ sở xác định mức cho vay của bên B, không áp dụng khi xử lý tài sản để thu hồi nợ.
Xem thêm: Khách thuê xe mang đi cầm cố rồi bỏ trốn thì xử lý như thế nào?
ĐIỀU 4. NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A
1. Nghĩa vụ của bên A:
– Giao tài sản cầm cố nêu trên cho bên B theo đúng thoả thuận; nếu có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố, thì phải giao cho bên B bản gốc giấy tờ đó, trong trường hợp có thoả thuận khác;
– Báo cho bên B về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có;
– Đăng ký việc cầm cố nếu tài sản cầm cố phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật;
– Thanh toán cho bên B chi phí cần thiết để bảo quản, giữ gỡn tài sản cầm cố, trõ trường hợp có thoả thuận khác;
-Trong trường hợp vẫn giữ tài sản cầm cố, thì phải bảo quản, không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn và chỉ được sử dụng tài sản cầm cố, nếu được sự đồng ý của bên B; nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị, thì bên A không được tiếp tục sử dụng theo yêu cầu của bên B;
2. Quyền của bên A
Xem thêm: Các phương thức, hình thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
– Yêu cầu bên B đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố, nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm giá trị;
– Yêu cầu bên B giữ tài sản cầm cố hoặc người thứ ba giữ tài sản cầm cố hoàn trả tài sản cầm cố sau khi nghĩa vụ đó được thực hiện; nếu bên B chỉ nhận giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố, thì yêu cầu hoàn trả giấy tờ đó;
– Yêu cầu bên B giữ tài sản cầm cố hoặc người thứ ba giữ tài sản cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố hoặc các giấy tờ về tài sản cầm cố.
ĐIỀU 5. NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B
1. Nghĩa vụ của bên B :
– Giữ gìn, bảo quản tài sản cầm cố và các giấy tờ về tài sản cầm cố nêu trên, trong trường hợp làm mất, hư hỏng, thì phải bồi thường thiệt hại cho bên A;
– Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn hoặc dùng tài sản cầm cố để bảo đảm cho nghĩa vụ khác;
– Không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu không được bên A đồng ý;
Xem thêm: Cầm cố tài sản là gì? Quy định về hợp đồng cầm cố tài sản?
– Trả lại tài sản cầm cố và các giấy tờ về tài sản cầm cố nêu trên cho bên A khi nghĩa vụ bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
2. Quyền của bên B
– Yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố hoàn trả tài sản đó;
– Yêu cầu bên A thực hiện đăng ký việc cầm cố, nếu tài sản cầm cố phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
– Yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đó thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ, nếu bên A không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;
– Được khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thoả thuận;
– Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên A.
ĐIỀU 6. VIỆC NỘP LỆ PHÍ CÔNG CHỨNG
Xem thêm: Trách nhiệm đối với hành vi lừa mượn xe đi cầm cố
Tìm hiểu thêm: Biên bản bàn giao tiền mặt
Bên ……………….. chịu trách nhiệm nộp lệ phí công chứng Hợp đồng này.
ĐIỀU 7. XỬ LÝ TÀI SẢN CẦM CỐ
1. Trong trường hợp hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà bên A không trả hoặc trả không hết nợ, thì bên B có quyền yêu cầu xử lý tài sản cầm cố nêu trên theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ với phương thức:
Chọn một hoặc một số phương thức sau đây:
– Bán đấu giá tài sản cầm cố
– Bên B nhận chính tài sản cầm cố để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm
– Bên B được nhận trực tiếp các khoản tiền hoặc tài sản từ bên thứ ba trong trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc tài sản cho bên A
2. Việc xử lý tài sản cầm cố nêu trên được thực hiện để thanh toán cho bên B theo thứ tự nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn, các khoản phí khác (nếu có), sau khi đã trõ đi các chi phí bảo quản, chi phí bán đấu giá và các chi phí khác có liên quan đến việc xử lý tài sản cầm cố.
Xem thêm: Đòi lại xe vì nhận cầm cố không chính chủ
ĐIỀU 8. PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 9. CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
1. Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
– Bên A cam đoan:
– Những thông tin về nhân thân và về tài sản cầm cố đã ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;
– Tài sản cầm cố nêu trên không có tranh chấp;
– Tài sản cầm cố không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật;
Xem thêm: Nhận cầm cố tài sản mà không có giấy tờ sở hữu
– Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;
– Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này;
– Các cam đoan khác…
2. Bên B cam đoan:
– Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;
– Đã xem xét kỹ, biết rõ về tài sản cầm cố nêu trên và các giấy tờ về tài sản cầm cố, đồng ý cho bên A vay số tiền nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này;
– Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;
– Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này;
Xem thêm: Lấy xe người khác đi cầm cố phạm tội gì?
– Các cam đoan khác…
ĐIỀU 10. ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
1. Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này.
2. Hai bên đã đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của công chứng viên.
Hoặc chọn một trong các trường hợp sau đây:
– Hai bên đã đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của công chứng viên.
– Hai bên đã đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của công chứng viên.
– Hai bên đã nghe công chứng viên đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của công chứng viên.
Xem thêm: Tố cáo người có hành vi tự ý cầm cố tài sản người khác
– Hai bên đã nghe công chứng viên đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của công chứng viên.
– Hai bên đã nghe công chứng viên đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của công chứng viên.
– Hai bên đó nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đó hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;
– Hai bên đó nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đó hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;
– Hai bên đó nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đó hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;
3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ……..
BÊN A BÊN B
Ngày………tháng………..năm………….. (bằng chữ …………) LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
Xem thêm: Hạn mức cầm cố cổ phiếu
(Trường hợp công chứng ngoài giờ làm việc hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, thì ghi thêm giờ, phút và cũng ghi bằng chữ trong dấu ngoặc đơn)
tại Phòng Công chứng số……… thành phố Hồ Chí Minh
(Trường hợp việc công chứng được thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện công chứng và Phòng Công chứng)
Tôi…..….., Công chứng viên Phòng Công chứng số………thành phố Hồ Chí Minh
Chứng nhận:
Hợp đồng cầm cố tài sản được giao kết giữa bên A là……
và bên B là ………; các bên đã tự nguyện thoả thuận giao kết hợp đồng và cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung hợp đồng;
– Tại thời điểm công chứng, các bên đã giao kết hợp đồng có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;
Xem thêm: Nhận cầm cố xe có giấy tờ giả có vi phạm pháp luật không?
– Nội dung thoả thuận của các bên trong hợp đồng phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội;
– Các bên giao kết đã đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong hợp đồng và đã ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
Hoặc chọn một trong các trường hợp sau:
– Các bên giao kết đã đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong hợp đồng và đã ký và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
– Các bên giao kết đã đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong hợp đồng và đã điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
– Các bên giao kết đã nghe công chứng viên đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong hợp đồng và đã ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
– Các bên giao kết đã nghe công chứng viên đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong hợp đồng và đã ký và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
– Các bên giao kết đã nghe công chứng viên đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong hợp đồng và đã điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
Xem thêm: Tự ý mang xe người khác đi cầm cố có phạm tội không?
– Các bên giao kết đó nghe người làm chứng đọc Hợp đồng này, đó đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng đó ký và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
– Các bên giao kết đó nghe người làm chứng đọc Hợp đồng này, đó đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng và đó điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
– Các bên giao kết đó nghe người làm chứng đọc Hợp đồng này, đó đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng và đó ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
– Hợp đồng này được lập thành ………. bản chính (mỗi bản chính gồm ……… tờ, ……..trang), cấp cho:
+ Bên A ….. bản chính;
+ Bên B ….. bản chính;
+ Lưu tại Phòng Công chứng một bản chính.
Số công chứng …, quyển số ……….TP/CC-SCC/HĐGD.
Xem thêm: Các tài sản được phép cầm cố? Xử lý tài sản cầm cố như thế nào?
Công chứng viên
(ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
– Lưu ý khi soạn hợp đồng cầm cố tài sản, cầm cố đất đai, cầm cố xe máy
+ Về hai bên: phải ghi rõ, đầy đủ thông tin của các bên tham gia trong hợp đồng cầm cố.
+ Về nghĩa vụ của hai bên: phải ghi rõ ràng và đầy đủ để đảm bảo trong mọi trường hợp đều có thể giải quyết tranh chấp phát sinh.
+ Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng cầm có, chữ ký và ghi rõ họ tên phải ghi đầy đủ và rõ ràng.
2. Quy định của pháp luật về cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Cầm cố tài sản là phương pháp giao dịch bảo đảm thường thấy trong giao dịch dân sự.
1. Quy định chung
Xem thêm: Lấy điện thoại người khác mang đi cầm cố có phạm tội không?
Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.
Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố, thời hạn cầm cố tài sản do các bên thỏa thuận.Trong trường hợp không có thoả thuận thì thời hạn cầm cố được tính cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố.
Sau khi nhận chuyển giao tài sản cầm cố, bên nhận cầm cố trực tiếp giữ tài sản hoặc uỷ quyền cho người thứ ba giữ tài sản; trường hợp uỷ quyền cho người thứ ba giữ tài sản thì bên nhận cầm cố vẫn phải chịu trách nhiệm trước bên cầm cố về việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 332 “Bộ luật dân sự năm 2015” và nghĩa vụ khác theo thoả thuận với bên cầm cố.
2. Quyền và nghĩa vụ của các bên
2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản
Nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản
Bên cầm cố tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
+) Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thoả thuận;
Xem thêm: Cầm cố trái phiếu chính phủ?
+) Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trong trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền huỷ hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố;
+) Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Quyền của bên cầm cố tài sản
Bên cầm cố tài sản có các quyền sau đây:
+) Yêu cầu bên nhận cầm cố đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 333 của Bộ luật Dân sự năm 2005, nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;
+) Được bán tài sản cầm cố, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý;
+) Được thay thế tài sản cầm cố bằng một tài sản khác nếu có thỏa thuận;
+) Yêu cầu bên nhận cầm cố giữ tài sản cầm cố trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;
Xem thêm: Mượn xe của bạn đi cầm cố bị xử lý như thế nào?
+) Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.
2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản
Đọc thêm: Mẫu phiếu xác minh hộ khẩu, nhân khẩu mới nhất năm 2022
Nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản
Bên nhận cầm cố tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
+) Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố;
+) Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố; không được đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác;
+) Không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu không được bên cầm cố đồng ý;
+) Trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
Xem thêm: So sánh cầm đồ và cầm cố
Chú ý: Trách nhiệm của bên nhận cầm cố trong trường hợp tài sản cầm cố bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị
+) Trong trường hợp tài sản cầm cố là vật có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì bên nhận cầm cố đang giữ tài sản đó phải thông báo cho bên cầm cố và yêu cầu bên cầm cố cho biết cách giải quyết trong một thời hạn nhất định; nếu hết thời hạn đó mà bên cầm cố không trả lời thì bên nhận cầm cố thực hiện biện pháp cần thiết để ngăn chặn. Bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu bên cầm cố thanh toán các chi phí hợp lý, nếu bên nhận cầm cố không có lỗi trong việc xảy ra nguy cơ đó.
Trường hợp tài sản cầm cố bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị do lỗi của bên nhận cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.
+) Trong trường hợp tài sản cầm cố là vật do người thứ ba giữ mà có nguy cơ bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì quyền và nghĩa vụ giữa người thứ ba và bên nhận cầm cố được thực hiện theo hợp đồng gửi giữ tài sản.
+) Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không áp dụng trong trường hợp vật cầm cố bị hao mòn tự nhiên.
Trách nhiệm của bên nhận cầm cố trong trường hợp bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác
+) Trường hợp bên nhận cầm cố bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác trái với quy định tại khoản 2 Điều 332 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì bên cầm cố có quyền đòi lại tài sản đó và yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra; bên cầm cố không có quyền đòi lại tài sản trong các trường hợp sau đây:
Bên mua, bên nhận trao đổi, bên được tặng cho được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật Dân sự năm 2005;
Xem thêm: Khởi kiện chủ tiệm cầm đồ vì tự ý thanh lý tài sản cầm cố
Bên mua, bên nhận trao đổi tài sản cầm cố là động sản không thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu và ngay tình theo quy định tại Điều 257 Bộ luật Dân sự năm 2005.
+) Trong trường hợp bên cầm cố không có quyền đòi lại tài sản từ bên mua, bên nhận trao đổi, bên được tặng cho theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên nhận cầm cố phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.
Quyền của bên nhận cầm cố tài sản
Bên nhận cầm cố tài sản có các quyền sau đây:
+) Yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó;
+) Yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ;
+) Được khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thoả thuận;
+) Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.
Xem thêm: Cầm cố tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình
Chú ý: Quyền của bên nhận cầm cố trong trường hợp nhận cầm cố vận đơn, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá
+) Trong trường hợp nhận cầm cố vận đơn theo lệnh, vận đơn vô danh (bộ vận đơn đầy đủ) theo quy định tại Điều 89 Bộ luật Hàng hải Việt Nam thì bên nhận cầm cố có quyền đối với hàng hóa ghi trên vận đơn đó.
+) Trong trường hợp nhận cầm cố thẻ tiết kiệm thì bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm phong toả tài khoản tiền gửi tiết kiệm của bên cầm cố.
+) Trong trường hợp nhận cầm cố giấy tờ có giá thì bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu người phát hành giấy tờ có giá hoặc Trung tâm Lưu ký chứng khoán đảm bảo quyền giám sát của bên nhận cầm cố đối với giá trị tài sản ghi trên giấy tờ đó.
Trong trường hợp người phát hành giấy tờ có giá hoặc Trung tâm Lưu ký chứng khoán vi phạm cam kết đảm bảo quyền giám sát của bên nhận cầm cố thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với phần giá trị tài sản ghi trên giấy tờ đó bị giảm sút, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Cầm cố nhiều tài sản, hủy bỏ việc cầm cố tài sản.
Cầm cố nhiều tài sản
Trong trường hợp cầm cố nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ dân sự thì mỗi tài sản được xác định bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận mỗi tài sản bảo đảm thực hiện một phần nghĩa vụ.
Xem thêm: Mượn xe rồi mang đi cầm cố có phạm tội không?
Huỷ bỏ việc cầm cố tài sản
Việc cầm cố tài sản có thể bị huỷ bỏ, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý.
4. Xử lý tài sản cầm cố
Xử lý tài sản cầm cố
Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thoả thuận thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thoả thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố.
Xử lý tài sản cầm cố trong trường hợp có nhiều tài sản cầm cố
Trong trường hợp tài sản được dùng để cầm cố có nhiều vật thì bên nhận cầm cố được chọn tài sản cụ thể để xử lý, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Bên nhận cầm cố chỉ được xử lý số tài sản cần thiết tương ứng với giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm; nếu xử lý quá số tài sản cần thiết và gây ra thiệt hại cho bên cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.
5. Thanh toán tiền bán tài sản cầm cố, chấm dứt cầm cố tài sản và trả lại tài sản cầm cố
Thanh toán tiền bán tài sản cầm cố
Tiền bán tài sản cầm cố được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận cầm cố sau khi trừ chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác có liên quan để xử lý tài sản cầm cố; trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm là khoản vay thì thanh toán cho bên nhận cầm cố theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nếu có; nếu tiền bán còn thừa thì phải trả lại cho bên cầm cố; nếu tiền bán còn thiếu thì bên cầm cố phải trả tiếp phần còn thiếu đó.
Chấm dứt cầm cố tài sản
Việc cầm cố tài sản chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
+) Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;
+) Việc cầm cố tài sản được huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
+) Tài sản cầm cố đã được xử lý;
+) Theo thoả thuận của các bên.
Trả lại tài sản cầm cố
Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 339 của “Bộ luật dân sự 2015” thì tài sản cầm cố, giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, nếu không có thoả thuận khác.
Chú ý: Việc cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ được thực hiện theo các quy định trên và các văn bản khác quy định về hoạt động của cửa hàng cầm đồ.
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cầm cố
Đối với hợp đồng cầm cố thì người cầm cố và người nhận cầm cố có quyền và nghĩa vụ gì? Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin giải đáp thắc mắc cho quý khách về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cầm cố như sau
1. Quyền của người cầm cố:
+ Yêu cầu bên nhận cầm cố đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 333 của “Bộ luật dân sự 2015”;
+ Được bán tài sản cầm cố, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý;
+ Được thay thế tài sản cầm cố bằng một tài sản khác nếu có thỏa thuận;
+ Yêu cầu bên nhận cầm cố giữ tài sản cầm cố trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;
+ Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.
2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản
– Quyền của bên nhận cầm cố:
+ Yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó;
+ Yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ;
+ Được khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thoả thuận;
+ Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.
– Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản
+ Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố;
+ Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố; không được đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác;
+ Không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu không được bên cầm cố đồng ý;
Cần lưu ý rằng, việc sử dụng hay định đoạt tài sản cầm cố của bên nhận cầm cố phải được sự đồng ý của bên cầm cố. Việc sử dụng hay định đoạt ngoài sự thỏa thuận của hai bên là vi phạm hợp đồng và bên nhận cầm cố phải trả lại phần hưởng lợi từ tài sản cầm cố hoặc bồi thường thiệt hại khi sử dụng trái phép tài sản cầm cố cho bên cẩm cố tài sản.
+ Trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
4. Có được phép cầm cố, thế chấp sổ đỏ không?
Tóm tắt câu hỏi:
Anh trai tôi lấy sổ đỏ của gia đình mang đi cầm cố, nay người ta đến đòi tiền nhưng mẹ tôi không trả vì mẹ tôi không mang đi cầm cố dù có đứng tên trong sổ. Vậy, trong trường hợp này, việc cầm cố của anh tôi có giá trị không và gia đình tôi báo mất sổ đỏ vào làm mới có được không?
Luật sư tư vấn:
Theo điều 128 – “Bộ luật dân sự 2015” có quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội.
“Điều 128. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội
Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
Điều 137 bộ luật này cũng quy định về hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu:
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”.
Do đó, trong trường hợp này hành vi lấy sổ đỏ mang đi cầm cố anh trai bạn mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu (mẹ bạn) là trái pháp luật.
Điều 188 – Luật đất đai 2013 quy định:
“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính”.
Theo điểm i – khoản 2 – điều 6 Thông tư số 33/2010/TT-BCA về điều kiện kinh doanh ngành nghề có điều kiện quy định về Dịch vụ cầm đồ:
“- Khi thực hiện dịch vụ cầm đồ chủ cơ sở kinh doanh phải lập hợp đồng theo quy định. Người đến cầm đồ, thế chấp phải xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng để chủ cơ sở kiểm tra, đối chiếu và photocopy lưu lại tại cơ sở.
– Đối với những hàng hóa, tài sản cầm đồ thuộc sở hữu của người thứ ba phải có giấy ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu.
– Không được nhận cầm đồ đối với hàng hóa, tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do các hành vi vi phạm pháp luật mà có.
– Khi có nghi ngờ hàng hóa, tài sản do phạm tội mà có phải thông báo ngay với cơ quan Công an có thẩm quyền kiểm tra, xử lý”.
Như vậy, việc cửa hàng cầm đồ nhận cầm đồ đối với tài sản thuộc sự sở hữu của người thứ 3 mà không có giấy ủy quyền hợp lệ là vi phạm pháp luật. Gia đình bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên giao dịch dân sự vô hiệu giữa anh trai bạn và cửa hàng cầm đồ. Do đó, anh trai bạn và cửa hàng cầm đồ phải trả lại cho nhau những gì đã nhận. Gia đình bạn sẽ nhận lại được sổ đỏ.
Tham khảo thêm: Giấy xác nhận chỗ ở hợp pháp