logo-dich-vu-luattq

Mẫu đơn xin trình bày sự việc

1. Đơn xin trình bày sự việc được viết khi nào?

Trong trường hợp bạn cần khai báo, trình bày một sự việc nào đó lên cơ quan công an hoặc người có thẩm quyền giải quyết, thì bạn cần viết đơn xin trình bày sự việc. Văn bản mà bạn trình bày cần cụ thể, rõ ràng và chi tiết thì bên cơ quan có thẩm quyền hoặc những người có trách nhiệm xử lý sẽ tìm cách xử lý và hướng giải quyết cho bạn. Họ sẽ thông qua lá đơn của bạn, giải quyết sự việc công bằng và công tâm nhất, đảm bảo sự việc của bạn sẽ được giải quyết thỏa đáng.

Bạn có thể trình bày những sự việc mà những người có liên quan gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng, đến bạn hoặc 1 cá nhân nào đó. Bạn là người trực tiếp gây ra vụ việc đó, là người chịu ảnh hưởng hoặc là người chứng kiến vụ việc tận mắt. Bạn cần nêu được mức độ ảnh hưởng của sự việc và trách nhiệm của bản thân trong sự việc đó.

Xem thêm: Mẫu đơn xin trình bày sự việc

Vì vậy, khi có một sự việc nào đó xảy ra, đơn xin trình bày sự việc sẽ được cá nhân viết để trình bày lại những sự việc mà họ nhìn thấy. Nội dung của trình bày sự việc thường đa dạng và phong phú tùy theo sự việc xảy ra. Tuy nhiên, nó vẫn có quy chuẩn nhất định. Các nội dung trong lá đơn cần tuân theo thể thức văn bản đã được Nhà nước quy định rõ ràng.

2. Cách viết đơn trình bày sự việc ra sao?

2.1. Nội dung của đơn trình bày sự việc

Thông thường, đơn trình bày sự việc thường có những nội dung cơ bản sau:

– Quốc hiệu, tiêu ngữ.

– Tên lá đơn.

– Tên người nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền nhận bản tường trình.

– Thông tin cá nhân của người viết đơn trình bày.

– Địa điểm, thời gian và sự việc đã xảy ra trong đơn.

– Thông tin của những người liên quan đến sự việc như: Tham gia, chứng kiến,…

– Diễn biến sự việc cần được trình bày theo thời gian.

– Nguyên nhân xảy ra sự việc đó, mức độ thiệt hại và hậu quả (nếu có).

– Trách nhiệm của những người liên quan đến sự việc.

– Cam kết hoặc đề nghị.

Đọc thêm: Mẫu giấy mượn tiền viết tay

– Ký xác nhận và ghi rõ họ tên của người làm đơn.

2.2. Hướng dẫn cách viết đơn trình bày sự việc

2.2.1. Mở đầu lá đơn trình bày sự việc

Mở đầu lá đơn là quốc hiệu và tiêu ngữ. Đây là văn bản hành chính, bạn cần viết tuân theo thể thức văn bản nên không thể thiếu 2 mục này. Quốc hiệu bạn viết chữ in hoa, in đậm, kiểu chữ thường, cỡ chữ 12 – 13, căn giữa đơn trình bày. Còn tiêu ngữ, bạn trình bày cỡ chữ 13 – 14, viết hoa chữ cái đầu của mỗi cụm từ và mỗi cụm từ cách nhau bởi dấu gạch ngang. Tiêu ngữ bạn cần viết ngay bên dưới quốc hiệu. Dưới quốc hiệu và tiêu ngữ cần có dấu gạch ngang, nét liền.

Tiếp đến là tên lá đơn, bạn ghi to và nổi bật ở chính giữa lá đơn. Bên dưới có thể kể thêm sự việc nếu cần thiết.

“ĐƠN XIN TRÌNH BÀY SỰ VIỆC

(Về việc ………………)”

Mục kính gửi, bạn cần ghi đúng người nhận lá đơn của bạn. Nếu bạn gửi đích danh cho cá nhân nào đó, bạn có thể ghi tên cụ thể của người nhận. Còn nếu bạn gửi cho Bộ công an hoặc một cơ quan có thẩm quyền nào đó, bạn có thể ghi tên của cơ quan, tổ chức nhận đơn đó.

2.2.2. Nội dung lá đơn trình bày sự việc

Phần đầu tiên trong phần giới thiệu, bạn cần viết rõ ràng và chính xác các thông tin cá nhân của mình. Nội dung đó bao gồm: Họ tên đầy đủ theo pháp luật, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, địa chỉ hộ khẩu nơi thường trú hiện tại, nơi ở hiện nay,…

Tiếp đến là nguyên nhân viết lá đơn. Nguyên nhân bạn cần trình bày cụ thể và rõ ràng. Sau đó, bạn trình bày thời gian, địa điểm, nguyên nhân của sự việc, những người có liên quan, thiệt hại và hậu quả,… Bạn cần mô tả chi tiết sự việc xảy ra, kể theo trình tự thời gian để người nhận đơn nắm rõ được vụ việc.

Bạn có thể tham khảo ví dụ về cách trình bày nguyên nhân dưới đây:

“Tôi tiến hành soạn thảo lá đơn này để trình bày, trình báo với quý cơ quan … một sự việc đã diễn ra thực tế như sau:

Đầu tiên:

Vào khoảng thời gian khoảng …giờ… ngày …tháng…năm…. (thời gian xảy ra sự việc)

Tiếp theo đó …… ( Diễn biến xảy ra tiếp theo của sự việc đang trình bày trong đơn)

Khoảng 5 tháng sau ngày giao kết và ký kết các hợp đồng (…./…./…..) sau nhiều lần đã trao đổi và đề nghị, anh/chị …. vẫn có ý định cố tình không thực hiện theo đúng như hợp đồng đã ký kết trước đó đưa ra. Do vậy tôi đã yêu cầu anh/chị triển khai việc thanh lý toàn bộ hợp đồng và trả lại các khoản tiền đã cọc nhưng anh/chị … xin khất rất nhiều lần và cố tình không thực hiện như những gì đã tiến hành cam kết trước đó trong hợp đồng.

Tham khảo thêm: đơn xin xác nhận hộ nghèo

Thứ hai:

Vào quãng thời gian ngày … tháng … năm ….

Tôi thấy anh/chị có nhiều hành vi có dấu hiệu bất thường, khả nghi nên…..

Như vậy, toàn bộ các hành vi của … đều chứng tỏ một điều anh/chị ấy đã có ý định thực hiện việc lừa đảo tôi và Công ty từ trước (………………….. ) để nhằm vào mục đích thực hiện hành vi chiếm đoạt các tài sản đã chuyển giao như trong nội dung hợp đồng đã giao kết trước đó.

Để bảo đảm cho các lợi ích cũng như quyền hợp pháp, chính đáng đầy đủ của tôi và Công ty ………….., cũng như để kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm minh và kịp thời các hành vi với mục đích nhằm xâm hại đến quyền tài sản hợp pháp của của công dân ………………………… (ghi rõ người bị thiệt hại)”

Tiếp đến, bạn trình bày yêu cầu và đề nghị của người làm đơn hoặc người bị thiệt hại. Bạn có thể đề nghị cơ quan xem xét hành vi, vi phạm của cá nhân đó và đề nghị cơ quan có biện pháp xử lý, giải quyết thỏa đáng.

2.2.3. Phần kết lá đơn trình bày sự việc

Cuối đơn, bạn cảm ơn cơ quan có thẩm quyền đã đọc đơn của bạn và kính mong có hướng giải quyết kịp thời.

Bạn cũng cần kèm theo các tài liệu hoặc chứng cứ kèm theo như bản cam kết, bản vi phạm hợp đồng,… để chứng minh và xác thực những gì bạn nêu trong lá đơn của mình là đúng sự thật.

Kết thúc lá đơn, bạn ký và ghi rõ họ tên của mình.

3. Một số lưu ý khi viết đơn xin trình bày sự việc

Các thông tin trong đơn trình bày sự việc của bạn cần ghi cụ thể, rõ ràng và chính xác, không được kể sai sự thật, bao gồm cả những chi tiết nhỏ nhất. Khi những nội dung bạn cung cấp là chính xác, sự việc của bạn sẽ được trình bày nhanh chóng và sớm có hướng giải quyết kịp thời. Nhờ đó, quá trình giải quyết cũng diễn ra một cách thuận lợi.

Các nội dung của sự việc cần được trình bày theo thứ tự thời gian, sự việc nào diễn ra trước thì liệt kê trước, sự việc nào diễn ra sau thì nói sau. Các sự việc trong đơn nên trình bày theo trình tự từ quá khứ cho đến hiện tại.

Bạn cần cung cấp đầy đủ các bằng chứng xác thực trong lá đơn của mình, trình bày nội dung càng rõ ràng, bằng chứng càng xác thực sẽ là một điểm lợi cho bạn.

Các thông tin trong lá đơn bạn cũng cần cung cấp rõ ràng, đặc biệt là địa chỉ liên hệ của bạn để cơ quan chức năng có thể liên hệ khi cần thiết. Ngoài ra, đơn trình bày sự việc của bạn nên nộp trực tiếp tại cơ quan, tránh nộp online hoặc nhờ người khác, để sự việc của bạn được giải quyết nhanh chóng và tránh thất lạc tờ đơn.

Như vậy, nếu bạn có một sự việc nào muốn trình bày, trình báo lên cơ quan chức năng có thẩm quyền, bạn cần trình báo trực tiếp tại cơ quan công an địa phương để giải quyết mau chóng và kịp thời sự việc của bạn. Bên cạnh đó, khi viết đơn xin trình bày sự việc, bạn cần ghi thời gian, địa điểm, nội dung sự việc rõ ràng và cụ thể để cơ quan chức năng có hướng xử lý nhanh chóng nhất.

Đọc thêm: Mẫu đơn xin giấy xác nhận hộ nghèo mới năm 2022

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !