logo-dich-vu-luattq

Mẫu đơn xin nghỉ việc, thôi việc mới nhất

1. Mẫu đơn xin nghỉ việc mới nhất

Luật Minh Khuê giới thiệu mẫu đơn xin nghỉ việc thông dụng, quý khách hàng có thể tải về ở phần đầu bài viết để áp dụng trong từng trường hợp cụ thể:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Xem thêm: Mẫu đơn xin thôi việc

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC

Kính gửi: – Ban giám đốc công ty ……..

– Trưởng phòng Nhân sự

Tôi/Em tên là: Nguyễn Sinh A là nhân viên thuộc bộ phận ……………… đã giao kết hợp đồng lao động với công ty có thời hạn tới ……………………… Song thời gian tới đây vì lý do ……………………. mà tôi/em không thể thu xếp được tiếp tục làm việc tại công ty theo thời hạn đã giao kết trong hợp đồng lao động. Vì vậy, tôi/em viết đơn này kính mong được Ban giám đốc đồng ý cho tôi/em được thôi việc tại Công ty kể từ ngày ….. tháng ….. năm.

Trong suốt thời gian làm việc tại công ty, tôi/em đã nhận được sự tin tưởng, quan tâm và giúp đỡ tận tình của Ban giám đốc, anh/chị quản lý và các đồng nghiệp. Tuy thời gian làm việc không dài song bản thân tôi/em đã có nhiều cơ hội rèn luyện và phát triển bản thân, trau dồi kinh nghiệm trong chuyên môn của mình. Tôi/em thật lòng biết ơn và trân quý khoảng thời gian đã làm việc tại đây.

Tôi/em xin chân thành cảm ơn Quý Công ty đã tin tưởng tôi/em trong suốt thời gian qua và kính chúc Công ty ngày càng phát triển và thành công hơn nữa.

Tôi/em rất mong Ban Giám đốc xem xét và chấp thuận cho tôi/em được phép thôi việc.

Trong khi chờ đơi xự chấp thuận của Ban giám đốc, tôi/em sẽ tiếp tục làm việc nghiêm túc theo phân công công việc.

Tôi/em cam đoan sẽ bàn giao toàn bộ công việc cho anh/chị ….. trước khi nghỉ việc theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng lao động và sự chỉ đạo từ Ban Giám đốc.

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày…… tháng …… năm …..

Người viết đơn

(ký ghi rõ họ tên)

2. Lưu ý khi viết đơn xin nghỉ việc

Một đơn xin nghỉ việc ngắn gọn, đầy đủ và thuyết phục luôn cần có những yếu tố sau đây:

– Quốc hiệu, tiêu ngữ

Đọc thêm: Mẫu đơn bố mẹ cho con đất viết tay

– Kính gửi: Người có thẩm quyền quyết định cho bạn thôi việc

– Thông tin cá nhân người lao động xin nghỉ việc

– Lý do xin nghỉ việc và thời điểm nghỉ việc

– Bày tỏ sự biết ơn đối với công ty và lời chúc cho sự phát triển của công ty

– Cam đoan chấp hành nghiêm túc công việc trong thời gian chờ đợi chấp thuận từ người có thẩm quyền

– Cam đoan bàn giao công việc theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng lao động và sự chỉ đạo của ban Giám đốc

Đơn xin nghỉ việc là một văn bản hành chính do đó ngôn ngữ văn phong thể hiện phải lịch sự, nội dung thể hiện ngắn gọn, đủ ý không lan man.

Đặc biệt dù thực tế lý do nghỉ việc của bạn có thể là do mâu thuẫn với đồng nghiệp hay có bất đồng với sếp thì lý do viết trong đơn xin nghỉ việc là gì thì trong đơn xin nghỉ việc vẫn phải chọn lý do thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân và có tính thuyết phục cao đối với Ban Giám đốc: ví dụ như vì lý do gia đình chuyển tới nơi khác sinh sống hay vì bản thân tham gia khóa đào tạo tập trung nâng cao chuyên môn….

Người lao động nghỉ việc sẽ gây nên sự xáo trộn về nhân sự trong công ty là điều mà không người sử dụng lao động nào mong muốn do đó, để làm giảm đi sự bất mãn của Ban Giám đốc trong nội dung đơn xin nghỉ việc bạn nên bày tỏ sự biết ơn chân thành của mình đối với Công ty và có lời chúc cho sự phát triển lâu bền của công ty trong tương lai. Tuy không là nội dung cốt lõi song lại có giá trị rất lớn trong việc giữ được thiện cảm trong mắt người sử dụng lao động và tác động tới quyết định chấp thuận cho bạn nghỉ việc cũng như thực hiện các bước tiếp theo trong quá trình giải quyết đơn xin nghỉ việc của bạn được thuận lợi hơn.

Mặc dù sẽ nghỉ việc trong thời gian tới song bạn cần thể hiện tinh thần trách nhiệm tiếp tục thực hiện công việc theo phân công và cố gắng hoàn tất công việc một cách tốt nhất có thể để không làm ảnh hưởng tới sự ổn định cũng như hiệu quả hoạt động của công ty. Do đó, lời cam kết sẽ tiếp tục làm việc nghiêm túc trong thời gian chờ sự xem xét chấp thuận của Ban giám đốc cũng sẽ rất có giá trị trong nội dung đơn xin nghỉ việc vì vậy không thể bỏ qua. Cuối cùng là trách nhiệm bàn giao công việc, trên thực tế một nhân sự nghỉ việc sẽ không tránh khỏi làm gián đoạn công việc của công ty do đó, để hạn chế tốt nhất sự gián đoạn này thì trong thời hạn báo trước bạn cần bàn giao công việc chi tiết cho người phụ trách vị trí của bạn sau này. Do vậy, nội dung cam đoan sẽ bàn giao công việc theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng lao động cũng như sự chỉ đạo của Ban giám đốc cần thiết được thể hiện trong nội dung đơn xin nghỉ việc.

3. Cân nhắc trước khi quyết định nghỉ việc

Mỗi người lao động đều có nhiều lý do để nảy sinh ý nghĩ nghỉ việc, song bạn cần hiểu rằng một khi nghỉ việc bạn sẽ đối mặt với khoảng thời gian thất nghiệp, và mất thời gian tìm kiếm việc làm. Do đó, có một vài điều bạn sẽ phải cân nhắc trước khi quyết định thông báo nghỉ việc:

– Lý do khiến bạn muốn nghỉ việc có thật sự là lý do hợp lý?

Lý do không hợp lý đó là: bạn chán nản, mâu thuẫn với đồng nghiệp, bất đồng với sếp

Lý do hợp lý: Môi trường làm việc ở công ty không phù hợp với định hướng phát triển bản thân lâu dài của bạn, công việc đang đảm nhiệm không phù hợp với chuyên môn chính hoặc bạn có một cơ hội công việc khác tốt hơn, phù hợp hơn, chế độ tốt hơn.

– Khả năng có thể tìm được công việc sớm hay không?

– Có ảnh hưởng tới hoạt động của công ty hay không?

Điều này khá quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới thái độ cũng như quyết định của ban lãnh đạo công ty đối với việc xin nghỉ của bạn. Nếu thời điểm đó công ty đang cần nhân sự thì bạn nên cân nhắc chờ đợi thêm một thời gian để hạn chế nhất việc ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của công ty.

4. Một số lưu ý để xin nghỉ việc đúng quy định pháp luật

4.1. Tuân thủ thời hạn báo trước

Theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật lao động năm 2019 người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động song phải đảm bảo về thời hạn báo trước. Cụ thể

Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn xin trình bày sự việc

Với các công việc thông thường

– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: ít nhất 45 ngày

– Hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng: ít nhất 30 ngày

– Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng: ít nhất 03 ngày làm việc

Với các công việc đặc thù:

(Thành viên tổ lái tàu bay, nhân viên bảo dưỡng tàu bày, người quản lý doanh nghiệp, thuyền viên…. xem chi tiết tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)

– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên: ít nhất 120 ngày

– Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng: ít nhất bằng 1/4 thời hạn của hợp đồng lao động (ví dụ hợp đồng lao động là 10 tháng thì thời hạn báo trước ít nhất là 2,5 tháng)

Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp người lao động được phép nghỉ việc ngay mà không cần báo trước đó là:

– Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận (trừ trường hợp theo quy định pháp luật người sử dụng lao động được phép chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động Xem tại Điều 29 Bộ luật lao động 2019).

– Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn.

– Bị người sử dung lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục ma, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.

– Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

– Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc vì có xác nhận của bệnh viện nếu tiếp tục làm việc sẽ gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

– Đủ tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

4.4. Nghỉ việc trái pháp luật sẽ chịu rủi ro gì?

Nếu bạn nghỉ việc không báo trước đúng thời hạn theo quy định pháp luật thì bạn sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 bạn sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc; phải hoàn trả kinh phí đào tạo (nếu có) và còn phải bồi thường cho doanh nghiệp nửa tháng tiền lương và khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước. (Điều 40)

4.5. Trách nhiệm bàn giao công việc và tài sản công ty

Hiện nay pháp luật lao động không có quy định bắt buộc người lao động phải bàn giao công việc, song thực tế nội dung này thường được thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Và dù trong hợp đồng lao động hay nội quy lao động không có quy định đi chăng nữa thì để đảm bảo không làm gián đoạn hoạt động của công ty nói chung, bộ phận bạn đang làm việc nói riêng thì bạn nên hoàn thành việc bàn giao công việc mà mình đang phụ trách cho đồng nghiệp. Điều này cũng thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân bạn và giữ được thiện cảm đối với ban lãnh đạo vì có thể khi bạn xin công việc mới, người sử dụng lao động mới sẽ khảo sát nơi bạn đã từng làm việc về kinh nghiệm, thái độ làm việc của bạn ở đơn vị cũ.

Nếu bạn có vướng mắc pháp lý khác liên quan đến lĩnh vực lao động cần giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại. Đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp luật lao động của Luật Minh Khuê luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp.

Đọc thêm: Mẫu đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp nhất – Kế toán Lê Ánh

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !