Xin chào Luật sư X, con tôi năm nay 12 tuổi thì tôi có thể đổi từ họ cha sang họ mẹ không? Đơn xin đổi họ cho con như thế nào? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại”. Vậy thủ tục thay đổi họ cho con hiện nay như thế nào? Mẫu đơn xin đổi họ cho con 2022 ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Xem thêm: Mẫu đơn xin thay đổi họ cho con
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP
- Luật Hộ tịch năm 2014
Nội dung chính
Đơn xin thay đổi cho họ con là gì?
Đơn xin thay đổi tên, họ, chữ đệm cho con là mẫu đơn do cha mẹ- người đại diện theo pháp luật đương nhiên của con lập ra và gửi cho Ủy ban nhân dân xã, phường- nơi đã đăng ký hộ tịch trước đó.
Những quy định về việc thay đổi họ cho con
Những trường hợp thay đổi họ tên cho con
Căn cứ Bộ luật dân sự 2015 quy định về điều kiện thay đổi họ, tên cho con như sau:
+) Quyền thay đổi họ thuộc một trong các trường hợp như sau:
- Thay đổi họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ và ngược lại bố, mẹ có thể thỏa thuận về thay đổi họ cho con (Ví dụ: Ban đầu con khi đi khai sinh mang họ của mẹ nhưng sau đó có nhiều lý do mà bố mẹ có quyền thỏa thuận chuyển sang họ của cha).
- Khi nhận con làm con nuôi thì cha mẹ nuôi có quyền thay đổi họ con nuôi từ họ của cha mẹ đẻ sang họ của cha mẹ nuôi và trong trường hợp khi cha, mẹ nuôi thôi không nhận con nuôi nữa thì cha, mẹ đẻ có quyền thay đổi từ họ cha mẹ nuôi đã thay đổi trước đó sang họ ban đầu là họ cha, mẹ đẻ.
- Ngoài ra khi làm thủ tục xác định cha, mẹ con thì cha mẹ có quyền thay đổi họ của con từ họ của cha sang họ của mẹ (Ví dụ: mẹ sinh con ngoài dã thú con mang họ mẹ sau đó cha làm thủ tục xác nhận cha con thì cha mẹ có thể thỏa thuận con mang họ của mẹ).
- Con bị lưu lạc tìm thấy huyết thống bố, mẹ mình có quyền thay đổi họ hiện tại sang họ của bố hay của mẹ hoặc nêu bố mẹ mất theo họ của dòng họ mình.
- Khi bố mẹ thay đổi họ thì cha mẹ cũng có thể thay đổi họ cho con theo họ của mình.
+) Trường hợp được thay đổi tên:
- Để thay đổi tên đã đăng kí khai sinh phải đáp ứng được những điều kiện như tên gọi đó bị gây nhầm lẫn, khó gọi, tên gọi đó gây ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, danh dự, nhân phẩm quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người đó. (Ví dụ: như tên đó mang ý nghĩa không tốt đẹp, gây nhầm lẫn ảnh hưởng đến công việc, đời sống của con, trùng tên với người lớn tuổi trong nhà mà người lớn tuổi đó không đồng ý gây ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, dòng họ).
- Khi nhận con nuôi mà cha mẹ nuôi muốn thay đổi tên con nuôi mà bố mẹ đẻ hay cá nhân, tổ chức đã đặt cho con cho phù hợp với hoàn cảnh gia đình, tâm lý, tình cảm bên gia đình nhà bố, mẹ nuôi và ngược lại khi thôi con nuôi bố,mẹ đẻ nhận lại con mà muốn thay đổi tên của con.
- Khi làm thủ tục xác nhận cha, mẹ con theo quy định của pháp luật thì cha hoặc mẹ có thể thỏa thuận về vấn đề thay đổi tên cho con.
- Tìm được con khi con bị lưu lạc, mất tích cha, mẹ có thể thay đổi tên của con cho phù hợp.
- Khi làm thủ tục chuyển giới tính từ nam sang nữ và ngược lại cá nhân hoặc bố, mẹ có quyền thay đổi tên cho con. Ngoài ra còn có thể thay đổi tên trong những trường hợp khác do pháp pháp luật quy định.
Quyền thay đổi họ tên trong giấy khai sinh và giấy tờ khác
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP thì một trong những phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch là:
Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Những “lý do chính đáng” để thay đổi họ tên được quy định tại Điều 27 , 28 Bộ luật dân sự năm 2015 về quyền thay đổi họ, tên bao gồm:
Điều 27. Quyền thay đổi họ
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:
a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
Tham khảo thêm: Mẫu thông báo công nợ, công văn đòi nợ, nhắc nợ mới nhất năm 2022
d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;
đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;
h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.
Điều 28. Quyền thay đổi tên
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con
d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định
2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
Đọc thêm: Mẫu Đơn xin nghỉ không lương chuẩn nhất
3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.
Thủ tục thực hiện việc đổi họ cho con
Bước 1. Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 2. Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ:
- Nếu không đúng thẩm quyền thì hướng dẫn đương sự liên hệ cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
- Nếu hồ sơ đầy đủ thì nhận hồ sơ và thu lệ phí. Trong trường hợp phải xác minh viết biên nhận cho cá nhân hẹn ngày trả kết quả và thu lệ phí.
- Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn đương sự bổ sung hồ sơ.
Bước 3. Cá nhân nhận Quyết định cho phép thay đổi họ, tên, chữ đệm và bản chính Giấy khai sinh đã ghi chú mặt sau tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 4. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký khai sinh để cán bộ hộ tịch cấp xã ghi chú vào sổ đăng ký khai sinh lưu tại xã nội dung thay đổi họ, tên, chữ đệm.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước hoặc nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính.
Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính trong Giấy khai sinh (theo mẫu quy định). Đối với việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ 9 tuổi trở lên phải có ý kiến đồng ý của người đó thể hiện trong Tờ khai
+ Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, tùy từng trường hợp cụ thể phải nộp (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) các loại giấy tờ sau:
- Nếu yêu cầu thay đổi tên với lý do trùng tên với người thân trong gia đình thì phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh việc trùng tên đó;
- Nếu yêu cầu thay đổi họ cho con từ họ cha, mẹ ruột sang họ cha, mẹ nuôi thì phải nộp quyết định công nhận việc nuôi con nuôi;
- Nếu yêu cầu thay đổi họ cho con từ họ cha sang họ mẹ hoặc ngược lại thì phải nộp văn bản thể hiện sự đồng ý của cả cha và mẹ. Văn bản này phải có chứng thực chữ ký của cả cha lẫn mẹ. Trong trường hợp nếu khai sinh trước đây đã đăng ký không ghi phần cha hoặc mẹ hay ghi tên của người khác là cha hoặc mẹ thì phải nộp bản án hoặc quyết định công nhận cha hoặc mẹ…
+ Xuất trình bản chính chứng minh nhân dân.
+ Xuất trình bản chính giấy khai sinh của người cần thay đổi họ, tên, chữ đệm.
Thời hạn giải quyết:
- 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và đủ điều kiện theo quy định pháp luật.
- Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm nhưng không quá 05 ngày làm việc.
- Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu điện thì thời hạn được tính theo ngày trên dấu bưu điện.
Mẫu đơn xin đổi họ cho con 2022
Hướng dẫn viết đơn xin thay đổi họ cho con
Phần kính gửi ghi rõ tên của Ủy ban nhân dân xã phường nơi đã đăng ký hộ tịch trước đó.
Phần thông tin của người làm đơn và người được thay đổi tên, họ, chữ đệm sẽ ghi đầy đủ, chính xác, rõ ràng, chi tiết nhất như tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân( số căn cước công dân), hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại, số điện thoại liên lạc.
Người làm đơn sẽ nêu lý do muốn thay đổi tên, họ, cữ đệm cho con, chú ý lý do đó cần phù hợp và chính đáng. Cuối đơn người làm đơn sẽ cam kết sự việc đã trình bày nêu trên và giấy tờ kèm theo là đúng với quy định của pháp luật. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. Đồng thời sẽ có lời kính mong cơ quan tiếp nhận và giải quyết việc đổi tên. họ, chữ đệm cho con. Cuối cùng là người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên.
Có thể bạn quan tâm
- Người bị ép buộc đưa hối lộ có bị làm sao không?
- Mẫu thông báo họp nội bộ công ty
- Những trường hợp không được cấp Căn cước công dân?
- Thẻ căn cước gắn chíp có định vị được không?
- Ngày cấp Căn cước công dân ghi ở đâu?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu đơn xin đổi họ cho con 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc; thủ tục giải thể công ty cổ phần; lấy giấy chứng nhận độc thân; thành lập công ty, đăng ký mã số thuế cá nhân, ủy quyền xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc mẫu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0967 370 488 .
Đọc thêm: Hình thức văn bản ủy quyền và việc xác định loại ủy quyền
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux