logo-dich-vu-luattq

Mẫu đơn xin thay đổi chủ hộ khẩu

Tại Việt Nam, sổ hộ khẩu là hình thức quản lý nhân khẩu trong các hộ gia đình. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam. Mỗi sổ hộ khẩu đều có người chủ hộ. Trường hợp phát sinh sự kiện làm chủ hộ không còn có tên trong sổ hộ khẩu nữa thì phải làm đơn xin thay đổi chủ hộ. Bài viết hướng dẫn bạn soạn thảo mẫu đơn xin thay đổi chủ hộ và cung cấp cho bạn một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

1. Đơn xin thay đổi chủ hộ là gì?

Xem thêm: Mẫu đơn xin thay đổi chủ hộ khẩu

Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Trong đó, các thành viên cùng hộ khẩu sẽ thỏa thuận và cử ra một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ.

Theo khoản 1 Điều 29 Luật cư trú: “Trường hợp có thay đổi chủ hộ thì hộ gia đình phải làm thủ tục thay đổi chủ hộ. Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến của chủ hộ hoặc người khác trong gia đình về việc thay đổi chủ hộ.”

Đơn xin thay đổi chủ hộ là một giấy tờ quan trọng khi tiến hành thay đổi chủ hộ, là văn bản do người làm đơn lập ra nhằm đề nghị cơ quan nhà nước xác nhận và thực hiện các thủ tục liên quan đến thay đổi chủ hộ.

2. Đơn xin thay đổi chủ hộ để làm gì?

Mẫu đơn xin thay đổi chủ hộ khẩu là một giấy tờ quan trọng khi tiến hành thay đổi chủ hộ, thể hiện ý chí, nhu cầu của những thành viên trong sổ hộ khẩu về việc thay đổi người đang làm chủ hộ.

3. Mẫu đơn xin thay đổi chủ hộ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Xem thêm: Chủ hộ khẩu là gì? Quyền của người đứng tên chủ hộ khẩu là gì?

—————-

………., ngày…tháng …năm…

ĐƠN XIN THAY ĐỔI CHỦ HỘ

Kính gửi:……..

– Căn cứ Luật Cư trú 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013

– Căn cứ Thông tư 35/2014/TT-BCA hướng dẫn Luật cư trú 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013

Tôi là: Nguyễn Văn A Sinh ngày: …/…/…

Giấy chứng minh nhân dân số:…. cấp ngày …/…/… tại……

Xem thêm: Công văn 16816/BTC-CĐKT năm 2006 hướng dẫn kế toán tách quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ do Bộ Tài chính ban hành

Hộ khẩu thường trú:………

Chỗ ở hiện tại:………….

Điện thoại liên hệ:…………….

Tôi xin trình bày với Qúy cơ quan một sự việc như sau:

Ngày …/…/…, bố đẻ của tôi là ông Nguyễn Văn B đã mất do bệnh nặng. Đến ngày …/…/…, tôi đã nhận được giấy chứng tử của cụ. Sổ hộ khẩu gia đình tôi đứng tên chủ hộ là cụ nên những giao dịch dân sự liên quan đến những người khác đều cần chữ kí và sự có mặt của cụ. Điều đó đã gây ra rất nhiều bất lợi trong sinh hoạt nói chung và các hoạt động thương mại nói riêng của gia đình tôi.

Căn cứ vào các cơ sở pháp lý sau:

Tìm hiểu thêm: Mẫu văn bản tố tụng dân sự

Điều 24. Xóa đăng ký thường trú

1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú:

Xem thêm: Công văn số 4392/VPCP-KTTH về việc hạch toán khoản chênh lệch thặng dư thuộc quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ do Văn phòng Chính phủ ban hành

a) Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết;

…”

“Điều 25. Sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình

Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có ng­ười từ đủ mười tám tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì đ­ược cử một ng­ười trong hộ làm chủ hộ.

Những ng­ười ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu.

Nhiều hộ gia đình ở chung một chỗ ở hợp pháp thì mỗi hộ gia đình được cấp một sổ hộ khẩu.

Ng­ười không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này và đ­ược chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình thì đ­ược nhập chung vào sổ hộ khẩu đó.”

Do vậy, tôi kính đề nghị Quý cơ quan xem xét, xác minh tình hình thực tế để tôi có thể đứng tên làm chủ hộ trong sổ hộ khẩu của gia đình tôi Kèm với đơn xin xóa thế chấp này, tôi xin gửi tới Quý cơ quan các giấy tờ sau:

Xem thêm: Công văn 5930/BHXH-BT năm 2017 về tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với chủ hộ kinh doanh cá thể do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

– Giấy chứng tử của bố đẻ tôi (bản sao)

– Sổ hộ khẩu gia đình(bản chính)

Kính mong Quý cơ quan xem xét và giải quyết nhanh chóng đề nghị của tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

4. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin thay đổi chủ hộ

Pháp luật hiện hành không quy định mẫu đơn cụ thể, do đó khi thực hiện thủ tục thay đổi chủ hộ khẩu, người dân hoàn toàn có thể tự tạo cho mình một mẫu đơn riêng, miễn sao đảm bảo được các nội dung cần cung cấp.

Xem thêm: Chủ hộ kinh doanh là gì? Chủ hộ kinh doanh cá thể có được thành lập công ty không?

– Tại mục “Kính gửi”, người làm đơn điền tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục thay đổi chủ hộ trong sổ hộ khẩu. Ví dụ “Kính gửi: Công an quận Đống Đa, thành phố Hà Nội”

Thẩm quyền giải quyết yêu cầu thay đổi chủ hộ khẩu và cấp lại sổ hộ khẩu gia đình theo quy định được xác định như sau:

+ Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì đề gửi và hồ sơ được nộp tại Công an huyện, quận, thị xã

+ Đối với tỉnh thì đề gửi và tiến hành nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

– Thông tin người yêu cầu thay đổi chủ hộ

Đọc thêm: đơn xin tạm trú tạm vắng

+ Đối với mục “Họ, chữ đệm và tên người yêu cầu“: Tại mục này, họ và tên được ghi bằng chữ in hoa, đủ dấu.

+ Đối với thông tin về “Ngày, tháng, năm sinh“: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh; 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02; 04 chữ số cho năm sinh.

+ Đối với mục “Giới tính”: Nếu giới tính nam thì ghi là Nam, nếu giới tính nữ thì ghi là Nữ theo như chứng minh nhân dân

+ Đối với mục “Dân tộc“, “Quốc tịch“: Ghi theo giấy khai sinh, nếu không có giấy khai sinh thì ghi theo sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp.

+ Đối với mục “Chứng minh nhân dân” hoặc “Căn cước công dân“: Ghi đầy đủ số chứng minh nhân dân hoặc số Căn cước công dân của người đưa ra yêu cầu và ngày cấp, nơi cấp.

+ Về “Hộ khẩu thường trú“: ghi theo thông tin trong sổ hộ khẩu của người yêu cầu.

– Thông tin về việc thay đổi chủ hộ:

+ Đối với mục “Họ, chữ đệm, tên chủ hộ“: người yêu cầu thay đổi chủ hộ cung cấp thông tin chủ hộ trong sổ hộ khẩu hiện tại là ai, ghi rõ đầy đủ họ tên, đủ dấu.

+ Đối với các mục “Ngày, tháng, năm sinh“, “giới tính“, “dân tộc“, “quốc tịch“, “chứng minh nhân dân“: Ghi tương tự như cách ghi thông tin của người yêu cầu thay đổi chủ hộ khẩu theo như thông tin đúng trong sổ hộ khẩu.

+ Đối với mục “Căn cứ thay đổi chủ hộ“:

Tại đây, người có yêu cầu trình bày rõ lí do, căn cứ vì sao lại yêu cầu thay đổi chủ hộ khẩu. Lý do thay đổi chủ hộ có thể là do chủ hộ đã mất, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không còn đủ sức khỏe,… Đây là mục rất quan trọng trong mẫu đơn xin thay đổi chủ hộ khẩu, sẽ quyết định đến việc có đủ căn cứ để tiến hành thủ tục thay đổi chủ hộ trong sổ hộ khẩu hay không nên. Chính vì vậy, người làm đơn cần chú ý trình bày cụ thể lý do vì sao lại yêu cầu thay đổi chủ hộ khẩu.

+ Ý kiến của các thành viên trong sổ hộ khẩu: các thành viên trong gia đình ghi ý kiến

Lưu ý khi soạn đơn:

Đơn có thể do cá nhân viết hoặc đại diện của một nhóm viết, nếu là đại diện cần nêu căn cứ trong đơn. Đơn chỉ là một văn bản trình bày quan điểm vì thế nếu xét thấy không cần thiết hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, thay đổi nhằm trốn tránh nghĩa vụ, cơ quan có thẩm quyền có thể từ chối thực hiện.

5. Thủ tục xin thay đổi chủ hộ

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ

Người đến làm thủ tục phải chuẩn bị:

– Sổ hộ khẩu;

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

– Ý kiến của những người trong gia đình về việc thay đổi chủ hộ.

– Những giấy tờ khác liên quan đến lý do thay đổi chủ hộ: Giấy chứng tử, Quyết định của Tòa án tuyên bố chủ hộ mất năng lực hành vi dân sự, Quyết định của Tòa án tuyên bố chủ hộ mất tích,…

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ được nộp tại Công an huyện, quận, thị xã đối với thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh đối với tỉnh.

Người đến làm thủ tục phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; đối với người chưa thành niên thì việc làm thủ tục phải thông qua người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải điều chỉnh, bổ sung các thay đổi trong Sổ hộ khẩu (Khoản 5 Điều 29 Luật Cư trú).

Đọc thêm: Mẫu giấy vay tiền cá nhân viết tay ngắn gọn 2022

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !