Một số mẫu Đơn xin nghỉ việc chi tiết nhất
Nội dung chính
- 1 Mẫu số 1
- 2 Mẫu Đơn xin nghỉ việc không lương
- 3 Một số lưu ý khi viết Đơn xin nghỉ việc
- 4 Những điều nên có trong đơn xin nghỉ việc
- 5 Những điều cần làm trước khi nghỉ việc
- 6 Tại sao phải viết đơn xin nghỉ việc?
- 7 Nghỉ trong thời gian thử việc có cần viết đơn?
- 8 Nghỉ việc không báo trước có phải bồi thường?
- 9 Một số lý do xin nghỉ việc chính đáng
- 10 Quy trình xin nghỉ việc đúng luật
Mẫu số 1
Mẫu số 2
Xem thêm: Mẫu đơn xin nghĩ việc
https://cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2020/11/24/2.don-xin-nghi-viec-3_1903102247_2011175640_2411142216.doc
Mẫu số 3
https://cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2020/11/24/3.don-xin-nghi-viec-2_1903102248_2011175550_2411144255.doc
Mẫu số 4
https://cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2020/11/24/4.don-xin-nghi-viec-4_1903102235_2011175640_2411144442.doc
Mẫu số 5
https://cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2020/11/24/5.don-xin-nghi-viec-5_2011175822_2411145554.doc
Mẫu Đơn xin nghỉ việc không lương
Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, bên cạnh những ngày lễ tết, những ngày phép năm, mỗi năm, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong một số trường hợp:
– Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
– Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
Ngoài ra, người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
Tuy nhiên, nếu như đã nghỉ hết số ngày nghỉ nêu trên mà có công việc đột xuất khác phải nghỉ dài ngày thì người lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Xem thêm: Mẫu Đơn xin nghỉ việc không lương chuẩn nhất
Mẫu đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp (Ảnh minh họa)
Một số lưu ý khi viết Đơn xin nghỉ việc
Sử dụng ngôn ngữ lịch sự
Nếu lịch sự, bạn sẽ nhận được sự đồng ý một cách thoải mái hơn, đồng thời cũng thể hiện bạn là người lịch sự và được đánh giá cao.
Tuân theo hợp đồng lao động
Nếu nghỉ việc không báo trước trong thời gian nhất định đã được quy định hoặc không tuân theo thời gian làm việc cam kết trước đó thì người lao động rất dễ bị làm khó. Chẳng hạn phải bồi thường chi phí đào tạo cho công ty hay gặp khó khăn khi xin nghỉ và khi xin việc tại công ty mới.
Bởi vậy nên bạn cần tuân theo quy định của Hợp đồng lao động bạn đã ký để đảm bảo quyền lợi cũng như trách nhiệm của bản thân mình.
Cân nhắc kỹ càng trước khi gửi đơn
Bắt đầu một công việc mới không phải là điều dễ dàng. Vì thế, trước khi gửi đơn bạn cần cân nhắc những việc sau:
- Nghỉ việc thời điểm này có hợp lý với công ty và với bản thân không?
- Bạn có thể tìm được công việc mới ngay sau khi nghỉ việc không?
- Bạn có thật sự “chán” công việc này không?
- Bạn có thể tìm được công việc khác tốt hơn với mức đãi ngộ cao hơn không?
Tham khảo thêm: Mẫu đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mất
Cân nhắc thời điểm nghỉ việc
Ngoài việc cân nhắc những lý do của bản thân, bạn cũng nên cân nhắc việc bạn nghỉ có ảnh hưởng tới công ty không? Chẳng hạn, công ty đang không có đủ nhân sự mà công việc dồn dập thì việc bạn ra đi có thể làm ảnh hưởng tiêu cực tới công ty như thế nào. Từ đó, cân nhắc việc ở lại thêm thời gian và kéo dài thời gian báo trước khi chấm dứt Hợp đồng lao động.
Những điều nên có trong đơn xin nghỉ việc
Những nội dung này là những nội dung “mềm” có thể có hoặc không trong Đơn xin nghỉ việc. Tuy nhiên, nếu bổ sung những nội dung sau đây bạn sẽ nhận được nhiều thiện cảm từ phía công ty:
- Những kinh nghiệm, những điều tốt đẹp mà bạn có được trong thời gian làm việc tại công ty.
- Nêu ra sự trưởng thành của bản thân.
- Gửi lời cảm ơn tới đồng nghiệp, lãnh đạo… những người đã giúp đỡ bạn trong thời gian làm việc tại công ty.
- Bày tỏ mong ước công ty có thể phát triển hơn trong tương lai.
- Giải thích lý do ra đi một cách trung thực nhưng cũng có thể nói tránh nếu lý do đó làm sếp cũ của bạn “phật ý”.
- Có thể đề cử người thay thế phù hợp.
Những điều cần làm trước khi nghỉ việc
Không chỉ có rất nhiều lưu ý trong quá trình nghỉ việc, người lao động còn phải lưu ý những điều sau trước khi gửi Đơn xin nghỉ việc đến lãnh đạo công ty:
– Giữ bí mật
– Lưu trữ hồ sơ, dự án hay công việc bạn đang làm
– Dọn dẹp máy tính
– Sử dụng hết ngày phép
– Viết thư tạm biệt với đồng nghiệp và sếp: Hãy thật lòng cảm ơn họ để tạo ấn tượng tốt nhất dù bạn không còn làm việc ở đó nữa bởi có thể sau này lại có cơ hội tiếp tục làm việc với nhau.
– Chuẩn bị tinh thần về việc công ty có thể sẽ giữ chân bạn
– Tránh bàn tán.
Tại sao phải viết đơn xin nghỉ việc?
Nếu như khi xin việc, người lao động phải viết đơn xin việc thì khi nghỉ họ cũng phải viết đơn xin nghỉ việc. Nghỉ việc đúng trình tự thủ tục, cùng đơn xin nghỉ việc hay sẽ tạo cho doanh nghiệp và đồng nghiệp có ấn tượng tốt về người lao động, thể hiện trình độ và cách làm việc chuyên nghiệp, giúp việc chấm dứt hợp đồng lao động được thuận tiện, nhanh chóng.
Đặc biệt, nhiều cơ quan, doanh nghiệp khi tiếp nhận lao động mới luôn yêu cầu có nhận xét của đơn vị cũ, chính vì vậy, đơn xin nghỉ việc lúc này là yếu tố cuối cùng để gây thiện cảm với cấp trên trước khi nghỉ việc.
Ngoài ra, để nhận đủ lương và các chế độ trợ cấp, người lao động nghỉ việc phải thông báo trước và được sự đồng ý của người có thẩm quyền. Chính vì vậy, đơn xin thôi việc sẽ thay cho lời thông báo tới người sử dụng lao động, nếu không sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và phải chịu hậu quả.
Nghỉ trong thời gian thử việc có cần viết đơn?
Theo quy định tại Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc.
Tùy thuộc và tính chất và mức độ phức tạp của công việc mà thời gian thử việc tối đa có thể lên đến:
– Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp;
– Không quá 60 ngày đối với công việc cần trình độ từ cao đẳng trở lên;
– Không quá 30 ngày đối với công việc cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
– Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Ngoài ra, Điều 27 BLLĐ năm 2019 nêu rõ:
Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Như vậy, việc viết đơn xin nghỉ việc trong thời gian thử việc là không bắt buộc. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu thấy công việc không phù hợp và không muốn tiếp tục công việc nữa, người lao động nên thông báo cho người quản lý trực tiếp để thể hiện sự tôn trọng của người lao động đối với công ty và để phía công ty có thể đưa ra chính sách về nhân sự phù hợp khi bạn quyết định nghỉ việc.
Nghỉ việc không báo trước có phải bồi thường?
Nếu trong quá trình làm việc, người lao động ký hợp đồng đào tạo nghề thì còn phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.
Tuy nhiên, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019 dưới đây, người lao động không phải báo trước khi nghỉ việc:
Đọc thêm: Giấy xác nhận tạm trú có thời hạn bao lâu
– Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận;
– Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn;
– Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
– Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc khi có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi;
– Đủ tuổi nghỉ hưu;
– Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực về công việc, địa điểm, điều kiện, thời giờ, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động;
– Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
Như vậy, Bộ luật Lao động 2019 đã quy định cụ thể 07 trường hợp người lao động được nghỉ việc không cần báo trước mà không phải bồi thường.
Một số lý do xin nghỉ việc chính đáng
Người lao động có thể có nhiều lý do nghỉ việc chính đáng. Có thể tham khảo một số lí do sau:
+ Thay đổi chỗ ở, chuyển nhà xa nơi làm việc hiện tại;
+ Ốm đau, bệnh tật: bản thân hoặc người nhà bị bệnh phải nghỉ việc để chăm sóc thời gian dài;
+ Không được bố trí công việc đúng chuyên môn, nghiệp vụ;
+ Áp lực công việc, năng lực không đáp ứng công việc được giao;
+ Chế độ đãi ngộ không thỏa đáng, không có cơ hội phát triển, thăng tiến;
+ Không được trả lương đủ và đúng hạn trong thời gian dài;
+ Có cơ hội làm việc tốt hơn, phù hợp với chuyên môn và khả năng làm việc;
+ Thay đổi mục tiêu nghề nghiệp: dự định mới trong nghề nghiệp hoặc muốn làm việc ở môi trường khác;
+ Cần tập trung vào việc học, nâng cao kiến thức, trình độ.
Lý do xin nghỉ nên tránh sử dụng
Dù trong quá trình làm việc, người lao động gặp nhiều điều không vừa ý và chính những lý do ấy khiến bạn không thể tiếp tục làm việc ở công ty ấy thì bạn cũng vẫn nên tránh những lý do như: do khối lượng công việc quá nặng, bất đồng quan điểm làm việc với đồng nghiệp và cấp trên; do chưa vừa ý với sếp…
Quy trình xin nghỉ việc đúng luật
Người lao động xin nghỉ việc đúng luật cần tiến hành các bước sau theo đúng thứ tự: – Nộp đơn xin nghỉ việc trước khi nghỉ theo đúng thời hạn quy định. Theo Bộ luật Lao động 2019, người lao động phải báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo thời hạn sau:
+ Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 12 tháng;
+ Ít nhất 45 ngày đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn. – Bàn giao công việc và tài sản Khi đơn xin nghỉ việc được duyệt, người lao động phải bàn giao công việc mình đang làm cho cá nhân khác trong công ty. Công ty có nghĩa vụ cử người phù hợp nhận bàn giao công việc vàtài sản. Người lao động có trách nhiệm hướng dẫn công việc, quy trình và cách xử lý công việc cho người kế nhiệm. – Nhận các loại trợ cấp, giấy tờ từ công ty (nếu có).
Xem thêm: >> Các khoản trợ cấp người lao động nhận được khi nghỉ việc
>> Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động
Tham khảo thêm: Những trường hợp cần giấy xác nhận tạm trú