logo-dich-vu-luattq

Mẫu đơn từ chối nhận thừa kế

Mẫu đơn từ chối nhận di sản thừa kế. Người được quyền thừa kế tài sản theo di chúc hoặc theo pháp luật có quyền từ chối nhận di sản thừa kế theo quy định mới nhất của pháp luật dân sự Việt Nam 2015. Luật sư tư vấn xác lập mẫu đơn, văn bản, thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế theo quy định pháp luật như dưới đây:

Mẫu đơn từ chối nhận di sản thừa kế

1. Mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế

Download – tải: Mẫu đơn từ chối nhận di sản thừa kế

Xem thêm: Mẫu đơn từ chối nhận thừa kế

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

VĂN BẢN TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

Hôm nay, ngày … tháng … năm ………., tại (1) ……………………., chúng tôi gồm: (2)

1. Ông/bà:…………………………. Sinh năm : ………..

CMND số: …………. do Công an …………… cấp ngày …………………………

Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………

(Là (3) ……………… của người để lại di sản thừa kế)

2. Ông/bà:…………………………. Sinh năm : ………..

CMND số: …………. do Công an …………… cấp ngày …………………………

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………………

(Là ……………… của người để lại di sản thừa kế)

Chúng tôi là những người thừa kế của ông/bà …………………..

Ông/bà (4) ………………………… chết ngày ………………… theo ………………….. do UBND ……………………… đăng ký khai tử ngày ……………………….

Di sản mà ông/bà ………………… để lại là: (5)

  1. Sổ tiết kiệm ………………………………………………………………………….
  2. Phần quyền sử dụng đất tại địa chỉ: ………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

Thông tin cụ thể về thửa đất trên như sau:

– Thửa đất số: …………..; – Tờ bản đồ số: ……………..;

– Địa chỉ: …………………………………………………………………………….

Đọc thêm: Mẫu giấy biên nhận tiền thuê nhà

– Diện tích: ……………. m2 (Bằng chữ: ………………………………………. mét vuông);

– Hình thức sử dụng: riêng:………….. m2; chung: ……………. m2;

– Mục đích sử dụng: ………………………………………………

– Thời hạn sử dụng: ……………………………………………….

– Nguồn gốc sử dụng: ………………………..

Nay bằng Văn bản này chúng tôi tự nguyện từ chối nhận kỷ phần thừa kế di sản nêu trên mà chúng tôi được hưởng.

Chúng tôi xin cam đoan:

– Những thông tin về nhân thân, về tài sản đã ghi trong văn bản này là đúng sự thật.

– Việc từ chối nhận tài sản thừa kế này không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

– Chúng tôi đã đọc nội dung Văn bản này, đã hiểu rõ trách nhiệm pháp lý của mình khi lập và ký/điểm chỉ vào Văn bản này.

Người lập Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế (Ký/điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

2. Hướng dẫn viết đơn từ chối nhận di sản thừa kế:

(1) Mục “Tại”: Đây là địa chỉ nơi lập Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế. Có thể là nhà riêng của người yêu cầu, hoặc có thể tại trụ sở Văn phòng/Phòng công chứng.

Ví dụ: Văn phòng Công chứng xxx, địa chỉ: SN 12x, phường A, thành phố B, tỉnh C

(2) Mục “chúng tôi gồm”: Mục này nếu người từ chối nhận di sản thừa kế là một người thì chỉ ghi là “tôi là…” kèm tên, năm sinh, số CMND hoặc hộ chiếu hoặc căn cước công dân kèm ngày tháng và cơ quan cấp, hộ khẩu thường trú…

Ví dụ: Bà: Phạm Công A; Sinh năm: 1979; CMND số: 123456xxx do Công an tỉnh D cấp ngày 14/5/2014; Hộ khẩu thường trú: SN 12x, phố A, phường B, thành phố C, tỉnh D

Nếu có từ hai người từ chối di sản thừa kế trở lên thì viết “chúng tôi gồm…” ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại…

(3) Mục “Là…” ghi mối quan hệ giữa người từ chối nhận di sản thừa kế và người để lại di sản thừa kế.

Ví dụ: là con đẻ, là cháu ngoại, cháu nội…

(4) Ghi thông tin của người để lại di sản thừa kế. Căn cứ theo Giấy chứng tử, trích lục khai tử để khai ngày tháng năm người để lại di sản chết, ngày cấp của các giấy tờ nêu trên…

Ví dụ: Ông Trần Ngọc V. chết ngày 10/11/2018 theo Trích lục khai tử số 80/TLKT, do UBND phường B, thành phố C, tỉnh D đăng ký khai tử ngày 14/11/2018

Đọc thêm: Mẫu đơn bãi nại cố ý gây thương tích

(5) Mục này liệt kê đầy đủ số tài sản mà người từ chối nhận di sản thừa kế được hưởng. Tài sản phải là những loại có giấy tờ sở hữu, có đăng ký quyền sở hữu như: Xe ô tô, xe máy, sổ tiết kiệm, quyền sử dụng đất và nhà ở…

Nên ghi đầy đủ thông tin như trên Giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất … để xác định chính xác tài sản đó là tài sản nào.

Ví dụ:

  1. Sổ tiết kiệm có kỳ hạn số AC 0000xxxxxx tại Ngân hàng X – Chi nhánh số 2 – tỉnh D ngày 22/02/2018 với số tiền gửi là 15.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Mười lăm triệu đồng chẵn), mang tên ông Trần Ngọc V.
  2. Phần quyền sử dụng đất tại địa chỉ: SN 12x, phố A, phường B, thành phố C, tỉnh D theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BM 186xxx, số vào sổ cấp GCN: 012xx do UBND thành phố C, tỉnh D cấp ngày 27/9/2012.

Thông tin cụ thể về thửa đất trên như sau:

– Thửa đất số: 42; – Tờ bản đồ số: 10;

– Địa chỉ: SN 12x, phố A, phường B, thành phố C, tỉnh D

– Diện tích: 448 m2 (Bằng chữ: Bốn trăm bốn mươi tám mét vuông);

– Hình thức sử dụng: riêng: 448 m2; chung: không m2;

– Mục đích sử dụng: Đất ở tại đô thị

– Thời hạn sử dụng: Lâu dài;

– Nguồn gốc sử dụng: Đất nhà nước giao

3. Văn bản từ chối nhận di sản có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không?

Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác, đây là quyền của người thừa kế được ghi nhận tại khoản 1 Điều 620 BLDS 2015. Vậy văn bản từ chối nhận di sản có bắt buộc phải công chứng, chứng thực thì mới có giá trị hay không?

Tại khoản 2 Điều 620 BLDS 2015 về từ chối nhận di sản có quy định:

“Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết”.

Ngoài ra, Điều 59 của Luật Công chứng 2014 quy định:

“Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản…”.

Mặt khác, Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch chỉ đưa ra quy định về thẩm quyền chứng thực văn bản từ chối nhận di sản là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (điểm g khoản 2 Điều 5).

Như vậy, Quy định của pháp luật hiện hành chỉ quy định bắt buộc việc từ chối nhận di sản phải lập thành văn bản chứ hoàn toàn không quy định bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực đối với văn bản từ chối nhận di sản. Do đó, trong trường hợp văn bản từ chối nhận di sản không công chứng hoặc chứng thực nhưng nó được lập thành văn bản theo đúng quy định về hình thức và nội dung phù hợp với quy định của pháp luật thì văn bản từ chối nhận di sản có giá trị pháp lý.

» Quy định về từ chối nhận di sản thừa kế

» Luật sư tư vấn thừa kế

Trên đây là mẫu đơn từ chối nhận di sản thừa kế. nếu cần dịch vụ làm thủ tục thừa kế xin liên hệ với chúng tôi:

Đọc thêm: Mẫu đơn xin nghỉ phép không hưởng lương mới nhất năm 2022

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !