logo-dich-vu-luattq

Mẫu đơn kiện chồng đánh vợ

Mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình được tư vấn chuyên môn và chia sẻ kinh nghiệm thực tế bởi Luật sư Trần Đình Tri. Luật sư Trần Đình Tri – thuộc Đoàn luật sư Tp. HCM, với kinh nghiệm hơn 10 năm trong các lĩnh vực chuyên môn như:

  • Tư vấn giải quyết các phát sinh trong hoạt động Đầu tư và kinh doanh bất động sản, cung cấp giải pháp mua bán hoặc cấp giấy chứng nhận cho Nhà đất xây sai phép; đang tranh chấp; nhà mua giấy tay; thừa kế có yếu tố nước ngoài; hết thời hiệu thừa kế; nguồn gốc tặng cho – cho mượn – chiếm hữu không rõ ràng …
  • Tư vấn giải quyết thủ tục liên quan đến Hôn nhân gia đình, thoả thuận về tài sản trước khi kết hôn, tranh chấp tài sản của vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, kết hôn và ly hôn có yếu tố nước ngoài, thuận tình ly hôn nhanh…

>> Tư vấn miễn phí với Luật sư Trần Đình Tri.

Trong gia đình, nếu chồng/vợ bạn có những hành vi bạo hành thì bạn cần gửi đơn tố giác tới các cơ quan có thẩm quyền như công an, UBND phường/xã, công an cấp quận huyện để được giải quyết. Khi nộp đơn kèm theo những bằng chứng mà bạn có.

Xem thêm: Mẫu đơn kiện chồng đánh vợ

iLAW xin giới thiệu một số quy định về thủ tục tố cáo hành vi bạo lực gia đình và Mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình.

Xem thêm:

  • Top 10 Luật sư Hình sự nổi tiếng và uy tín tại Hà Nội.
  • Top 10 Luật sư Hình sự nổi tiếng và uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc-

ĐƠN TỐ CÁO

Kính gửi: …………………………………………..1. Họ và tên: ………………………………………. Sinh ngày ….. tháng …… năm …Địa chỉ cư trú (hoặc địa chỉ liên lạc): ………………………………………….. …………………………Giấy chứng minh nhân dân số: …………….., cơ quan cấp……, ngày …. tháng ….. năm ……2. Đối tượng bị tố cáo:……………………………………………………………………………………………3. Nội dung vụ việca) Tóm tắt nội dung vụ việc: (Ghi lại những diễn biến, hành vi, lời nói bạo hành gia đình của người bị tố cáo).b) Vi phạm những quy định của pháp luật (Điểm, Khoản, Điều của Luật, Nghị định, Thông tư_nếu biết).c) Những quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng bị xâm hại: (Ví dụ, thiệt hại về tinh thần, thiệt hại về sức khoẻ, thể chất…).d) Chứng minh sự thiệt hại (ghi lại các chứng cứ chứng minh thiệt hại: biên bản làm việc của chính quyền, hồ sơ nhập viện, xuất viện, kết quả chẩn đoán của bác sĩ, hoá đơn tiền thuốc).4. Quá trình gửi đơn và việc giải quyết của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc người có thẩm quyền (nếu có).5. Những yêu cầu, kiến nghị của người viết đơn (yêu cầu xử lý người bạo hành như thế nào).6. Cam kết của người viết đơn: …………………………………………………………..

………….., ngày…..tháng………năm…….

NGƯỜI VIẾT ĐƠN

Nếu muốn tư vấn về Luật Hôn nhân gia đình, bạn có thể liên hệ Luật sư Trần Đình Tri theo thông tin sau:

  • Điện thoại : 0967 370 488
  • Email: lshoasen18@gmail.com
  • Địa chỉ: 441/15b Điện Biên Phủ, P.25, Bình Thạnh, Tp. HCM (gần ngã tư Hàng Xanh).

1. Hành vi bạo lực gia đình là gì?

Tham khảo thêm: Biên bản bàn giao dấu cơ quan

Trong quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 thì các hành vi bạo lực gia đình gồm:

– Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

– Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

– Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

– Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

– Cưỡng ép quan hệ tình dục;

– Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

– Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

– Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

– Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

>> Đặt câu hỏi MIỄN PHÍ về bạo hành gia đình với 5000+ Luật sư toàn quốc.

2. Nơi nộp đơn tố cáo bạo lực gia đình và thủ tục giải quyết

Tham khảo thêm: Mẫu biên bản bàn giao công việc

Căn cứ theo quy định Điều 18 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007, người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp sau:

+ Phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm tại cơ sở khám, chữa bệnh: Nhân viên y tế khi thực hiện nhiệm vụ của mình mà phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm phải tố cáo bạo lực gia đình ngay cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất.

+ Tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình và cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình: trong quá trình tư vấn cho nạn nhân bạo lực gia đình mà phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm phải tố cáo bạo lực gia đình ngay cho người đứng đầu cơ sở để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất.

Người phát hiện, tố cáo bạo lực gia đình sẽ được giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết, được áp dụng biện pháp bảo vệ. Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý.

3. Các biện pháp ngăn chặn bạo lực gia đình

3.1 Các biện pháp chung

Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2017 quy định về các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được áp dụng kịp thời để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra, bao gồm:

– Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình;

– Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình;

– Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình;

– Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân (sau đây gọi là biện pháp cấm tiếp xúc).

Người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình có trách nhiệm buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình và cấp cứu nạn nhân. Tùy theo tính chất, mức độ theo nội dung tố cáo bạo lực gia đình hành vi bạo lực gia đình mà người có hành vi bạo lực gia đình có thể bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự.

Tham khảo thêm: Mẫu Biên bản mới nhất dùng cho mọi cuộc họp

Chào luật sư. Tôi năm nay 85 tuổi . có người con trai đang ở cùng vợ và 2 con trai. gia đình con tôi thường xuyên xảy ra xô sát, mà người bị hại ở đây là con trai tôi . mỗi lần như vậy con tôi không bể đầu chảy máu thì cũng bị đánh bầm tay, chân. Hôm nay 17/9 thì bị vợ dùng kéo không biết là cố ý hay vô tình , con tôi bị đâm trúng vào mắt . đi viện khám bác sĩ nói bị rách màng mắt. Tôi muốn hỏi . bây giờ tôi là 1 người mẹ . muốn làm 1 cái đơn để nhờ chính quyền can thiệp và giải quyết vấn đề của gđ con tôi. Thì tôi phải viết thế nào ? Xin cảm ơn!Tôi là Lưu H.H Giang ở Phú Thọ muốn hỏi luật sư rằng: Cha mẹ mà có hành vi đánh con, ép buộc đến chết mà dù nó có tội thì có bị xử lý hình sự hay không ạ? Mong luật sư giải đáp giúp vs.

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !