Nội dung chính
1. Mẫu đơn khiếu nại Công ty không trả lương
2. Hướng dẫn viết Đơn khiếu nại công ty không trả lương
Người làm đơn khiếu nại công ty không trả lương cần ghi đầy đủ, chính xác thông tin họ tên; số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân; ngày cấp; tên cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại…
Ở phần nội dung khiếu nại, người khiếu nại nêu rõ khiếu nại về việc gì và cụ thể nội dung khiếu nại, trong đó đưa ra các căn cứ pháp lý để đảm bảo tính thuyết phục cho vấn đề khiếu nại.
Xem thêm: Mẫu đơn khiếu nại công ty không trả lương
Ví dụ, khi làm đơn khiếu nại công ty không trả lương, có thể viết nội dung khiếu nại như sau:
Trong thời gian…………………., tôi đã làm việc tổng cộng …. ngày. Tuy nhiên, công ty không trả lương cho tôi trong thời gian này, đồng thời cũng khôn đưa ra bất kỳ thông báo hoặc lý do nào cho sự chậm trễ này. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt của tôi và gia đình.
Tại khoản 1 Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 đã nêu rõ:
“1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp”.
Cùng với đó, căn cứ theo khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động năm 2019:
“4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền…”
Theo đó, hành vi không trả lương của công ty đã vi phạm các quy định nêu trên. Do vậy, nay tôi làm đơn này khiếu nại về hành vi không trả lương của công ty ……………………… tại địa chỉ …………….. trong thời gian………………………………
3. Công ty được nợ lương nhân viên tối đa bao lâu?
Đọc thêm: Mẫu biên bản giải trình
Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ, người sử dụng lao động phải trả lương đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Các bên có thể thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm hoặc khoán. Cụ thể:
– Trường hợp trả lương theo thời gian:
+ Hưởng lương theo giờ, ngày, tuần: Được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần.
+ Hưởng lương tháng: Được trả lương 01 lần/tháng hoặc nửa tháng một lần, thời điểm trả lương do các bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
– Trường hợp trả lương theo sản phẩm hoặc khoán: Lương được trả theo kỳ hạn đã thoả thuận của hai bên.
Ngoài ra, Bộ luật Lao động 2019 cũng có quy định cho phép người sử dụng lao động được chậm trả lương cho người lao động trong trường hợp nhất định. Điều này được ghi nhận tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày;…
Như vậy, trong trường hợp vì lý do bất khả kháng, người sử dụng lao động đã tìm đủ mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn không thể trả lương đúng hạn thì có quyền chậm trả lương nhưng không quá 30 ngày.
4. Quy trình khiếu nại công ty nợ lương chi tiết
Trường hợp công ty không trả lương, người lao động thực hiện quyền khiếu nại như sau:
– Khiếu nại lần đầu: Người lao động gửi đơn khiếu lại lần đầu đến người sử dụng lao động, yêu cầu trực tiếp ban lãnh đạo công ty giải quyết tiền lương.
Tìm hiểu thêm: Hồ sơ thiết kế cơ sở công trình xây dựng
Theo đó, người lao động phải gửi đơn khiếu nại trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi của người sử dụng lao động bị khiếu nại.
Trường hợp người lao động không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì lý do ốm đau, thiên tại, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại (theo quy định tại Điều 7 Nghị định 24/2018/NĐ-CP)
– Khiếu nại lần hai đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Nếu hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu (30 ngày kể từ ngày thụ lý hoặc 40 ngày kể từ ngày thụ lý đối với vụ việc phức tạp) không được giải quyết hoặc người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì có quyền khiếu nại lên Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Thời hạn giải quyết như sau (theo Điều 28 Nghị định 24/2018/NĐ-CP):
– Không quá 45 ngày (vụ việc phức tạp không quá 60 ngày), kể từ ngày thụ lý;
– Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày (vụ việc phức tạp không quá 90 ngày), kể từ ngày thụ lý.
Trường hợp đã khiếu nại lần hai mà không được giải quyết đúng thời hạn hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì người lao động có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính (theo điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 24/2018/NĐ-CP).
Trên đây là Mẫu đơn khiếu nại công ty không trả lương. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.
>> Người lao động cần làm gì khi công ty nợ lương?
Tìm hiểu thêm: đơn xin ra khỏi ngành quân đội