1. Mẫu Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai
2. Cách viết đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai
– Kính gửi: Ủy ban nhân dân + tên xã, phường, thị trấn nơi có đất xảy ra tranh chấp.
– Trình bày sự việc: Người viết đơn phải thuật lại sự việc dẫn tới tranh chấp đất đai giữa các bên tranh chấp đất đai theo tiến trình thời gian (thứ tự trước sau); nêu rõ hành vi của người có hành vi dẫn tới tranh chấp như lấn, chiếm (nếu có); nêu sự việc đã tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải viên tại cơ sở (nếu có).
Xem thêm: Mẫu đơn hòa giải tranh chấp đất đai
– Nêu yêu cầu giải quyết: Tùy thuộc vào loại tranh chấp trên thực tế mà người viết đơn nêu yêu cầu tương ứng, nhưng hầu hết đều có yêu cầu tổ chức hòa giải để xác định diện tích đất tranh chấp thuộc về ai (xác định ai có quyền sử dụng đất đối với diện tích đất tranh chấp).
– Tài liệu kèm theo (nếu có): Thường là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp (Sổ đỏ, Sổ hồng), hợp đồng chuyển nhượng quyền xử dụng đất và các giấy tờ về quyền sử dụng đất khác, văn bản ghi nhận ý kiến của người biết rõ về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất.
Tuy nhiên, tài liệu kèm theo không bắt buộc phải có vì nhiều trường hợp xảy ra tranh chấp đối với đất chưa được cấp giấy chứng nhận và không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và được hướng dẫn bởi Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
3. 6 lưu ý phải nắm rõ khi hòa giải tranh chấp đất đai
Đọc thêm: Mẫu thẻ kho mới nhất 2022
– Hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất là bắt buộc, nếu không hòa giải sẽ không khởi kiện hoặc gửi đơn đề nghị UBND cấp tỉnh, cấp huyện giải quyết được (căn cứ khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 và khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP).
– Hội đồng hòa giải chỉ đưa ra hướng dẫn, giúp đỡ các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn chứ không có quyền quyết định ai đúng, ai sai.
– UBND cấp xã phải tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
– Kết quả hòa giải là: Hòa giải thành hoặc hòa giải không thành. Kết quả hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất xảy ra tranh chấp (khoản 4 Điều 202 Luật Đất đai 2013).
– Nếu hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới của thửa đất, thay đổi về người sử dụng đất thì UBND xã, phường, thị trấn tổ chức hòa giải phải gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau.
Tìm hiểu thêm: Giấy xác nhận hoàn cảnh khó khăn
Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).
– Các bên có quyền thay đổi ý kiến của mình: Sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản với nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành (căn cứ khoản 3 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).
Trên đây là mẫu đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai, hướng dẫn cách viết đơn và 06 lưu ý cần nắm rõ khi tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã, phường, thị trấn.
Nếu người dân có vướng mắc về vấn đề trên hoặc cần LuatVietnam hỗ trợ giải đáp các quy định pháp luật khác vui lòng liên hệ số 1900.6192.
>> 8 điều người dân cần biết trước khi khởi kiện tranh chấp đất đai
>> Hòa giải tranh chấp đất đai: Hồ sơ, thủ tục và thời hạn thực hiện
Đọc thêm: đơn xin giảm trừ gia cảnh