Đăng ký tạm trú được cho là một nhu cầu cực kỳ cần thiết và được đông đảo người dân quan tâm. Bởi vì, nhu cầu học tập và làm việc nhiều người sẽ phải chuyển đến sinh sống ở một địa phương khác. Vậy để làm thủ tục đăng ký tạm trú người dân cần phải lưu ý những điều gì để quy trình thực hiện được nhanh chóng và chuẩn xác.
Nội dung chính
Vì sao phải làm thủ tục đăng ký tạm trú?
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống và làm việc ngoài nơi đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật. Hiểu một cách đơn giản thì đây là nơi sinh sống tạm thời có thời hạn của công dân. Mỗi người dân khi chuyển đến một địa điểm khác để học tập và làm việc thì phải đăng ký tạm trú theo Luật Cư trú năm 2006. Đăng ký tạm trú giúp Nhà nước dễ dàng quản lý công dân của mình, qua đó đảm bảo quyền lợi của mỗi công dân và bảo vệ an toàn, trật tự xã hội. Nghĩa vụ đăng ký tạm trú còn đem đến cho công dân nhiều quyền lợi, giúp công dân thuận tiện hơn khi thực hiện các thủ tục như: mua bán nhà, đầu tư, đăng ký xe, đăng ký kinh doanh, vay vốn, … Sự cần thiết làm thủ tục đăng ký tạm trú tùy thuộc vào thời gian lưu trú của đối tượng, cụ thể như sau:
- Đối với lao động ngắn hạn: Những người lao động chỉ lưu trú để làm việc trong thời gian ngắn sau đó lại chuyển đi nơi khác để tiếp tục làm việc thì không nhất thiết phải đăng ký tạm trú. Bởi vì, bạn không có ý định lưu trú lâu dài tại khu vực này.
- Đối với lao động vô thời hạn và hộ gia đình: Những người lao động thuê nhà để sinh sống, làm việc lâu dài và có gia đình riêng thì phải đến cơ quan công an nơi lưu trú để làm thủ tục đăng ký tạm trú. Bởi vì, khi đăng ký tạm trú và khai báo nhân khẩu, bạn sẽ được hưởng những quyền lợi nhất định và được chính quyền địa phương bảo vệ khi có những rủi ro không may xảy ra.
Thời gian làm hồ sơ đăng ký tạm trú
Theo khoản 2 Điều 30 Luật Cư trú 2006, trong thời hạn 30 ngày những người sinh sống, làm việc và học tập không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú phải đến công an xã, phường, thị trấn để làm hồ sơ đăng ký tạm trú. Trường hợp đã đăng ký tạm trú nhưng lại chuyển đi nơi khác sinh sống, học tập và làm việc thì sẽ bị xóa tên trong sổ tạm trú của địa phương đã đăng ký tạm trú. >>> Tìm hiểu thêm: Nếu đăng ký tạm trú lâu dài, bạn nhất thiết phải làm thủ tục đăng ký KT3. Vậy KT3 là gì? Nội dung như thế nào và cần phải làm những thủ tục gì?
Những lợi ích khi thực hiện đăng ký tạm trú
Đối tượng lưu trú khi đăng ký tạm trú đầy đủ theo quy định của nhà nước sẽ được hưởng các lợi ích sau:
- Con cái của bạn sẽ được hưởng đầy đủ những quyền lợi về học hành giống như những người dân cư trú khác. Bạn sẽ không phải cho con đi học các trường tư thục đắt đỏ mà có thể học tại các trường công lập.
- Đối với y tế: con bạn sẽ được hưởng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần thiết như các cư dân bản địa khác như được khám sức khỏe định kỳ, được tiêm phòng đầy đủ.
- Đối với vấn đề công việc: nếu bạn chưa tìm được việc thì sẽ được hỗ trợ tìm việc làm, được tư vấn các ngành nghề thích hợp và còn có thể được nhận tiền bảo trợ xã hội từ địa phương.
- Đối với vấn đề an ninh: bạn sẽ được công an địa phương nơi đăng ký tạm trú bảo vệ an toàn tuyệt đối và được hỗ trợ tốt nhất nếu khu vực nhà bạn thuê có xảy ra các sự cố đáng tiếc như hỏa hoạn hay trộm cắp.
Hãy đến các cơ quan công an nơi thuê nhà để thực hiện đăng ký tạm trú càng sớm càng tốt, bởi vì chỉ khi đăng ký tạm trú bạn mới có cơ hội được hưởng những quyền lợi trên. Đăng ký tạm trú không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ của mỗi công dân. Sau khi làm thủ tục đăng ký tạm trú, người lưu trú cũng cần phải thực hiện đóng góp và các công tác xã hội như một người dân bản địa. >>> Gợi ý: Nếu thuê hoặc cho thuê trọ, bạn có thể muốn tham khảo qua nội dung bài viết Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ gồm những gì? Có thật sự cần thiết hay không?
Các bước của thủ tục đăng ký tạm trú năm 2021
Công dân muốn đăng ký tạm trú tại địa phương đang chuyển đến làm việc, sinh sống và học tập thì có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Căn cứ Thông tư 36/2014/TT-BCA về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú, Hồ sơ đăng ký tạm trú gồm có:
- Bản khai nhân khẩu theo mẫu HK01;
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu theo mẫu HK02;
- Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp (những trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý thì không cần xuất trình giấy này);
- Chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân hoặc giấy tờ có xác nhận của công an nơi đăng ký thường trú.
Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú theo Điều 6 Nghị định 31/2014/NĐ-CP gồm có các giấy tờ sau:
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp: Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà, đất ở đã có nhà trên đó; giấy phép xây dựng; hợp đồng mua bán nhà ở, giấy tờ chứng minh đã bàn giao nhà ở; giấy tờ mua, bán, cho, tặng, thừa kế nhà ở có xác nhận hoặc chứng thực của cơ quan có thẩm quyền; giấy tờ giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, …
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hợp pháp: Văn bản cho thuê, cho ở nhờ có công chứng của cơ quan có thẩm quyền; Đối với nhà ở, nhà khác tại thành phố trực thuộc trung ương phái có xác nhận của UBND về điều kiện diện tích theo quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký tạm trú
Sau khi hoàn thiện thủ tục đăng ký tạm trú, công dân mang hồ sơ đến nộp tại Công an xã, phường, thị trấn nơi đăng ký. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ đối chiếu với các quy định của pháp luật:
- Hồ sơ đầy đủ, thông tin hợp lệ sẽ viết giấy biên nhận trao cho người nộp.
- Hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu biểu mẫu, thành phần hồ sơ hay các giấy tờ kê khai chưa đúng hoặc chưa đủ thì cán bộ hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
- Hồ sơ không đáp ứng được điều kiện sẽ không tiếp nhận và có văn bản trả lời cho công dân về lý do.
Thời hạn giải quyết hồ sơ là hai ngày kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ công dân sẽ được đăng ký và cấp sổ tạm trú. Lệ phí đăng ký tạm trú được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 250/2016/TT-BTC.
Bước 3: Nhận kết quả đăng ký tạm trú
Đối với những công dân được giải quyết đăng ký tạm trú thì sẽ nộp lệ phí theo quy định của Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh và nhận sổ tạm trú. Khi nhận sổ, công dân kiểm tra các thông tin cá nhân được ghi trong sổ, sau đó ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu. Đối với trường hợp không được giải quyết đăng ký tạm trú do hồ sơ không đủ điều kiện thì công dân nhận lại hồ sơ đã nộp, kiểm tra lại các giấy tờ và tài liệu có trong hồ sơ. Nhận văn bản về lý do không giải quyết đăng ký tạm trú và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết nhân khẩu.
Nếu không làm sổ tạm trú có được không?
Theo khoản 1, Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP nếu chủ nhà không thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Còn đối với người cho thuê các phòng trọ công nhân, sinh viên giá rẻ nếu không thực hiện đăng ký tạm trú cho người thuê theo quy định có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng theo quy định tại khoản 2 điều này. Cả bên cho thuê nhà và người lưu trú đều sẽ bị xử phạt nếu không đăng ký tạm trú theo đúng quy định của pháp luật. Nếu bạn là người đang thuê nhà để lưu trú dài hạn thì hãy mau chóng đề nghị với chủ nhà và đến cơ quan công an địa phương để làm sổ tạm trú càng sớm càng tốt. Hãy bảo vệ bản thân mình trước khi có bất cứ rủi ro đáng tiếc nào xảy ra.
Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú đơn giản chính xác
1. Mẫu đơn xác nhận tạm trú
Bạn có thể download 03 file word Đơn xin xác nhận tạm trú hoặc xem chi tiết như dưới đây
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Xem thêm: Mẫu đăng ký tạm trú
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Ngày….tháng…..năm……
ĐƠN XIN XÁC NHẬN TẠM TRÚ
Kính gửi: Công an xã/phường/thị trấn…………………………………………………………………….
Tôi tên là: ………………………………….
Ngày sinh: ………………………………..
Đọc thêm: Thủ tục sang tên xe oto
Số CMND:……………………………. Cấp tại:……………………….. Ngày:……………………………….
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………………………………………………
Nay tôi làm đơn này kính mong Công an xã/ phường/ thị trấn………………………..xác nhận cho tôi đã tạm trú tại địa chỉ ………………………………….từ ngày………. tháng……. năm………. đến ngày…..tháng……. năm………
Lý do:……………………………………………………………………………………………………………………
Trong thời gian tạm trú tại tôi xin hứa thực hiện tốt các nội quy, quy định về an ninh trật tự của địa phương. Nếu tôi vi phạm tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của Công an xã/phường/thị trấn Người làm đơn
Đọc thêm: Thủ tục sang tên xe máy cho tặng
Điền mẫu đơn khi làm thủ tục đăng ký tạm trú
2. Hướng dẫn Cách điền mẫu đơn xin xác nhận tạm trú
– Kính gửi: Công an xã/ phường/ thị trấn nơi mà người làm đơn muốn xin đăng kí tạm trú ở địa phương đó
– Tôi tên là: Họ tên đầy đủ của người làm đơn
– Ngày sinh: Ghi rõ ngày tháng năm sinh của người làm đơn
– Số CMND/Căn cước công dân……. Cấp tại:…………. Ngày:…….: Ghi rõ ràng, cụ thể theo đúng CMND
– Địa chỉ thường trú: Địa chỉ trên sổ hộ khẩu của người làm đơn
– Nay tôi làm đơn này kính mong Ban Công an xã/ phường/ thị trấn xác nhận cho tôi đã tạm trú tại ……………từ ngày…..tháng …. năm ….đến ngày….tháng ….năm……: Ghi nơi mà người làm đơn xin đăng kí tạm trú và ghi rõ tạm trú tại địa phương đó từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào.
– Lý do: ghi rõ ràng, cụ thể lý do xin xác nhận tạm trú (Ví dụ: Học tập, sinh sống, làm việc… ghi rõ địa chỉ hoặc tên công ty)
– Người làm đơn: Kí và ghi rõ họ tên của người làm đơn.
Đọc thêm: Thủ tục thành lập công ty 2022: Hướng dẫn chi tiết từ A – Z
Trên đây là những điều cần biết khi làm thủ tục đăng ký tạm trú cho công dân khi chuyển đến sinh sống, làm việc và học tập tại địa phương khác. Đăng ký tạm trú không chỉ là nghĩa vụ của công dân giúp nhà nước quản lý trật tự xã hội tốt hơn mà còn đem lại nhiều thuận lợi cho chính công dân. * Hồ sơ đăng ký tạm trú thực tế sẽ gồm những gì và làm ra sao? Mời bạn xem clip dưới đây để có cái nhìn đầy đủ hơn: Xem thêm
- Kinh nghiệm xây phòng trọ cho thuê và kinh doanh kinh doanh nhà trọ
- Mẫu hợp đồng thuê nhà – 4 điểm cần thận trọng khi đi thuê nhà
- Mẫu hợp đồng thuê nhà trọ và những kinh nghiệm cho thuê, đi thuê trọ