logo-dich-vu-luattq

Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể mới nhất 2022

Khởi nghiệp hay start-up hiện nay là mô hình nhiều người trẻ theo đuổi để thỏa đam mê kinh doanh và cống hiến những sáng tạo cho cộng đồng. Để kinh doanh cốt bạn cần đam mê để chinh phục nhưng để tạo dựng một doanh nghiệp nền móng vẫn là số vốn đầu tư.

Vốn càng cao thì nhiều chiến lược đưa ra càng nhiều kèm đó là rủi ro càng lớn, vậy đối với những người mới bắt đầu vào con đường kinh doanh đâu là hình thức kinh doanh tốt nhất cho họ khi vốn ít, kinh nghiệm không nhiều và cần sự chắc chắn trên đoạn đường đầu của sự nghiệp. Câu trả lời là đăng kí hình thức hộ kinh doanh. Hình thức đăng ký hộ kinh doanh cá thể như thế nào, hồ sơ bao gồm những gì, nộp ở đâu? Những vấn đề lưu ý khi kinh doanh dưới hình thức này?

Xem thêm: Mẫu đăng ký kinh doanh cá thể

cham-dut-hieu-luc-van-bang-bao-ho%283%29

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể:

Tải Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————-

…, ngày …tháng … năm …

GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH

Kính gửi: Phòng Tài chính – Kế hoạch:….

Tôi là (ghi họ tên bằng chữ in hoa):…

Xem thêm: Cần lưu ý những gì khi mở hộ kinh doanh cá thể?

Giới tính:…

Sinh ngày tháng năm:…Dân tộc:…Quốc tịch:…

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:…

Ngày cấp:… Nơi cấp:…

Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND/CCCD): …

Số giấy chứng thực cá nhân: …

Ngày cấp: ….Ngày hết hạn:…Nơi cấp: …

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:

Xem thêm: Chủ hộ kinh doanh là gì? Chủ hộ kinh doanh cá thể có được thành lập công ty không?

Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn:….

Xã/Phường/Thị trấn:…

Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh:…

Tỉnh/Thành phố:…

Chỗ ở hiện tại:…

Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn:…

Xã/Phường/Thị trấn:…

Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh:…

Xem thêm: Hộ kinh doanh cá thể có được xuất hoá đơn đỏ không?

Tỉnh/Thành phố:…

Điện thoại: …Fax:…

Email: …Website:…

Đăng ký hộ kinh doanh với các nội dung sau:

  1. Tên hộ kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa):…
  2. Địa điểm kinh doanh:…

Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/xóm/ấp/thôn:…

Xã/Phường/Thị trấn: ….

Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: …

Tỉnh/Thành phố: …

Xem thêm: Thuế khoán là gì? Các trường hợp nào phải nộp thuế khoán?

Điện thoại: ….Fax: ….

Email: …..Website: …..

  1. Ngành, nghề kinh doanh…
  2. Vốn kinh doanh:…

Tổng số (bằng số; VNĐ): …

Phần vốn góp của mỗi cá nhân (đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân góp vốn thành lập; kê khai theo mẫu): Gửi kèm

  1. Số lượng lao động: …

Tôi và các cá nhân tham gia thành lập hộ kinh doanh cam kết:

– Bản thân không thuộc diện pháp luật cấm kinh doanh; không đồng thời là chủ hộ kinh doanh khác; không là chủ doanh nghiệp tư nhân; không là thành viên hợp danh của công ty hợp danh (trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại);

– Địa điểm kinh doanh thuộc quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp của tôi và được sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật;

Tham khảo thêm: Hướng dẫn đăng ký kinh doanh hộ cá thể

– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung đăng ký trên.

Xem thêm: Hộ kinh doanh cá thể có cần phải có hóa đơn đầu vào không?

Các giấy tờ gửi kèm ĐẠI DIỆN HỘ KINH DOANH

-… (Ký và ghi họ tên)

2. Các giấy tờ gửi kèm để đăng ký hộ kinh doanh:

Khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể, cá nhân hoặc nhóm cá nhân hoặc người đại diện gia đình gửi một (1) bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây:

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh

– Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh

– Bản sao hợp lệ Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình

– Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

– Các lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh cá thể

Xem thêm: Kinh doanh bida không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh xử phạt như thế nào?

– Thứ nhất, chủ thể thành lập hộ kinh doanh bao gồm hai nhóm chủ thể sau:

+ Cá nhân là công dân Việt Nam, trên 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;

+ Hộ gia đình bao gồm nhiều cá nhân cùng làm chủ.

– Thứ hai, địa điểm kinh doanh chỉ được đăng ký một địa điểm duy nhất

– Thứ ba, chỉ được sử dụng dưới mười lao động, nếu sử dụng trên 10 lao động phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật.

– Thứ tư, cá nhân hoặc hộ gia đình chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình đối với hộ kinh doanh

– Thứ năm, cá nhân tham gia thành lập hoặc tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh thì bị những hạn chế sau đây: không được là chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân, không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh, ngoại trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại nhất trí.

– Thứ sau, khi tiến hành nộp hồ sơ cần lưu ý vấn đề sau để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh:

Xem thêm: Hỏi về hộ kinh doanh cá thể?

+ Nộp đầy đủ các giấy đề nghị đăng ký kinh doanh đính kèm các tài liệu khác trong bộ hồ sơ;

+ Ngành nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

+ Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phải phù hợp với quy định của pháp luật;

+ Nộp đủ lệ phí: 100.000 đồng/lần nộp tại thời điểm nộp hồ sơ;

+ Địa điểm nộp hồ sơ là: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh;

+ Sau ba ngày làm việc kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, nếu sau thời hạn này mà người đăng ký hộ kinh doanh không nhận được bất kì văn bản cấp giấy chứng nhận hay bổ sung, sửa đổi hồ sơ thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

3. Những loại thuế mà hộ kinh doanh cá thể phải nộp:

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi ở Hà Tĩnh, tôi vừa thành lập hộ kinh doanh, xin hỏi hộ kinh doanh cá thể phải nộp những loại thuế nào? Hạn mức thuế ra sao?

Xem thêm: Người nước ngoài thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam được không?

Luật sư tư vấn

Hộ kinh doanh cá thể sẽ có 3 khoản thuế phải nộp :thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân căn cứ theo hình thức quản lý của hộ kinh doanh đó.

Thuế môn bài đối với hộ kinh doanh cá thể

Được chia làm 6 bậc theo Điểm 2, Mục I Thông tư số 96/2012/TT-BTC ngày 24/10/2012 của Bộ Tài Chính:

Thuế giá trị gia tăng

Thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể được tính căn cứ vào biểu tỷ lệ GTGT trên doanh số áp dụng tính thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo Công văn 763/ BTC-TCT ngày 16/01/2009 của Bộ tài chính. Việc tính thuế sẽ căn cứ vào khu vực kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, doanh thu.

Công thức tính thuế GTGT:

Thuế khoán thuế GTGT = biểu giá trị gia tăng trên doanh thu của cục thuế ban hành x với doanh thu x với thuế suất thuế GTGT.

Xem thêm: Hộ kinh doanh là gì? Hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp không?

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế TNCN được tính căn cứ vào biểu tỷ lệ ấn định thu nhập chịu thuế trên doanh thu áp dụng đối với cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định 16334/CT-QĐ ngày 30/12/2008 của Bộ tài chính.

Công thức tính thuế TNCN:

thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân = tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trên doanh thu do cục thuế ban hành x doanh thu.

4. Các vấn đề liên quan khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể:

Căn cứ Khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định:

“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”.

Khoản 2 Điều 66 Luật doanh nghiệp 2014 quy định các trường hợp không phải đăng kí hộ kinh doanh gồm: hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Đọc thêm: Download mã ngành nghề đăng ký kinh doanh

Đối với hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

Xem thêm: Dịch vụ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể uy tín nhất

* Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký của hộ kinh doanh quy định tại Điều 67 Nghị định 78/2015/NĐ-CP như sau:

“- Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này. Cá nhân, hộ gia đình này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

– Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.”

* Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh quy định tại Điều 72 Nghị định 78/2015/NĐ-CP như sau: Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh. Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch. Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.

* Đặt tên hộ kinh doanh cá thể: Căn cứ Điều 73 Nghị định 78/2015/NĐ-CP như sau:

“- Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau đây:

+ Loại hình “Hộ kinh doanh”;

+ Tên riêng của hộ kinh doanh. (Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.)

Xem thêm: Thủ tục Kê khai thuế, nộp thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

– Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.

– Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.

– Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.”

* Ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh:

– Ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh: Căn cứ Điều 6 Luật đầu tư 2014 quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Theo đó, số ngành nghề bị cấm đầu tư, kinh doanh gồm:

+ Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật đầu tư 2014;

+ Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật đầu tư 2014;

+ Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật đầu tư 2014;

Xem thêm: Chuyển nhượng hộ kinh doanh cá thể

+ Kinh doanh mại dâm;

cac-van-de-lien-quan-khi-dang-ky-ho-kinh-doanh-ca-the

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua tổng đài: 1900.6568

+ Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;

+ Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.

– Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện: Căn cứ Điều 7 Luật đầu tư 2014 quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện gồm:

+ Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

+ Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 của Luật đầu tư 2014.

Xem thêm: Quy định về việc nộp thuế hàng tháng của hộ kinh doanh cá thể

* Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh quy định tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP như sau:

– Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

+ Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

+ Ngành, nghề kinh doanh;

+ Số vốn kinh doanh;

+ Số lao động;

+ Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

– Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký mở quán internet của hộ kinh doanh cá thể

– Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

+ Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh ( Điều 6 Luật đầu tư 2014);

+ Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định 78/2015/NĐ-CP;

+ Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

– Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

– Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.

Đọc thêm: Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !