Hiện nay, tình trạng vi phạm luật giao thông đang diễn ra ngày càng phổ biến trong cả nước do sự thiếu hiểu biết về pháp luật giao thông của người dân. Chính vì vậy, để giảm thiểu tình trạng này, người vi phạm giao thông sẽ bị xử phạt đối với hành vi vi phạm của mình, việc xử phạt sẽ được ghi nhận tại biên bản theo Mẫu biên bản xử phạt vi phạm giao thông mới nhất (Cập nhật 2021). Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết này, ACC Group sẽ cung cấp tới quý khách hàng những thông tin cơ bản về Mẫu biên bản xử phạt vi phạm giao thông mới nhất (Cập nhật 2021).
Xem thêm: Mẫu biên bản xử phạt vi phạm giao thông
Mẫu biên bản xử phạt vi phạm giao thông mới nhất (Cập nhật 2021)
1. Xử phạt vi phạm giao thông là gì?
Xử phạt vi phạm giao thông là hành vi của các cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành đối với những hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Tuỳ thuộc vào tính chất của vi phạm pháp luật, vào hậu quả và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi cũng như tính chất của chế tài có thể được áp dụng đối với hành vi mà các vi phạm pháp luật được chia thành hai loại là tội phạm (bị truy cứu trách nhiệm hình sự) và vi phạm, trong đó vi phạm có thể vi phạm hành chính hoặc vi phạm dân sự.
2. Cơ sở pháp lý xử phạt vi phạm giao thông mới nhất?
– Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
– Thông tư 07/2019/TT-BCA quy định về các biểu mẫu sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ công an ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2019;
– Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt do Chính phủ ban hành ngày 26 tháng 5 năm 2016.
3. Mẫu biên bản xử phạt vi phạm hành giao thông mới nhất Mẫu biên bản xử phạt vi phạm hành giao thông mới nhất ban hành kèm theo Thông tư số 37/2017/TT-BGTVT:
CƠ QUAN (1) ——-CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————-Số: …./20…/BB-VPHC……………, ngày … tháng … năm 20…
BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
Hôm nay, hồi …… giờ …… phút, ngày ……/ …../…, tại (2)…………………………….
Căn cứ……………………………………………………………………………………………………… (3)
Đọc thêm: Mẫu đơn con xin ở với mẹ
Chúng tôi gồm:
- Họ và tên: …………………………………… Chức vụ:…………………………………
Họ và tên: ……………………………………….. Chức vụ: ……………………………..
Cơ quan:………………………………………………………………………………………………………
- Với sự chứng kiến của (4):
- a) Họ và tên: …………………………………………………… Nghề nghiệp:…………………
Nơi ở hiện nay:………………………………………………………………………………………………
- b) Họ và tên: ……………………………………… Nghề nghiệp:……………………….
Nơi ở hiện nay:……………………………………………………………………………………………..
- c) Họ và tên: …………………………………………….. Chức vụ:…………………….……
Cơ quan:……………………………………………………………………………………………………..
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với <ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây:
<1. Họ và tên>: …………………………………………………………. Giới tính:……………
Ngày, tháng, năm sinh: ……./ ……./ …………. Quốc tịch:……………………………..
Nghề nghiệp:………………………………………………………………………………………………
Nơi ở hiện tại:……………………………………………………………………………………………..
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ……..; ngày cấp: …./ …./ …..; nơi cấp:….
Hạng xe được phép điều khiển ghi trong GPLX(5):…………………………………………….
<1. Tên tổ chức vi phạm>: ……………………………………………………………………………………..
Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………………………
Tham khảo thêm: Mẫu đơn xin cấp đất tái định cư
Mã số doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………………….
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động: ………
Ngày cấp: ………../ ……/ …………; nơi cấp:…………………………………………………..
Người đại diện theo pháp luật (6): ………………………………………………….. Giới tính:….
Chức danh (7):…………………………………………………………………………………………………
- Đã có các hành vi vi phạm hành chính (8): …………………………………………………….
- Quy định tại (9) ………………………………………………………………………………………….
- Cá nhân/tổ chức bị thiệt hại (10): ……………………………………………………………………
- Ý kiến trình bày của cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm:
………………………………………………………………………………………
- Ý kiến trình bày của người chứng kiến (nếu có): ………………………………………………………………………………………
- Ý kiến trình bày của cá nhân/tổ chức bị thiệt hại (nếu có): ………………………………………………………………………………………8. Chúng tôi đã yêu cầu cá nhân/tổ chức vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm. ………………………………………………………………………………………9. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được áp dụng, gồm (11): …….
- Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, gồm:
STTTên tang vật, phương tiện vi phạm hành chínhĐơn vị tínhSố lượngChủng loạiTình trạngGhi chú
- Giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, gồm:
STTTên giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy tờ có liên quanSố lượngTình trạngGhi chú
Ngoài những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
- Trong thời hạn (12) ……..ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản này, ông (bà) (13) ………. là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm có quyền gửi <văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp/văn bản giải trình> đến ông (bà) (14) ………. để thực hiện quyền giải trình.
Yêu cầu ông (bà)/đại diện tổ chức vi phạm có mặt lúc….giờ ……, ngày …../ …../…. tại …………… để giải quyết vụ việc vi phạm.
Biên bản lập xong hồi…. giờ…. phút, ngày …../ …../…, gồm …. tờ, được lập thành …. bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu tên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà) (13) ……………. là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.
<Trường hợp cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản>
Lý do ông (bà) (13)….cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản (15): ………….
CÁ NHÂN VI PHẠM HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM (Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN (Ký tên, ghi rõ họ và tên)ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN (Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)NGƯỜI CHỨNG KIẾN (Ký tên, ghi rõ họ và tên)NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI (Ký tên, ghi rõ họ và tên)
4. Hướng dẫn cách viết mẫu biên bản xử phạt vi phạm giao thông mới nhất Mẫu này được người có thẩm quyền sử dụng để lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt khi phát hiện có hành vi vi phạm. Theo đó, việc ghi biên bản vi phạm được hướng dẫn như sau: (1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản. (2) Ghi địa điểm lập biên bản là nơi xảy ra vi phạm hoặc trụ sở cơ quan làm việc của người có thẩm quyền lập biên bản. (3) Ghi đầy đủ các căn cứ của việc lập biên bản như: Kết luận thanh tra; biên bản làm việc; kết quả ghi nhận của phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính quy định tại Điều 64 Luật xử lý vi phạm hành chính;…. (4) Trường hợp cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm không có mặt hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản, thì người có thẩm quyền lập biên bản phải mời 02 người chứng kiến hoặc mời đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vi phạm để chứng kiến. (5) Trường hợp ghi thông tin giấy phép lái xe thì ghi đầy đủ những Hạng được phép điều khiển các loại xe ghi trong giấy phép lái xe (ví dụ: A1, A4, D, FC…). (6) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp. (7) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi chức danh chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi chức danh của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp. (8) Ghi tóm tắt mô tả hành vi vi phạm (ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm,…), đối với vi phạm trên các vùng biển cần ghi rõ tên tàu, công suất máy chính, tổng dung tích/trọng tải toàn phần, tọa độ, hành trình. (9) Ghi điểm, khoản, điều của nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể. (10) Ghi họ và tên của người bị thiệt hại. Trường hợp tổ chức bị thiệt hại, thì ghi họ và tên, chức vụ người đại diện tổ chức bị thiệt hại và tên của tổ chức bị thiệt hại. (11) Ghi cụ thể tên các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đã được áp dụng. (12) Ghi cụ thể thời hạn: Không quá 02 ngày làm việc, trong trường hợp cá nhân/tổ chức vi phạm yêu cầu giải trình trực tiếp; không quá 05 ngày, trong trường hợp cá nhân/tổ chức vi phạm giải trình bằng văn bản. (13) Ghi họ và tên của cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm. Nếu cá nhân vi phạm là người chưa thành niên, gửi cho cha/mẹ hoặc người giám hộ của người đó 01 bản. (14) Họ và tên, chức vụ của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. (15) Ghi rõ lý do theo từng trường hợp cụ thể: Cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không có mặt hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan khác…
5. Mẫu biên bản xử phạt vi phạm giao thông mới nhất có cần đóng dấu không?
Theo quy định tại khoản 2 điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, về nội dung của bien bản vi phạm hành chính phải thể hiện được các nội dung sau đây:
– Ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; – Họ, tên, chức vụ người lập biên bản; – Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; – Giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; – Hành vi vi phạm; Biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; – Tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; – Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; – Nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; – Quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình. – Chữ ký của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký. Như vậy có thể thấy, biên bản vi phạm hành chính về giao thông không cần phải đóng dấu.
Nói tóm lại, qua bài viết trên, ACC Group đã hỗ trợ tới quý khách hàng thông tin về Mẫu biên bản xử phạt vi phạm giao thông mới nhất (Cập nhật 2021). Mong rằng quý khách hàng tiếp nhận thông tin và có thể áp dụng Mẫu biên bản xử phạt vi phạm giao thông mới nhất (Cập nhật 2021) trên thực tế.
Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn tạm hoãn nghĩa vụ quân sự