Mẫu biên bản họp gia đình chia đất đai
Trong công việc cũng như trong sinh hoạt hằng ngày chúng ta rất hay sử dụng biên bản để ghi lại những nội dung, sự kiện đã diễn ra trong gia đình, công ty hoặc cơ quan nơi chúng ta làm việc. Mỗi biên bản có cách trình bày và nội dung khác nhau. Vậy mẫu biên bản họp gia đình chia đất đai được quy định như thế nào? Luật Phamlaw kính mời quý khách hàng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Xem thêm: Mẫu biên bản họp gia đình chia đất
1. Biên bản họp gia đình chia đất đai là gì?
“Biên bản” là khái niệm dùng để chỉ các hình thức văn bản ghi lại những vụ việc, sự kiện xảy ra ở một thời điểm, không gian nhất định với sự tham gia của con người. Những gì xảy ra đều được ghi lại một cách chân thực, khách quan, không có yếu tố thêm bớt, nói giảm nói tránh hay phóng đại. Biên bản cũng không được phép chỉnh sửa sau đó hay lên ý tưởng trước mà phải hình thành ngay đúng thời điểm sự việc, sự kiện diễn ra.
Thông thường, biên bản thường được phân thành 03 loại phổ biến:
– Biên bản hội họp: là loại biên bản ghi lại tiến trình tổ chức thực hiện các cuộc hội nghị, cuộc họp.
– Biên bản hành chính: biên bản dùng để ghi chép cách tiến hành một công việc theo quy định hành chính như biên bản giao nhận và bàn giao, biên bản mở đề thi, biên bản hợp đồng,…
– Biên bản có tính chất pháp lý: là những biên bản ghi chép các vụ việc liên quan đến pháp luật như biên bản biên bản khám nghiệm tử thi, biên bản tai nạn giao thông, phiên tòa, biên bản hòa giải,…
Như vậy, biên bản họp gia đình chia đất đai là văn bản ghi nhận những nội dung diễn ra trong cuộc họp có sự tham gia của các thành viên, mục đích là phân chia quyền sử dụng đối với đất đai. Có thể phân loại thuộc nhóm biên bản hội họp.
2. Nội dung có trong biên bản họp gia đình chia đất đai
Thông thường, một mẫu biên bản họp gia đình chia đất đai thường có những nội dung chính như:
– Ngày tháng, tiêu ngữ, tên mẫu biên bản. Đây là phần bắt buộc trong tất cả các loại giấy tờ, văn bản hành chính.
– Thành phần tham dự cuộc họp: nêu rõ họ tên, CMND/CCCD, ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú, địa chỉ, điện thoại… của những người tham dự cuộc họp.
– Nội dung cuộc họp: liệt kê đầy đủ thông tin về các tài sản là đất đai để lại (trình bày một cách cụ thể, chi tiết, kèm theo các giấy tờ chứng minh tài sản), đưa ra những ý kiến, tranh chấp xuất hiện (nếu có) của những người tham gia;
– Sau khi bàn luận tranh chấp, nêu quan điểm thì cuối cùng nên đưa ra ý kiến thống nhất giữa các bên: chi tiết tài sản nào được chia cho ai, ai là người được nhận thừa kế phần bất động sản, ai là người có nghĩa vụ đối với người đã chết…
– Các thành viên tham dự cuộc họp biểu quyết cho ý kiến về các mục nêu trên. Đọc từng mục và biểu quyết về các vấn đề, nội dung chính của cuộc họp sau khi đã thống nhất.
– Kết quả biểu quyết: tán thành, không tán thành, ý kiến khác…Nếu có ý kiến khác thì phải ghi chính xác, đầy đủ người đưa ra ý kiến, nội dung ý kiến là gì…
– Đưa ra lời khẳng định về tính pháp lý của biên bản chia đất đai: đã đọc bản biên bản này cho mọi người cùng nghe; thấy hoàn toàn đúng theo ý nguyện, thể hiện đầy đủ, dứt khoát ý chí theo di chúc của người đã chết…
– Người lập biên bản, người tham dự cuộc họp kí và ghi rõ họ tên/điểm chỉ;
– Xác nhận của cơ quan địa phương có thẩm quyền.
Đây là những nội dung cơ bản bắt buộc phải có trong một biên bản họp gia đình chia đất đai. Những nội dung này là các phần chính không thẻ bỏ, nếu như trong quá trình lập biên bản họp gia đình chia đất đai mà bỏ đi phần nội dung nào đó thì sẽ rất khó có thể có được một biên bản hoàn chỉnh và hợp pháp. Nếu như bỏ cũng cần có sự đồng ý của tất cả các thành viên trong gia đình.
3. Mẫu biên bản họp gia đình chia đất đai
Đọc thêm: Biên bản vi phạm hành chính là gì ? Thời hiệu trong xử phạt vi phạm hành chính
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN HỌP GIA ĐÌNH
(Về việc: Phân chia phần đất hương hỏa gia đình)
Căn cứ Bộ luật dân sự 2015
Căn cứ Luật đất đai 2013
Hôm nay, ngày …….tháng ……..năm ………tại nhà Ông/bà…………………………… là ……………
Địa chỉ tại: Thôn/bản/tổ ………………. xã/phường……………………….. huyện/quận…..……, tỉnh/thành phố………………. Gia đình chúng tôi tiến hành họp mặt các con trai, con gái của Cụ Ông ………………….(tức cụ) và cụ Bà …………………… (tức cụ ………………..) với thành phần và nội dung cuộc họp như sau:
Thành phần tham dự cuộc họp:
- Ông …………… – Là con trai trưởng (đã mất), Ông ………….. là con trai cả đại diện;
- Ông…………………………………………………. ;
- Ông…………………………………………………. ;
- Bà…………………………………………………… ;
- Bà…………………………………………………… ;
- Bà…………………………………………………… ;
Nội dung cuộc họp:
Phần đất hương hỏa do Cụ Ông ………. và cụ Bà ………… (tức cụ ……) mất để lại không có di chúc là tài sản thừa kế chung của các con (con trai và con gái).
Tất cả mọi thành viên trong gia đình đồng ý để lại cho Ông….…diện tích là….. m2. Phần đất này đã chuyển nhượng cho Ông ………… và vợ là bà ………… và tất cả các thành viên trong gia đình đã đồng ý và không tranh chấp.
Phần đất còn lại là: ………. m2 tất cả các thành viên trong gia đình thống nhất phân chia như sau:
+ Tất cả các thành viên trong gia đình thống nhất để Ông ………… đứng tên làm đại diện chủ sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số ……… do Ủy ban nhân dân huyện …….. cấp ngày …. tháng ….. năm 20……
+ …….. m2 được dùng làm từ đường dòng họ, không được mua bán, chuyển nhượng dưới mọi hình thức.
+ Số diện tích đất còn lại thuộc sở hữu chung của …. người con, dùng vào mục đích ở và thờ cúng tổ tiên, không được bán (Nếu bán phải có sự đồng ý của tất cả ….. người con, tiền bán được phải được chia đều cho ….. người con theo danh sách trên).
Các thành viên dự họp đã biểu quyết cho ý kiến về các mục nêu trên bằng hình thức giơ tay, kết quả biểu quyết như sau:
Tán thành: 100%
Không tán thành: không
Ý kiến khác: không
Biên bản này được đọc cho mọi người cùng nghe, ký tên dưới đây và được lập thành ……. bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chữ ký của người tham gia cuộc họp
Các thành viên
Tìm hiểu thêm: Biên bản nhận tiền đặt cọc
(Ký và ghi rõ họ tên)
……………….
Các thành viên
Tìm hiểu thêm: Biên bản nhận tiền đặt cọc
(Ký và ghi rõ họ tên)
…………….……
………………… ……………..……
XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ/PHƯỜNG …………..
4. Những lưu ý khi lập biên bản họp gia đình chia đất đai
Khi viết biên bản họp gia đình, cần lưu ý những điểm sau:
– Phải có mục cho người xác nhận của người làm chứng và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền như Ủy ban nhân dân cấp xã. Điều này nhằm đảm bảo sự chính xác về các nội dung được ghi trong biên bản của cuộc họp.
– Biên bản họp gia đình chia đất đai và những văn bản thỏa thuận phải được lập dưới sự chứng kiến của tất cả các thành viên trong gia đình và có xác nhận của họ. Nếu như không có xác nhận của đầy đủ tất cả các thành viên của gia đình thì rất dễ xảy ra tranh chấp sau này.
– Giá trị của các loại tài sản được đề cập đến trong biên bản họp gia đình phải được thể hiện dưới cả dạng số và dạng chữ.
– Biên bản họp gia đình chia đất đai cần phải được công chứng tại các Tổ chức hành nghề công chứng thì mới có hiệu lực pháp lý đầy đủ.
– Chú ý viết đúng chính tả để tránh xảy ra hiểu lầm không đáng có.
– Trong biên bản họp gia đình chia đất đai phải sử dụng tiếng phổ thông, không sử dụng từ ngữ địa phương để tránh gây nhầm lẫn cho người đọc.
5. Hiệu lực của biên bản họp gia đình chia đất đai
Một mẫu biên bản họp gia đình chia đất đai có hiệu lực khi có người làm chứng và được xác nhận bởi UBND địa phương cùng với sự có mặt của tất cả các thành viên trong gia đình.
Biên bản này sẽ trở thành một chứng cứ, cơ sở pháp lý trong các tranh chấp nếu có xảy ra khi có chứng thực của trưởng thông và UBND địa phương, xác nhận cuộc họp gia đình đã diễn ra và có sự tham gia của tất cả các thành viên trong gia đình. Thêm vào đó, nếu biên bản này được công chứng sẽ khẳng định được tính pháp lý cũng như hiệu lực cao hơn rất nhiều.
Biên bản này sẽ bị vô hiệu nếu như không tuân thủ đúng về mặt hình thức của một văn bản pháp lý, hoặc có thể là văn bản thỏa thuận không được công chứng, chứng thực để xác nhận tính pháp lý của nó. Lúc này, Tòa án có quyền quyết định vô hiệu biên bản họp gia đình chia đất đai này.
Ngoài ra, người đại diện chưa thành niên hay mất năng lực nhận thức, tư duy, mất hành vi dân sự, đe dọa, cưỡng ép,…cũng sẽ là trường hợp làm biên bản họp gia đình chia đất đai bị vô hiệu.
Trên đây tư vấn của Phamlaw đối với nội dung Mẫu biên bản họp gia đình chia đất đai? Nếu có những thắc mắc cần hỗ trợ và giải đáp tư vấn pháp luật đất đai, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phamlaw qua các đầu số hotline 0967 370 488 hoặc 0967 370 488 để được giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất.
Tìm hiểu thêm: Mẫu sổ đăng ký văn bản đi