Nếu cá nhân có số Chứng minh nhân dân, số căn cước công dân để định danh trong các quan hệ pháp lý với bên ngoài thì doanh nghiệp cũng có mã số đăng ký kinh doanh để định danh trong các quan hệ của nó với bên khác.
Xem thêm: Mã số giấy phép đăng ký kinh doanh
Nội dung chính
- 1 1. Mã số doanh nghiệp là gì? Mã số doanh nghiệp có vai trò như thế nào?
- 2 2. Mã số thuế là gì?
- 3 3 .Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và mã số thuế khác nhau không?
- 4 4. Những câu hỏi thường gặp về đăng ký kinh doanh và mã số thuế
- 4.1 Câu hỏi 1: Mức phạt đăng ký mã số thuế chậm là bao nhiêu?
- 4.2 Câu hỏi 2: Thủ tục đăng ký mới mã số thuế như thế nào?
- 4.3 Câu hỏi 3: Tra cứu mã số thuế đăng ký kinh doanh ở đâu?
- 4.4 Câu hỏi 4: Thay đổi tên công ty có phải thay đổi mã số thuế không?
- 4.5 Câu hỏi 5: Công ty tôi là công ty cổ phần dịch vụ và đầu tư A, thành lập từ năm 2007 và đến nay vẫn đang sử dụng giấy đăng ký kinh doanh và mã số thuế không trùng nhau. Như vậy, công ty tôi có phải thay đổi lại đăng ký kinh doanh cho trùng với mã số thuế không?
1. Mã số doanh nghiệp là gì? Mã số doanh nghiệp có vai trò như thế nào?
Mã số doanh nghiệp là gì?
Mã số doanh nghiệp được quy định tại Điều 29 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:
- Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.
- Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác.
- Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp cũng chấm dứt hiệu lực.
Vai trò như thế nào?
Theo đó, mã số doanh nghiệp sẽ được các cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ quan quản lý nhà nước về lao động…sử dụng để hỗ trợ các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, kiểm tra và giám sát quá trình kinh doanh cũng như nghĩa vụ đóng thuế của doanh nghiệp.
Mã số doanh nghiệp được sử dụng để thực hiện các thủ tục hành chính về thuế và BHXH liên quan đến doanh nghiệp. Về mặt quản lý hành chính, mã số doanh nghiệp giúp cơ quan nhà nước giám sát quá trình hoạt động và tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp thông qua các kênh khai báo liên quan. Đối với các quan hệ dân sự, thương mại, mã số doanh nghiệp giúp doanh nghiệp dễ dàng tham gia vào các giao dịch.
Bên cạnh đó, thông qua mã số doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức có nhu cầu có thể xin cung cấp mã số doanh nghiệp để kiểm tra tình trạng pháp lý và các thông tin cơ bản của các doanh nghiệp khác.
2. Mã số thuế là gì?
Căn cứ vào khoản 5 Điều 3 Luật quản lý thuế 2019 thì “Mã số thuế là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế”
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cấp 01 MST duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hiệu lực MST.
3 .Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và mã số thuế khác nhau không?
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch đầu tư cấp cho doanh nghiệp. Đây được xem như giấy khai sinh của doanh nghiệp với đầy đủ mã số định danh (mã số doanh nghiệp), địa chỉ, thông tin của chủ sở hữu, người đại diện pháp luật công ty.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
- Địa chỉ trụ sở hanh của doanh nghiệp;
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với hanh viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với hanh viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở hành của hanh viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân
Tìm hiểu thêm: Mở cửa hàng có cần đăng ký kinh doanh
Lưu ý:
Mã số thuế được cấp liên thông 1 cửa với mã số doanh nghiệp. Mã số doanh nghiệp sẽ trùng với mã số thuế. Doanh nghiệp không phải làm thủ tục xin cấp mã số thuế mà chỉ làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì đã có mã số thuế.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng tuân theo thủ tục trên, đối với các doanh nghiệp kinh doanh mảng đặc thù như lĩnh vực bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, luật sư, công chứng hoặc các lĩnh vực chuyên ngành khác không phải đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành thì sau khi cơ quan quản lý chuyên ngành cấp giấy phép hoạt động thì phải tiến hành thủ tục xin cấp mã số thuế. Lúc này mã số của doanh nghiệp đó và mã số thuế là khác nhau.
- Như vậy, mã số thuế và mã số doanh nghiệp sẽ trùng nhau đối với doanh nghiệp thông thường được cấp Giấy đăng ký doanh nghiệp tại Sở kế hoạch và đầu tư.
- Đối với các doanh nghiệp khác thì mã số doanh nghiệp và mã số thuế là khác nhau, sau khi thành lập doanh nghiệp cần phải thực hiện thêm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận mã số thuế.
4. Những câu hỏi thường gặp về đăng ký kinh doanh và mã số thuế
Câu hỏi 1: Mức phạt đăng ký mã số thuế chậm là bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại điều 33 luật quản lý thuế 2019 thì việc đăng ký thuế phải thực hiện trong vòng 10 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động… Nếu chậm đăng ký mã số thuế thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Căn cứ Điều 10 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn, hành vi chậm đăng ký mã số thuế sẽ bị xử phạt như sau:
Điều 10. Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn đăng ký thuế; thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi đăng ký thuế; thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- a) Đăng ký thuế; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
- b) Thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh quá thời hạn quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
- c) Không thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thuế; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.
4. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- a) Đăng ký thuế; thông báo tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên;
- b) Không thông báo tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn đã thông báo nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.
Tìm hiểu thêm: Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh
(Nghị định 125/2020/ND-CP xử phạt vi phạm thuế, hóa đơn)
Câu hỏi 2: Thủ tục đăng ký mới mã số thuế như thế nào?
Về thủ tục đăng ký mã số thuế thì doanh nghiệp chuyên ngành sau khi thành lập sẽ nộp hồ sơ lên cục thuế (tỉnh).
Người nộp thuế là tổ chức đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì hồ sơ đăng ký thuế bao gồm:
- a) Tờ khai đăng ký thuế;
- b) Bản sao giấy phép thành lập và hoạt động, quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ tương đương khác do cơ quan có thẩm quyền cấp phép còn hiệu lực;
- c) Các giấy tờ khác có liên quan.
(Điều 31 Luật quản lý thuế 2019)
Thời gian cấp mã số thuế mất 10 ngày làm việc.
Câu hỏi 3: Tra cứu mã số thuế đăng ký kinh doanh ở đâu?
Khách hàng có thể tra cứu mã số doanh nghiệp ở website của Tổng cục thuế http://www.gdt.gov.vn/wps/portal
Câu hỏi 4: Thay đổi tên công ty có phải thay đổi mã số thuế không?
Việc thay tên hoặc các thông tin địa chỉ, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, vốn điều lệ… không làm thay đổi mã số thuế doanh nghiệp. Mã số thuế sẽ có hiệu lực không đổi từ lúc khai sinh doanh nghiệp đến khi khai tử doanh nghiệp đó.
Câu hỏi 5: Công ty tôi là công ty cổ phần dịch vụ và đầu tư A, thành lập từ năm 2007 và đến nay vẫn đang sử dụng giấy đăng ký kinh doanh và mã số thuế không trùng nhau. Như vậy, công ty tôi có phải thay đổi lại đăng ký kinh doanh cho trùng với mã số thuế không?
Trường hợp doanh nghiệp được cấp thanh lập theo Luật doanh nghiệp 2005, chưa liên thông một cửa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan đăng ký thuế thì có thể làm Đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký doanh nghiệp theo luật mới. Sau khi nhận đơn đề nghị cùng giấy chứng nhận doanh nghiệp, giấy chứng nhận mã số thuế thì Sở kế hoạch đầu tư sẽ cấp Giấy đăng ký doanh nghiệp mới với mã số doanh nghiệp trùng mã số thuế.
Thời gian thực hiện thủ tục là 3 ngày làm việc.
Sau khi được cấp mã số doanh nghiệp mới trùng với mã số thuế thì doanh nghiệp cần tiến hành tiếp các thủ tục với ngân hàng, điều chỉnh các giấy chứng nhận tài sản theo mã số doanh nghiệp mới.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn cung cấp dịch vụ hãy liên hệ cho chúng tôi theo các thông tin sau:
– Hotline hỗ trợ 24/7: 0967.370.488/ 0975.422.489/ 0961.417.488
– Email: luatdainamls@gmail.com
Tìm hiểu thêm: Dịch vụ làm giấy phép đăng ký kinh doanh