Nội dung chính
- 1 Chắc hẳn bạn cũng từng nghe qua mã định danh, vậy bạn có thật sự nắm rõ mã định danh cá nhân là gì? Mã định danh cá nhân được dùng để làm gì? Mã định danh cá nhân có khác gì so với Căn cước công dân gắn chip hay không? Cách tra cứu mã định danh cá nhân như thế nào? Mã định danh xin ở đâu? Thẻ định danh điện tử là gì? Tài khoản định danh điện tử dùng để làm gì? Cách đăng ký tài khoản định danh điện tử ra sao? Trong bài viết dưới đây mình sẽ thông tin chi tiết về mã định danh cá nhân và cách tra cứu mã định danh cá nhân bằng điện thoại hay máy tính cực đơn giản. Bắt đầu thôi nào.
- 1.1 1. Mã định danh cá nhân là gì?
- 1.2 2. Cấu trúc và ý nghĩa mã định danh cá nhân của công dân
- 1.3 3. Cách tra cứu mã định danh cá nhân
- 1.4 4. Các bước đăng ký tài khoản định danh điện tử
- 1.5 5. Cách xác định mã định danh cá nhân cho trẻ em
- 1.6 6. Cách lấy mã định danh học sinh
- 1.7 7. Khi nào công dân được cấp mã định danh cá nhân
- 1.8 8. Mã định danh cá nhân dùng để làm gì?
- 1.9 9. Mã định danh cá nhân xin ở đâu?
- 1.10 10. Mã định danh điện tử là gì? Xác thực định danh điện tử là gì?
- 1.11 11. Đăng ký tài khoản định danh điện tử ở đâu? Cấp tài khoản định danh điện tử như thế nào?
- 1.12 12. Những lợi ích khi người dân có tài khoản định danh điện tử
- 1.13 13. Mã định danh ô tô là gì? Thẻ định danh ô tô có tác dụng gì?
Chắc hẳn bạn cũng từng nghe qua mã định danh, vậy bạn có thật sự nắm rõ mã định danh cá nhân là gì? Mã định danh cá nhân được dùng để làm gì? Mã định danh cá nhân có khác gì so với Căn cước công dân gắn chip hay không? Cách tra cứu mã định danh cá nhân như thế nào? Mã định danh xin ở đâu? Thẻ định danh điện tử là gì? Tài khoản định danh điện tử dùng để làm gì? Cách đăng ký tài khoản định danh điện tử ra sao? Trong bài viết dưới đây mình sẽ thông tin chi tiết về mã định danh cá nhân và cách tra cứu mã định danh cá nhân bằng điện thoại hay máy tính cực đơn giản. Bắt đầu thôi nào.
Từ ngày 25/2 Bộ Công an sẽ tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử cho người dân. Nếu muốn biết thêm chi tiết bạn hãy tham khảo ngay tại đây.
1. Mã định danh cá nhân là gì?
Theo quy định tại Điều 13 của Nghị định 137/2015/NĐ-CP:
Xem thêm: Mã số định danh cá nhân là gì
Mã số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên. Các mã số định danh cá nhân được bảo mật hoàn toàn.
Mã định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc cấp cho công dân Việt Nam, mã số định danh cá nhân là mã số duy nhất của mỗi công dân và không lặp lại ở cá nhân nào khác.
Mã định danh cá nhân có vai trò quan trọng trong việc kết nối, liên thông giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, trong đó hệ thống quản lý dân cư là hệ thống thông tin chủ đạo kết nối với các hệ thống thông tin chuyên ngành khác của bộ, ngành thông qua mã số định danh cá nhân. Cách tra mã định danh cá nhân của bạn cũng rất đơn giản, hãy theo dõi tiếp ngay sau đây nhé.
2. Cấu trúc và ý nghĩa mã định danh cá nhân của công dân
Cấu trúc mã định danh cá nhân để bạn có thể dễ dàng tra mã số đinh danh cá nhân:
- 3 số đầu: Là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (TTTƯ) nơi công dân đăng ký khai sinh hoặc là mã của quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh.
- 1 chữ số tiếp theo: Là mã thế kỷ sinh + giới tính của công dân.
- 2 chữ số tiếp theo: Là mã năm sinh của công dân.
- 6 số còn lại: Là dãy các số ngẫu nhiên của mỗi người.
Trong đó:
Mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi mà công dân đã đăng ký giấy khai sinh có các mã từ 001 đến 096 tương ứng với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
(Xem thêm chi tiết mã tỉnh, thành phố tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an).
Mã thế kỷ và mã giới tính trong số định danh cá nhân được quy ước như sau:
- Công dân sinh ở thế kỷ 20 (từ năm 1900 đến hết năm 1999): Đối với Nam là 0, nữ là 1.
- Công dân sinh ở thế kỷ 21 (từ năm 2000 đến hết năm 2099): Đối với Nam là 2, nữ là 3.
- Công dân sinh ở thế kỷ 22 (từ năm 2100 đến hết năm 2199): Đối với nam là 4, nữ là 5.
- Công dân sinh ở thế kỷ 23 (từ năm 2200 đến hết năm 2299): Đối với nam là 6, nữ là 7.
- Công dân sinh ở thế kỷ 24 (từ năm 2300 đến hết năm 2399): Đối với nam là 8, nữ là 9.
Mã năm sinh: thể hiện 2 số cuối năm sinh của công dân. Ví dụ bạn sinh năm 1994 thì mã năm sinh của bạn sẽ là 94.
Hiện nay cách tra cứu mã số định danh cá nhân online tại nhà đã có thể thực hiện được. Nếu bạn đang phân vân không biết tra mã số định danh cá nhân ở đâu, số định danh cá nhân lấy ở đâu, cách tìm số định danh cá nhân của trẻ em như thế nào, cách tìm số định danh cá nhân ra sao,… hãy theo dõi các mục dưới đây để tìm được câu trả lời đúng nhất nhé.
3. Cách tra cứu mã định danh cá nhân
Tra cứu mã định danh cá nhân trên Căn cước công dân
Đối với những người đã có căn cước công dân thì mã số định danh cá nhân chính là dãy số gồm 12 số trên Căn cước công dân. Đối với trường hợp này bạn sẽ dễ dàng có thể tra cứu được mã số định danh cá nhân của bạn và con em trong gia đình trên 15 tuổi, tuy nhiên đối với trường hợp muốn tìm mã số định danh cá nhân cho trẻ em bạn phải cần làm nhiều hơn một vài bước khác nữa. Theo dõi ngay bên dưới nha.
Tra cứu mã định danh trên Cổng dịch vụ công quản lý cư trú
Đối với những người chưa có căn cước công dân thì bạn có thể tra cứu xem mã định danh cá nhân của mình trên Cổng dịch vụ công quản lý cư trú của Bộ triển khai. Chỉ với một vài thao tác đơn giản bạn đã có thể biết được mã định danh cá nhân của mình dù chưa có CCCD gắn chip.
Cách tìm kiếm số định danh cá nhân, tìm mã định danh cá nhân online cực nhanh, bạn tham khảo các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào Cổng dịch vụ công quản lý cư trú trên Internet > Chọn Đăng nhập
- Cổng dịch vụ công quản lý cư trú
Bước 2: Đăng nhập bằng tài tài khoản Cổng dịch vụ công quốc gia của bạn.
Bước 3: Chọn biểu tượng LƯU TRÚ tại trang chủ để tiến hành tra mã định danh cá nhân của chính mình.
Với cách này bạn cũng có thể nhập thông tin của người thân để có thể tra cứu giúp cũng không thành vấn đề.
Đọc thêm: Vôi sống là gì? cao là gì? Những điều xoay quanh về hợp chất này
Bước 4: Mã định danh cá nhân của bạn sẽ hiển thị mục THÔNG TIN NGƯỜI THÔNG BÁO.
4. Các bước đăng ký tài khoản định danh điện tử
Thông tin cấp tài khoản định danh điện tử cho người dân từ ngày 25/2. Theo đó Bộ Công an cấp tài khoản định danh điện tử cho người dân. Mã định danh xin ở đâu luôn là câu hỏi của nhiều người.
Chính vì vậy, người dân đã có thể đăng ký tài khoản định danh điện tử nhanh chóng với sự hỗ trợ của cơ quan chức năng khi đến cơ quan làm CCCD gắn chip. Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết cách đăng ký tài khoản định danh điện tử, mã định danh cá nhân của mình thì hãy theo dõi ngay các bước sau đây nhé.
Bước 1: Công dân khi đến cơ quan đăng ký làn CCCD gắn chip sẽ thông báo với cán về việc làm hồ sơ xin cấp tài khoản định danh điện tử và tiến hành cung cấp các thông tin dưới đây: số điện thoại, email, các thông tin về người phụ thuộc cùng giấy tờ kèm theo (nếu có).
Lưu ý: Nếu đăng ký tích hợp giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,… phải mang theo giấy tờ gốc để đối chiếu.
Bước 2: Công dân thực hiện làm hồ sơ cấp, đổi, cấp lại CCCD gắn chip điện tử bao gồm thông tin nhân thân/thân nhân cùng thông tin sinh trắc.
Bước 3: Cán bộ tiếp tục xử lý hồ sơ để cấp, đổi, cấp lại CCCD gắn chip theo đúng quy trình cấp CCCD.
5. Cách xác định mã định danh cá nhân cho trẻ em
Hiện nay, Bộ Công an đã triển khai cấp số định danh cá nhân cho toàn bộ người dân, kể cả trẻ sơ sinh. Vì vậy, mỗi công dân đều có một số định danh cá nhân trên Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Tuy nhiên, do chưa được cấp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân nên trẻ em không thể đăng nhập Cổng dịch vụ công để tra cứu số định danh giống như người lớn. Thay vào đó, việc tra cứu số định danh cá nhân cho trẻ em có thể thực hiện trực tiếp trên Giấy khai sinh của trẻ.
Tất cả các dãy số nằm trong mã định danh trên giấy khai sinh của bạn sẽ được sử dụng để đăng ký tài khoản định danh diện tử. Ngoài ra, số định danh cá nhân trên giấy khai sinh sẽ là con số duy nhất của mỗi cá nhân từ khi sinh ra đến khi mất đi.
6. Cách lấy mã định danh học sinh
Đối với học sinh, nếu không thể tìm thấy mã định danh cá nhân trên giấy khai sinh thì phụ huynh có thể liên hệ Công an huyện, thị xã nơi mà học sinh đăng ký hộ khẩu thường trú để được cung cấp số định danh.
Mã định danh học sinh tiểu học, trung học bạn đều có thể xin tại cơ quan Công an huyện hoặc thị xã nơi mình sinh sống. Nếu muốn tra cứu mã định danh học sinh, bạn hãy xem trong tờ thông báo nhé.
Mã định danh cá nhân học sinh này cũng chính là số trên thẻ CCCD gắn chip của các em sau này bạn nhé.
7. Khi nào công dân được cấp mã định danh cá nhân
Mã định danh cá nhân được sinh ra sau khi thông tin về công dân được thu thập vào hệ thống một cách đồng bộ, thống nhất.
Theo quy định tại Điều 14, 15 Nghị định 137/2015/NĐ-CP, công dân được cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an cấp mã số định danh cá nhân khi:
- Đăng ký giấy khai sinh.
- Làm CCCD (đối với các trường hợp đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân hoặc đối với trường hợp công dân đang sử dụng CMND 9 số chuyển sang đăng ký CCCD).
8. Mã định danh cá nhân dùng để làm gì?
Theo nội dung quy định tại Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP; Điều 7 Thông tư 07/2016/TT-BCA:
Số định danh cá nhân sẽ được xác lập từ CSDL quốc gia về dân cư. Mã số này được sử dụng để kết nối, cập nhật, chia sẻ và khai thác thông tin của công dân trong CSDL quốc gia về dân cư và các CSDL chuyên ngành. Theo đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sẽ được phép sử dụng mã số định danh cá nhân trên thẻ CCCD để thực hiện kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong CSDL quốc gia.
Ngoài ra, số định danh cá nhân còn được sử dụng để thay thế một số loại giấy tờ liên quan đến nhân thân (bản sao Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, hộ chiếu và các giấy tờ chứng thực cá nhân khác) khi thực hiện thủ tục liên quan đến lĩnh vực nhà ở, kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Từ 01/07/2021, Luật Cư trú 2020 bắt đầu có hiệu lực. Việc quản lý về cư trú của công dân sẽ dựa trên mã số định danh cá nhân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thay thế dần cho sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy.
9. Mã định danh cá nhân xin ở đâu?
Rất nhiều thắc mắc về mã định danh đã được giải đáp bên trên. Vậy mã định danh cá nhân xin ở đâu thì đúng chuẩn nhất? Mã định danh xin ở đâu là nhanh nhất? Đối với những cá nhân đã có Căn cước công dân gắn chip, mã định danh cá nhân của người đó chính là mã số được in trên thẻ CCCD gắn chip. Đối với học sinh, trẻ em gia đình hãy cầm sổ hộ khẩu lên công an Huyện nơi mình cư trú để tiến hành xin mã định danh cá nhân cho con em mình nhé.
10. Mã định danh điện tử là gì? Xác thực định danh điện tử là gì?
Từ 25/2/2022, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) bắt đầu tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử cho công dân trên phạm vi toàn quốc. Vậy mã định danh điện tử là gì? Xác thực định danh điện tử là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé.
Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên tài khoản và mật khẩu (hoặc hình thức xác thực khác) được tạo bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an (theo khoản 7 Điều 2 của Quyết định 34/2021/QĐ-TTg).
Đọc thêm: Thể nhân là gì? Năng lực hành vi dân sự của thể nhân?
Tài khoản định danh điện tử sẽ là tài khoản giao dịch trên các Cổng dịch vụ công Quốc gia, đồng thời cũng là tài khoản thực hiện các thủ tục hành chính online khi bạn có nhu cầu.
11. Đăng ký tài khoản định danh điện tử ở đâu? Cấp tài khoản định danh điện tử như thế nào?
Theo quy định tại Điều 6 Quyết định 34/2021/QĐ-TTg đối tượng đăng ký tài khoản định danh điện tử gồm:
– Cá nhân từ đủ 14 tuổi trở lên đăng ký tài khoản định danh điện tử thông qua ứng dụng định danh điện tử.
– Đối với cá nhân chưa đủ 14 tuổi thì đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
– Đối với người được giám hộ khác thì đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của người giám hộ.
Các thông tin cần khai báo được thực hiện trên thiết bị điện tử khi cá nhân đăng ký tài khoản định danh điện tử gồm:
a) Số định danh cá nhân; số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (đối với người nước ngoài);
b) Họ, tên đệm và tên;
c) Ngày, tháng, năm sinh;
d) Giới tính;
đ) Quốc tịch (đối với người nước ngoài);
e) Số điện thoại, email;
g) Trường hợp đăng ký cho người chưa đủ 14 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ.
Công an sẽ tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử cho bạn. Sau khi đã có tài khoản định danh điện tử, công dân có thể vào app định danh điện tử để kích hoạt định danh điện tử của mình và đăng nhập tài khoản định danh điện tử rồi tiến hành sử dụng.
12. Những lợi ích khi người dân có tài khoản định danh điện tử
Chắc hẳn nhiều bạn vẫn đang thắc mắc về tài khoản định danh điện tử, tài khoản định danh điện tử là gì? Lợi ích khi có tài khoản định danh điện tử, xác thực định danh điện tử là gì, số tài khoản định danh là gì, tìm số tài khoản định danh điện tử ở đâu,.. Tất tần tật sẽ được giải đáp ngay sau đây.
- Khi người dân sử dụng tài khoản định danh điện tử để thực hiện dịch vụ công thì những thông tin đã được tích hợp sẵn sẽ tự động điền vào biểu mẫu.
- Người dân có thể dễ dàng chia sẽ thông tin cá nhân của mình với bên thứ ba qua mã QR.
- Tài khoản định danh điện tử sẽ thay thế CCCD và các loại giấy tờ đã được đăng ký trên ứng dụng định danh như: giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, thẻ bảo hiểm y tế,…
- Dễ dàng thực hiện các giao dịch tài chính, hóa đơn điện tử, bảo hiểm và chuyển tiền.
- Toàn bộ thông tin cá nhân sẽ được bảo mật và hoàn toàn không thể giả mạo.
13. Mã định danh ô tô là gì? Thẻ định danh ô tô có tác dụng gì?
Bên cạnh mã định danh cá nhân của mỗi công dân, bắt đầu từ 30/3 Bộ Giao thông vận tải cũng tiến hành cung cấp mã định danh cho ô tô. Việc gắn thẻ định danh cho xe ô tô sẽ đảm bảo kế hoạch chuyển hoàn toàn hình thức thu phí sử dụng đường bộ sang ETC (thu phí tự động) từ ngày 1/6/2022 tới đây.
Mỗi chủ xe chỉ cần dán một thẻ định danh duy nhất để sử dụng dịch vụ ETC. Thay vì phải dừng xe để trả tiền mặt như trước đây, có thể phát sinh thêm nhiều bất tiện trong quá trình thu phí thủ công đã xảy ra như việc trả lại tiền thừa bằng kẹo, hay tiền rách, tiền giả, gây khó khăn cho thu ngân của trạm thì với hình thức thu phí tự động này sẽ giảm thiểu được tình trạng đó.
Khi mã định danh ô tô được vận hành tài xế chỉ cần đảm bảo vận tốc dưới 40km/giờ là có thể qua trạm. Và hơn hết là để giảm thiểu phiền hà cho các lái xe khi mà theo kế hoạch thì từ 1/6 tới đây, tất cả các trạm thu phí các tuyến cao tốc trên toàn quốc sẽ từ chối phục vụ các phương tiện chưa dán thẻ định danh.
Trên đây là một số thông tin về mã định danh cá nhân cho công dân, mã định danh cho trẻ em, mã định danh cho học sinh, sinh viên, thẻ định danh ô tô,… Hy vọng những thông tin hữu ích này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về mã định danh và tài khoản định danh điện tử của bản thân mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi, nhớ nhấn Like và Share để ủng hộ mình nhé.
Rất nhiều thông tin hữu ích về CCCD, trợ cấp, tiêm chủng, mã số định danh cá nhân… bạn có thể tra cứu trên smartphone trong thời gian này. Nếu bạn chưa có smartphone, hoặc muốn mua smartphone cho ba mẹ thì hãy bấm vào nút cam bên dưới để chọn mua ngay nhé.
MUA SMARTPHONE GIÁ RẺ TẠI THẾ GIỚI DI ĐỘNG
Xem thêm:
Đọc thêm: Sao y chứng thực là gì
- Cách làm căn cước công dân tại nhà bằng Zalo
- Cách đăng ký làm căn cước công dân online bằng Cổng dịch vụ công
- Hướng dẫn cách định danh điện tử trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia
- Cách kiểm tra căn cước công dân gắn chip làm xong chưa
- Mất thẻ bảo hiểm y tế phải làm sao? Cách làm thẻ BHYT online cho bạn
- Thời hạn của Căn cước công dân gắn chip có phải vô hạn? Xem ngay sẽ rõ
- Hướng dẫn cách quét thông tin trên Căn cước công dân cực kỳ dễ dàng
- Cách tra cứu thông tin cá nhân trên cơ sở dữ liệu quốc gia bằng CMND/CCCD
Biên tập bởi Nguyễn Ngọc Huy Hãy để lại thông tin để được hỗ trợ khi cần thiết (Không bắt buộc): Gửi góp ýCam kết bảo mật thông tin cá nhân