logo-dich-vu-luattq

Ly hôn ai có quyền nuôi con

Con cái được coi là “tài sản lớn nhất” của cha mẹ, là kết quả của quá trình hôn nhân. Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau mà các cha mẹ không thể tiếp tục cuộc sống hôn nhân và đi đến quyết định ly hôn. Một vấn đề xảy ra khi ly hôn là tranh chấp giành quyền nuôi con. Theo đó, để giành được quyền nuôi con thì cha mẹ cần phải chứng minh được các điều kiện để đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của con

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp các thông tin pháp lý về Quyền nuôi con khi ly hôn, các quy định liên quan đến vấn đề này để Quý khách hàng có thể nắm rõ hơn.

Xem thêm: Ly hôn ai có quyền nuôi con

Cha mẹ được giành quyền nuôi con trong các trường hợp nào?

Khi ly hôn, Tòa án luôn dựa trên nguyên tắc sự thỏa thuận của hai vợ chồng để làm căn cứ xác định quyền nuôi các con. Trong trường hợp hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn, vấn đề nuôi con có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, trách nhiệm cấp dưỡng trong trường hợp không trực tiếp nuôi con.

Tuy nhiên, theo quy định pháp luật về Hôn nhân gia đình không phải trường hợp nào cha mẹ cũng xảy ra vấn đề tranh giành nuôi con. Cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi con đối với các trường hợp sau đây:

+ Trường hợp người con đó chưa thành niên;

+ Con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi bản thân.

Khi hai bên vợ chồng không tự thỏa thuận được vấn đề nuôi con thì Tòa án sẽ căn cứ vào các điều kiện tốt nhất như: điều kiện về kinh tế, giáo dục, thời gian dành cho các con,… để chỉ định người trực tiếp được quyền nuôi con.

Giành quyền nuôi cả 02 con khi ly hôn?

Trên thực tế, khi nói đến Quyền nuôi con khi ly hôn, Tòa án trước hết ưu tiên sự thỏa thuận của cha mẹ về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. Tuy nhiên, không phải lúc nào vợ chồng cũng có thể thỏa thuận được vấn đề này và nhiều cha, mẹ muốn được giành quyền nuôi hết các con.

Trường hợp khi cha mẹ không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho người trực tiếp nuôi trên cơ sở xem xét đảm bảo người đó đáp ứng đầy đủ mọi quyền lợi tốt nhất cho con. Ngoài ra, còn căn cứ dựa trên các yếu tố:

+ Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải hỏi xem xét nguyện vọng của con (nhưng không mang yếu tố quyết định);

+ Con dưới 36 tháng tuổi thì sẽ được giao trực tiếp cho mẹ nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con hoặc cha mẹ có sự thỏa thuận khác.

Đối với trường hợp gia đình có 02 con thì Tòa án thường sẽ giao cho cha, mẹ mỗi bên nuôi một con sau khi xem xét các điều kiện của cả 02 bên. Tuy nhiên, khi cha hoặc mẹ muốn được giành nuôi cả 02 con thì cần chứng minh trước Tòa bản thân có đủ các điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con.

+ Về điều kiện kinh tế: Chứng minh thông qua các điều kiện về chỗ ở, mức thu nhập, sinh hoạt,… Tức là chứng minh có chỗ ở ổn định, thường xuyên sinh sống tại địa chỉ đó sau khi ly hôn. Chứng minh thu nhập qua công việc hiện tại đang làm, mức thu nhập thông qua bảng lương hoặc xác nhận của cơ quan, đơn vị đang công tác có đủ để chăm sóc, nuôi dưỡng các con.

Bên nào chứng minh được các điều kiện có ưu thế hơn thì sẽ giành được quyền ưu tiên hơn trước Tòa để giành quyền nuôi con

+ Về điều kiện tinh thần: Cần chứng minh các điều kiện về thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ, vui chơi với các con. Đồng thời, chứng minh bản thân có đủ nhân cách đạo đức tốt thể hiện thông qua lối sống lành mạnh, tích cực; cách chăm sóc con cái; không có hành vi bạo lực với các con,…

+ Ngoài ra, một bên có thể chứng minh được các điều kiện bất lợi, ví dụ như: bên kia có hành vi ngoại tình, không có việc làm, chỗ ở ổn định, thường xuyên rựu chè, cờ bạc, không dành thời gian cho con,…

Theo đó, với các tiêu chí này, Tòa án sẽ tiến hành xem xét, phân tích đánh giá dựa trên cơ sở đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ để quyết định người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Có thay đổi được người trực tiếp nuôi con sau khi có quyết định của Tòa án?

Căn cứ theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, cụ thể:

+ Trong trường hợp xét thấy có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định cụ thể tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

+ Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sẽ được giải quyết khi có một trong các căn cứ: Cha, mẹ có sự thỏa thuận về việc thay đổi để phù hợp với lợi ích của con; thay đổi trong trường hợp người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ các điều kiện về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Đọc thêm: Căn cứ ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam

Tuy nhiên, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên phải xem xét đến nguyện vọng của con. Trong trường hợp nếu xét thấy cả cha, mẹ đều không đáp ứng đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015.

Như vậy, sau khi có quyết định người trực tiếp nuôi con của Tòa án nếu cha, mẹ có sự thỏa thuận hoặc trường hợp bên được nhận nuôi trực tiếp không còn đủ điều kiện nuôi con thì bên còn lại hoàn toàn có quyền khởi kiện ra Tòa yêu cầu được thay đổi người trực tiếp nuôi con để giúp đem lại cho con một môi trường phát triển tốt nhất.

Cách thức kết nối Tổng đài tư vấn quyền nuôi con sau khi ly hôn 19006557

Để được các Luật sư của chúng tôi tư vấn và giải đáp thắc mắc, khách hàng cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Gọi điện thoại tới Tổng Đài Tư vấn 19006557

Quý khách hàng có thể sử dụng điện thoại cố định hoặc điện thoại di động để kết nối tới Tổng đài 19006557, khi gọi tới Tổng đài quý khách lưu ý chỉ cần ấn số 19006557 và không cần ân mã vùng trước khi ấn số Tổng đài

Bước 2: Nghe lời chào và làm theo hướng dẫn

Sau khi kết nối tới tổng đài tư vấn, khách hàng sẽ nhận được lời chào tự động của hệ thống, quý khách hàng vui lòng nghe thật kỹ lời chào và làm theo hướng dẫn của Tổng đài để có thể kết nối tới Luật sư tư vấn

Bước 3: Kết nối với điện thoại viên của công ty

Điện thoại viên của công ty là chuyên gia, luật gia, chuyên viên pháp lý hoặc Luật sư tư vấn sẽ là người tư vấn và giải đáp thắc mắc cho khách hàng, sau khi kết nối với điện thoại viên, khách hàng vui lòng đặt câu hỏi để được chúng tôi tư vấn

Bước 4: Tư vấn viên tư vấn và trả lời thắc mắc của khách hàng

Sau khi nhận được thắc mắc của khách hàng, tư vấn viên sẽ tư vấn và hướng dẫn khách hàng giải đáp thắc mắc trong phạm vị nội dung tư vấn. Trường hợp các câu hỏi của khách hàng yêu cầu tính chuyên ngành hoặc quá dài, khách hàng vui lòng gửi email trước nội dung cho chúng tôi qua email: info@dichvuluattoanquoc.com (vui lòng gửi nội dung trước ít nhất 30 phút trước khi gọi)

Bước 5: Kết thúc cuộc gọi và lưu lại số Tổng đài

Sau khi đã nhận được tư vấn của chúng tôi, khách hàng kết thúc cuộc gọi và lưu số 19006557 vào danh bạ điện thoại để có thể thuận tiện cho những lần tư vấn tiếp theo.

Trên đây là những thông tin liên quan đến Quyền nuôi con khi ly hôn. Nếu Quý khách hàng cần tư vấn thêm thông tin pháp lý hoặc muốn sử dụng dịch vụ của LuatHoangPhi.Vn, vui lòng liên hệ trực tiếp qua Tổng đài tư vấn 1900 6557.

Quý khách có thể tham khảo thêm chuyên mục HỎI – ĐÁP liên quan sau đây.

Giành quyền nuôi con sau khi ly hôn và đổi họ cho con

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi là Phạm Thị Bình ở Hà Tĩnh xin Luật sư tư vấn cho tôi vấn đề sau:

Tôi và chồng tôi (anh Bắc) cưới nhau đến nay đã được 9 năm rồi, chúng tôi đã có hai cháu, một cháu lớn 8 tuổi (tên Huy) và một cháu nhỏ hai tuổi (tên Nam). Hiện, do tôi và chồng không hợp nhau, có nhiều mâu thuẫn, xích mích nên không thể sống chung với nhau được nữa và muốn ly hôn. Về tài sản không có tranh chấp gì cả nhưng với cậu con trai lớn 8 tuổi thì lại có tranh chấp. Tôi rất khó xử về việc này bởi cháu Huy không phải là con đẻ của chồng tôi ( tôi mang thai Huy trước khi lấy anh Bắc).

Trước khi lấy anh Bắc tôi cũng không giấu anh chuyện tôi đã có thai với người khác nhưng anh vẫn đồng ý lấy tôi và coi đứa con trong bụng tôi như con đẻ của mình nên khi đi khai sinh thì tên bố đẻ là tên của chồng tôi. Tôi rất lo sợ nếu ly hôn mà quyền nuôi Huy lại thuộc về chồng tôi thì dễ phát sinh nhiều vấn đề không tốt cho thằng bé (bởi nó không phải con đẻ của anh ấy). Kính mong các Luật sư tư vấn giúp cho tôi cách giải quyết khi ly hôn có thể được nhận nuôi Huy. Tôi có được thay họ của Huy từ họ của anh Bắc sang họ của cha đẻ nó không? Có cần sự đồng ý của chồng hiện tại không? Xin cảm ơn

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Thứ nhất: Cách giải quyết khi ly hôn có thể được nhận nuôi Huy

Theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn thì:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”.

Căn cứ vào điều luật trên thì để được quyền nuôi con có hai cách như sau:

Cách 1: Vợ chồng bạn thỏa thuận để quyết định người trực tiếp nuôi, chăm sóc, giáo dục con.

Cách 2: Nếu vợ chồng không thỏa thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi con thì có thể yêu cầu Tòa án cho được nuôi con. Trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì về nguyên tắc sẽ giao cho người mẹ là người được quyền trực tiếp nuôi con. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét đến nguyện vọng của con.

Đọc thêm: Xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng

Với trường hợp của bạn, bạn không nói rõ là hiện giờ anh Bắc là chồng của bạn có tranh chấp về việc nuôi cháu Huy (không phải là con đẻ của mình hay không, nên chúng tôi chia ra làm hai trường hợp sau:

+ Nếu anh Bắc không có tranh chấp về việc nuôi cháu Huy thì chị có thể thỏa thuận với chồng về việc nuôi Huy (áp dụng cách 1)

+ Nếu anh Bắc tranh chấp về việc nuôi Huy thì Tòa án sẽ xem xét đến các yếu tố sau đây để đưa ra quyết định bạn hay chồng bạn có quyền nuôi con: Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện về vật chất: ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…. (các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ) và các yếu tố tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ. Mặt khác, như bạn đã trình bày, Huy năm nay đã 8 tuổi nên còn phải xem xét nguyện vọng của con muốn sống trực tiếp với ại để quyết định việc trao quyền nuôi con cho bạn hoặc chồng (áp dụng cách 2).

Như vậy, trường hợp bạn nhất quyết yêu cầu được nuôi bé Huy trong khi anh Bắc vẫn muốn nuôi đứa bé này thì Tòa án sẽ xem xét các điều kiện phát triển mọi mặt của bé để quyết định giao bé cho người nào trực tiếp nuôi dưỡng (bởi trong trường hợp này Tòa án chỉ biết đó là con chung), nếu bạn muốn dành cho được quyền nuôi con khi Tòa án xem xét các mặt mà vẫn không có ưu thế…thì không còn cách nào khác là bạn chỉ yêu cầu Tòa án xác định cha cho con và yêu cầu không công nhận đứa bé là con ruột của người có tên trong giấy khai sinh bằng phương pháp khoa học là giám định ADN.

Tuy nhiên, theo chúng tôi thấy, xét về mặt tình cảm cho dù biết Huy không phải là con ruột của mình nhưng khi ly hôn mà anh Bắc vẫn dành quyền nuôi đứa Huy, chứng tỏ một điều, tình yêu thương của anh Bắc giành cho Huy không phải là nhỏ cho nên bạn cũng không cần quá lo lắng về vấn đề này. Hơn nữa, việc yêu cầu Tòa án xác định cha cho con và yêu cầu không công nhận đứa bé là con ruột của người có tên trong giấy khai sinh bằng phương pháp khoa học là giám định ADN sẽ phần nào ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình cảm của các bên sau khi ly hôn, ảnh hưởng đến tâm lý của Huy. Vậy, bạn cần xem xét thật kỹ trước khi đưa ra quyết định.

Thứ ba: Việc đổi họ từ họ của chồng hiện tại sang họ của cha đẻ

Căn cứ vào Điều 27 Bộ luật dân sự

Điều 27. Quyền thay đổi họ

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;

d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;

g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.”

Theo quy định trên thì bạn có quyền thay đổi họ cho con từ họ của chồng hiện tại sang họ của cha đẻ. Tuy nhiên, Căn cứ vào Điều 7 nghi định số 123/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch như sau:

“1.Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó“

Mặt khác, Điều 88 luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “1.Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng”. Theo đó, cả vợ và chồng đều có quyền và nghĩa vụ nhất định đối với con của mình kể cả khi quan hệ hôn nhân chấm dứt. Như bạn trình bày thì bạn kết hôn với anh Bắc người khi đang mang thai Huy là con của người đàn ông khác nên đứa con bạn sinh ra trong thời kỳ hôn nhân này là con chung của hai vợ chồng bạn.

Sau khi Huy được sinh ra thì bé Huy mang họ của chồng bạn (anh Bắc) nên về nguyên tắc nếu bạn muốn thay đổi họ cho con từ họ của người chồng hiện tại sang họ của cha đẻ thì phải có sự đồng ý của chồng bạn mặc dù hai vợ chồng đã ly hôn nhưng việc này không ảnh hưởng đến quyền của người cha đối với đứa con chung. Do đó, nếu chồng bạn không đồng ý với việc thay đổi họ cho con thì bạn không thể thay đổi họ tên của Huy. Như vậy, chị muốn thay đổi họ của con cần phải có văn bản đồng ý của chồng.

>>>>> Tham khảo: Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương

Tham khảo thêm: Hình ảnh giấy đăng ký kết hôn

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !