Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi do người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
Xét về lý trí, người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nghĩa là khi thực hiện hành vi, chủ thể biết được hành vi của mình có hại cho xã hội, đi ngược lại lợi ích, các yêu cầu và chuẩn mực xã hội.
Xem thêm: Lỗi cố ý trực tiếp là gì
Sự nhận thức này phụ thuộc vào những phẩm chất của chủ thể như kinh nghiệm sống, học vấn, trí tuệ, hiểu biết pháp luật… Khả năng nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi là phẩm chất đặc trưng của mọi người của mọi người phát triển bình thường.
Điều cần đặc biệt nhấn mạnh đối với lỗi này đó là sự nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi không có nghĩa là phải nhận thức ngay được tính trái pháp luật của hành vi. Một người biết hay không biết tính trái pháp luật của hành vi không phải là điều kiện bắt buộc để xác định họ có lỗi hay không khi thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.
Có thể thấy, lỗi cố ý trực tiếp thể hiện sự nhận thức và mức độ quyết tâm cao nhất của người thực hiện. Ví dụ tội trộm cắp tài sản quy định tại Điều 173, Bộ luật hình sự nắm 2015:
“Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
Tham khảo thêm: đơn vị sự nghiệp công lập là gì
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Tài sản là bảo vật quốc gia;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
Tham khảo thêm: Irrevocable letter of credit là gì
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Trong trường hợp này, có thể thấy, chủ thể thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp. Tức là người phạm tội biết rõ tài sản mà hắn trộm cắp là tài sản của người khác và mục đích của người phạm tội là muốn chiếm đoạt và biến tài sản của người khác thành tài sản của mình.
Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt sản. Vì vậy, có thể nói mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản, nếu mục đich đó không cấu thành một tội phạm độc lập.
Xem thêm: Tổng hợp các thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực hình sự
Luật Hoàng Anh
Đọc thêm: Thị trường vốn là gì? Đặc điểm và chức năng của thị trường vốn