logo-dich-vu-luattq

Lính đánh thuê là gì ? Quy định pháp luật về lính đánh thuê

1. Khái niệm lính đánh thuê

Trước tiên chúng ta phải hiểu ý nghĩa của cụm từ ‘lính đánh thuê’ cũng như những ngừi lính này họ là ai và họ phục vụ cho điều gì. Lính đánh thuê, hay mercenary theo tiếng La-tinh có nghĩa là tiền công hoặc lệ phí. Do đó theo nghĩa đen, có thể hiểu lính đánh thuê là những người lính chiến đấu vì tiền, tuy nhiên họ khác với những người lính thông thường (cũng được trả lương, thưởng sau mỗi trận chiến).

Trong lịch sử, lính đánh thuê là những người lính được thuê để phục vụ cho quân đội của một quốc gia nước ngoài. Ví dụ trong cuộc cách mạng tại Mỹ, Vương quốc Anh đã thuê lính Đức để chống lại những người Mỹ đứng lên kháng chiến. Lính đánh thuê là lực lượng sát cành cùng quân đội thuộc địa. Trong một cuộc chiến tranh thường có ba thành phần quân đội chính là Regular Army (quân đội trực thuộc của quốc gia đó, là những người lính chuyên nghiệp) Militia (dân quân, là những người dân đứng lên chiến đấu) và Mercenary Army (lính đánh thuê).

Xem thêm: Lính đánh thuê là gì

Công ước Geneva cũng xác định rõ một người lính đánh thuê phải hội đủ các yếu tố:

– Không phải thành viên thường trực của lực lượng vũ trang tại nước đó, mà chỉ được tuyển chọn để tham gia một chiến dịch đặc biệt (được ghi trong hợp đồng).

– Tham gia vì mục đích cá nhân và được trả công nhiều hơn gấp nhiều lần quân đội trực thuộc.

– Không thuộc quốc tịch của các quốc gia đang xung đột, hoặc không nằm trong vùng lãnh thổ bị kiểm soát bởi các quốc gia đang xung đột.

Một lính đánh thuê không được công nhận các đặc quyền của người lính hợp pháp theo công ước Geneva . Họ có thể bị buộc tội giết người, thảm sát, nếu bị bắt sẽ không được bảo vệ bởi quyền của tù binh chiến tranh.

Năm 1989, Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết cấm sử dụng lính đánh thuê. Tuy nhiên chỉ có 30 quốc gia đã ký và thông qua, các nước như Mỹ và Iraq đã không ký kết hiệp định. Lý do lớn nhất là do những lợi ích lớn trong việc sử dụng lính đánh thuê trong chiến tranh.

Như vậy, một người lính đánh thuê phải hội đủ các yếu tố:

Không phải thành viên thường trực của lực lượng vũ trang tại nước đó, mà chỉ được tuyển chọn để tham gia một chiến dịch đặc biệt (được ghi trong hợp đồng).

Tham gia vì mục đích cá nhân và được trả công nhiều hơn gấp nhiều lần quân đội trực thuộc.

Không thuộc quốc tịch của các quốc gia đang xung đột, hoặc không nằm trong vùng lãnh thổ bị kiểm soát bởi các quốc gia đang xung đột.

2. Tội làm lính đánh thuê trong Bộ luật hình sự Việt Nam

Theo Điều 425 Bộ luật Hình sự năm 2017 quy định

“Điều 425. Tội làm lính đánh thuê

Tìm hiểu thêm: Khấu trừ là gì? (Cập nhật 2022)

Người nào làm lính đánh thuê nhằm chống một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.”

Quy định của pháp luật hình sự 2015 có điểm khác biệt rất lớn so với Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội làm lính đánh thuê. Đối với bộ luật cũ chỉ quy định về tội làm lính đánh thuế và tội tuyển mộ lính đánh thuê trong cùng một điều luật và cụ thể là Điều 344 Bộ luật Hình sự năm 1999:

“Điều 344. Tội tuyển mộ lính đánh thuê; tội làm lính đánh thuê

1. Người nào tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê nhằm chống lại một nước bạn của Việt Nam hoặc một phong trào giải phóng dân tộc, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

2. Người nào làm lính đánh thuê, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.”

3. Các yếu tố của tội phạm

3.1. Chủ thể của tội phạm

Là con người cụ thể có năng lực trách nhiệm hình sự (năng lực nhân thức, năng lực điều khiển hành vi và đạt độ tuổi luật định) đã thực hiện hành vi phạm tội. Ngoài ra, ở một số tội nhất định, chủ thể còn có thêm đặc điểm khác vì chỉ khi có đặc điểm đó chủ thể mới thực hiện được hành vi phạm tội của các tội này.

Năng lực trách nhiệm hình sự là năng lực có thể phải chịu trách nhiệm hình sự của một người nếu thực hiện hành vi phạm tội. Năng lực trách nhiệm hình sự là một dạng năng lực pháp lí. Nhà nước xác nhận năng lực này dựa trên các cơ sở:

Thứ nhất, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người có năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội.

Thứ hai, người có năng lực trách nhiệm hình sự là người có độ tuổi phù hợp với chính sách hình sự của nhà nước trong giai đoạn cụ thể.

Như vậy, đối với lính đánh thuê – chủ thể của tội phạm có thể là bất kỳ người nào có đầy đủ năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi cùng với đó là có độ tuổi đủ để chịu trách nhiệm hình sự.

Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tuổi chịu trách nhiệm hình sự có quy định

“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”

Tìm hiểu thêm: Vận chuyển ma túy bị xử lý như thế nào

Đối với pháp luật Việt Nam, về độ tuổi những ai từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm mà họ vi phạm.

3.2. Mặt khách quan của tội phạm

Là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm. Biểu hiện cơ bản của mặt khách quan là hành vi khách quan có tính gây thiệt hại cho xã hội mà thường được gọi là hành vi khách quan. Biểu hiện thứ hai của mặt khách quan là hậu quả thiệt hại (do hành vi khách quan gây ra) mà thường được gọi là hậu quả của tội phạm. Ngoài hai biểu hiện này, còn có các biểu hiện khác của mặt khách quan là công cụ, phương tiện được sử dụng, thời gian, địa điểm mà hành vi khách quan xảy ra… Tội phạm cụ thể nào cũng đều có những biểu hiện của mặt khách quan được thể hiện ra ngoài. Không có những biểu hiện ra bên ngoài thì không có yếu tố khác của tội phạm và do vậy không có tội phạm.

Cụ thể với tội làm lính đánh thuê có thể thấy đây là tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức. Biểu hiện cơ bản thứ nhất, hành vi làm lính đánh thuê này có tính chất gây nguy hiểm cho xã hội. Biểu hiện thứ hai, về hậu quả của tội phạm thì các tội phá hoạu hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh là những hành vi xâm hại chủ quyền quốc gia, các quyền con người cơ bản và các giá trị sống còn của nhân loại.

Mặt khách quan của tội làm lính đánh thuê đó chính là hành vi trở thành lính đánh thuê chống một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền. Việc trở thành lính đánh thuê có thể vì vì mục đích cá nhân, nhận lại những lợi ích vật chất hoặc tinh thần hoặc vì những mục đích chính trị, … Quốc gia, vùng lãnh thổ bị xâm hại đến là bất kì quốc gia, vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền mà không chỉ có Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc quy định như vậy hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế, bất kì người nào có hành vi làm lính đánh thuê đều phải chịu trách nhiệm hình sự.

3.3. Mặt chủ quan của tội phạm

Là những biểu hiện tâm lí bên trong của tội phạm. Trong đó, biểu hiện có tính cơ bản là lỗi của chủ thể. Chủ thể của tội phạm phải có lỗi khi thực hiện hành vi khách quan có tính gây thiệt hại. Lỗi đó có thể là cố ý hoặc vô ý. Việc thực hiện hành vi khách quan có tính gây thiệt hại có thể do những động cơ khác nhau thúc đẩy và nhằm những mục đích nhất định. Các động cơ, mục đích này được gọi ở các tội cố ý là động cơ phạm tội, mục đích phạm tội.

Mặt chủ quan của Tội làm lính đánh thuê là lỗi cố ý trực tiếp. Lỗi là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Trong tội làm lính đánh thuê, người phạm tội biết được hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả có thể xảy ra. Nhận thức rõ tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi là sự nhận thức trên cơ sở nhận thức từ những tình tiết khách quan tạo nên tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi, có thể dựa trên mặt thực tế của hành vi, đối tượng tác động của tội phạm, công cụ, thủ đoạn, ….

Về ý chí, người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra. Khi chủ thể nhận thức được tính chất của hành vi mà vẫn được thực hiện thì có nghĩa đó chính là chủ thể mong muốn thực hiện hành vi đó.

3.4. Khách thể của tội phạm

Là quan hệ xã hội bị tội pham xâm phạm. Bất cứ hành vi phạm tội nào cũng đều gây thiệt hại hoặc hướng tới gây thiệt hại cho quan hệ xã hội nhất định được luật hính sự bảo vệ. Không gây thiệt hại hoặc hướng tới gây thiệt hại cho đối tượng là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ thì hành vi khách quan không có tính gây thiệt hại và do vậy cũng không có tội phạm.

Tội làm lính đánh thuê là tội phạm thuộc nhóm Tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. Nên Tội làm chính đánh thuê có khách thể thuộc khách thể của nhóm tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.

4. Tại sao đến thời điểm hiện tại lính đánh thuê vẫn được sử dụng?

Mục đích sử dụng lính đánh thuê trong chiến tranh có nhiều thay đổi từ trước tới nay. Trong trận chiến Ba Tư cách đây 2400 năm, hoàng tử Cyrus phải thuê quân đội Hy Lạp do ông không nắm quyền điều hành quân đội trong tay, vì vậy để có một đội quân lật đổ ngai vàng ông phải bỏ tiền ra thuê.

Sau đó vào khoảng thế kỷ 15 – 16, các đội quân lính đánh thuê trở nên chuyên nghiệp hơn, họ thường có một thế mạnh nhất định trong chiến đấu. Ví dụ như đội quân Swiss Guard của Thủy Điển có kỹ năng cận chiến tốt, đặc biệt là khả năng dùng giáo hay đội quân Landsknechte của Đức với khả năng dùng súng hỏa mai chuẩn xác. Do đó các lãnh chúa thuê họ để bù đắp điểm yếu cho quân đội của mình trong các trận chiến.

Trong Thế chiến thứ II, quân đội Đức đã tuyển dụng những người lính nước ngoài, thậm chí là người dân bình thường từ các nước mà Đức chiếm đóng. Họ được gọi là các freiwillige, được sử dụng như lá chắn tiên phong trên chiến trường.

Sau Thế chiến thứ II, nhưng người lính đánh thuê trước đây trở thành cố vấn, hướng dẫn cho các nhà lãnh đạo ở các nước thứ ba, như Congo, Angola hay Sirrea … Họ phục vụ cho cả quân đội chính phủ và các nhóm quân chống đối, thậm chí cả khủng bố. Một số bị bắt và xét sử tại tòa án chiến tranh.

Ngày nay, các quốc gia vẫn tích cực sử dụng lính đánh thuê không phải vì họ tinh nhuệ hơn, cũng không phải vì các quốc gia này không có quân đội, mà nhằm mục đích chính là giảm thương vong. Do đó, các lực lượng lính đánh thuê bị hạn chế hoạt động và bị kiểm soát nhiều hơn, họ phải tham gia những hoạt động rất nguy hiểm.

Luật Minh Khuê (tổng hợp và phân tích)

Tham khảo thêm: Những điều cần biết về nghỉ không hưởng lương 2022

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !