1. Luật sư tư vấn luật xử lý vi phạm hành chính
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, việc áp dụng quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề xử phạt vi phạm hành chính hiện nay còn nhiều vướng mắc. Do đó, nếu bạn gặp phải những khó khăn trong lĩnh vực này, bạn cần phải tìm hiểu kỹ các quy định quy định của pháp luật hoặc tham khảo ý kiến luật sư. Trong trường hợp không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.
Xem thêm: Lập biên bản vi phạm hành chính
Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan xử phạt vi phạm hành chính bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được tư vấn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Tư vấn pháp luật về lập biên bản vi phạm hành chính và thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính
Nội dung yêu cầu tư vấn: Vào ngày 11/03/2016 bạn tôi có vận chuyển 500 (năm trăm) bao thuốc lá ngoại nhập lậu và bị CSKT bắt giữ (kèm theo là biên bản tạm giữ tang vật và phương tiện). Đến ngày 25/03/2016 đội CSKT ra biên bản vi phạm hành chính với bạn tôi. Sau đó hồ sơ được chuyển về UBND tỉnh để ra quyết định xử phạt. Đến ngày 29/04/2016 UBND tỉnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Trong suốt quá trình xử lý bạn tôi không có yêu cầu giải trình. Qua sự việc như trên luật sư vui lòng cho tôi hỏi, đội CSKT ra biên bản vi phạm hành chính như vậy có đúng với trình tự thủ tục của pháp luật không? Quyết định xử phạt của UBND tỉnh ban hành có đúng với thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 không?
Trong đoạn 2 khoản 1 của điều 66 trong luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có đoạn “Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày”. Luật sư cho hỏi sự việc nêu trên của bạn tôi có phải là “trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng không?. ”Người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc” ở sự việc nêu trên là ai (Chủ tịch tỉnh hay CSKT)? Nếu bây giờ bạn tôi khởi kiện quyết định của UBND tỉnh ra tòa hành chính thì có bao giờ xảy ra trường hợp bị quay lại khởi tố hình sự không? Xin cảm ơn luật sư rất nhiều
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012:
Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính
Đọc thêm: Mẫu đơn kháng cáo dân sự mới nhất
1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.
Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.
3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
Như vậy, đối chiếu với quy định trên thì khi phát hiện ra hành vi vi phạm cơ quan có thẩm quyền thì phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính. Theo đó, với trường hợp của bạn thì việc hành vi vi phạm phát hiện từ ngày 11/3/2016 nhưng đến ngày 25/3 đội CSKT mới lập biên bản vi phạm hành chính là không phù hợp với quy trình thủ tục hành chính.
– Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
Điều 66. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.
Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
2. Quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này hoặc khoản 3 Điều 63 của Luật này, người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này, quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.
Đọc thêm: Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú mới năm 2022
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, vì ngay từ thời điểm lập biên bản vi phạm không phù hợp quy định rồi kéo theo việc ra quyết định về sau cũng không phù hợp theo. Tuy nhiên, xét về phương diện áp dụng thời gian ra quyết định xử phạt theo thì luật quy định trong thời hạn 7 ngày từ ngày có biên bản vi phạm hành chính thì phài ra quyết định xử phạt nhưng nếu trường hợp của bạn có nhiều tình tiết phức tạp hoặc thuộc trường hợp phải giải trình theo quy định thì thời hạn ra quyết định áp dụng với trường hợp của bạn tối đa là 30 ngày. Đồng thời, vụ việc của bạn có dấu hiệu của tội phạm (còn để xác định có thuộc vụ việc đặc biệt nghiêm trọng hay không sẽ phụ thuộc vào thực tế của do quá trình điều tra, xác minh của cơ quan có thẩm quyền quyết định) nên cần thêm thời gian để xác minh thì có thể được xin gia hạn không quá 30 ngày. Như vậy, xét về thời gian áp dụng ra quyết định xử phạt hành chính thì nếu kết luận của cơ quan có thẩm quyền xác nhận vụ việc mang tính chất nghiêm trọng và thuộc trường hợp phải giải trình thì thời hạn để ra quyết định tối đa có thể là 60 ngày – tức việc ra quyết định xử phạt hành chính vào ngày 29/4/2016 là đúng quy định pháp luật về mặt thời hạn.
– Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP về xử phạt trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm.
Điều 25. Hành vi vi phạm về buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu
…
2. Đối với hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 bao trở lên thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 62 Luật xử lý vi phạm hành chính; trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Điều 62. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
…
2. Trong quá trình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu hành vi vi phạm được phát hiện có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đó và trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày tạm đình chỉ phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; trường hợp đã thi hành xong quyết định xử phạt thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
Như vậy, trong trường hợp mặc dù đã có quyết định xử phạt vi phạm vi phạm hành chính và vẫn trong thời gian thi hành quyết định xử phạt mà người ra quyết định phát hiện có dấu hiệu tội phạm (số lượng từ 500 bao trở lên là có dấu hiệu tội phạm) thì phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định và chuyển hồ sơ cho cơ quan tố tụng hình sự để điều tra giải quyết. Nêu nếu trường hợp cơ quan, người đã trực tiếp ra quyết định xử phạt phát hiện ra có yếu tố tội phạm thì sẽ bị đình chỉ để chuyển sang điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của người bạn của bạn.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Quy định về lập biên bản vi phạm hành chính và thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được tư vấn.
Tham khảo thêm: 5 Mẫu xác nhận lương 3 tháng đầy đủ, mới nhất 2022