logo-dich-vu-luattq

Lạm phát là gì ví dụ

Hiện nay, lạm phát đang là nỗi nhức nhối tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới bởi nó khiến cho nền kinh tế và cuộc sống của người dân ở đó trở nên rất khó khăn. Vậy lạm phát là gì, ví dụ về lạm phát?

Chúng tôi sẽ cung cấp đến quý bạn đọc những nội dung liên quan đến vấn đề lạm phát thông qua bài viết Ví dụ về lạm phát.

Xem thêm: Lạm phát là gì ví dụ

Bản chất của lạm phát là gì?

Lạm phát được hiểu là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó.

Theo đó, lạm phát được hiểu bao gồm 2 ý:

+ Lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế một quốc gia.

Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.

+ Lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó.

Lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua của người tiêu dùng, khi lạm phát xảy ra mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ sẽ tăng lên.

Bản chất của lạm phát được thể hiện ở việc tăng giá trị hàng hóa lên khiến người mua gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, lạm phát lại làm tăng nguồn thu nhập “danh nghĩa”.

Tìm hiểu thêm: Phòng chống tội phạm là gì

Ví dụ về lạm phát?

Ví dụ: Năm 2018 chúng ta mua một cân gạo với giá 18.000 đồng, nhưng đến năm 2021 cũng loại gạo đó nhưng một cân với giá 25.000 đồng. Thì đây chính là sự mất giá của đồng tiền, còn gọi là lạm phát.

Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế

Lạm phát là một căn bệnh của bất kỳ nên kinh tế nào, nó vừa thúc đẩy, vừa kìm hãm sự phát triển kinh tế thông qua các tác động của mình.

– Tác động tiêu cực

+ Lạm phát tác động trực tiếp lên lãi suất

Việc tác động trực tiếp lên lãi suất sẽ dân đến việc ảnh hưởng đến các yếu tố khác của nền kinh tế. Nhằm duy trì hoạt động ổn định, ngân hàng cần ổn định lãi suất thực. Trong khi đó, lãi suất thực bằng hiệu của lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát. Do đó khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, nếu muốn cho lãi suất thật ổn định và thực dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên theo tỷ lệ lạm phát. Việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng.

+ Lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập thực tế.

Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa không thay đổi thì làm cho thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống. Lạm phát làm giảm thu nhập thực từ các khoản lãi, các khoản lợi tức. Từ đó, thu nhập ròng (thực) của người cho vay bằng thu nhập danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát bị giảm xuống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế xã hội.

+ Lạm phát làm cho phân phối thu nhập không bình đẳng

Khi lạm phát tăng lên, giá trị của đồng tiền giảm xuống, người đi vay sẽ có lợi trong việc vay vốn. Từ đó làm tăng thêm nhu cầu tiền vay trong nền kinh tế, đẩy lãi suất lên cao.

Tham khảo thêm: Xe tải là gì? tất tần tật những điều cần biết về xe tải

Bên cạnh đó, lạm phát tăng cao dễ dẫn đến tình trạng đầu cơ làm mất cân đối quan hệ cung – cầu hàng hoá trên thị trường. Tình trạng lạm phát như vậy sẽ có thể gây ra những rối loạn trong nền kinh tế và tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập, về mức sống giữa người giàu và người nghèo.

+ Lạm phát ảnh hưởng đến các khoản nợ quốc gia

Lạm phát đã làm tỷ giá giá tăng và đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài tính trên các khoản nợ. Điều đó dẫn đến tình trạng các khoản nợ quốc gia trở nên trầm trọng hơn.

– Tác động tích cực

Bên cạnh những tiêu cực mà lạm phát gây ra cho nền kinh tế, lạm phát cũng có một số tác động tích cực nhất định. Khi tốc độ lạm phát vừa phải đó là từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như sau:

+ Kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư giảm bớt thất nghiệp trong xã hội.

+ Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc.

Do đó, ở Việt Nam Quốc hội đưa ra mục tiêu duy trì và kiềm chế mức lạm phát ở dưới 5%. Theo Tổng cục thống kê, năm 2020 vừa qua Việt Nam kiểm soát thành công lạm phát, đạt mục tiêu đưa ra dưới 4%.

Ngoài những chia sẻ về nguyên nhân lạm phát, chúng tôi còn chia sẻ về cách đo lường lạm phát. Lạm phát sẽ được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế, thông thường sẽ dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức, cơ quan Nhà nước, các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh….

Lạm phát được đo lường dựa trên chỉ số giá tiêu dùng hay chỉ số giá cả CPI. Theo đó, lạm phát được tính theo bình quân gia quyền của một nhóm các hàng hóa thiết yếu. Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một chỉ số giá cả đo mức giá cả trung bình, là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số này.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến vấn đề Ví dụ về lạm phát. Chúng tôi hi vọng rằng quý bạn đọc có thể hiểu rõ vấn đề này, chúng tôi sẽ liên tục đưa đến những nội dung bổ ích trong các bài viết tiếp theo.

Tham khảo thêm: Quản lý nhà nước là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !