logo-dich-vu-luattq

Làm đăng ký kinh doanh tại hà nội

Hướng dẫn chi tiết hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội và các thông tin khác như: quy định thành lập công ty, các lỗi sai thường gặp khi thành lập…

Xem thêm: Làm đăng ký kinh doanh tại hà nội

Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty tại Hà Nội

1. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội
2. Thủ tục, quy trình thành lập công ty tại Hà Nội

➤ Các bước nộp hồ sơ mở công ty tại khu vực Hà Nội

  • Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ như hướng dẫn;
  • Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
  • Bước 3: Nhận kết quả từ Sở KH&ĐT.

➤ Thời gian giải quyết hồ sơ

Trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT Hà Nội sẽ phản hồi về tính hợp lệ của hồ sơ, khi đó:

  • Nếu hồ sơ hợp lệ: Bạn sẽ nhận được thông báo hợp lệ. Sau đó, bạn nộp hồ sơ cho Phòng Đăng ký kinh doanh Hà Nội qua đường bưu điện bằng cách đăng ký chuyển phát của Vietnam Post;
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ: Bạn sẽ nhận được thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ và tiến hành nộp hồ sơ thành lập công ty lại từ đầu.

➤ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ

Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội là cơ quan tiếp nhận và trả kết quả thủ tục thành lập công ty.

Địa chỉ Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội:

  • Phòng Đăng ký kinh doanh: Tòa nhà Trung tâm giao dịch công nghệ thường xuyên Hà Nội – Khu liên cơ Võ Chí Công, số 258 Võ Chí Công, Phường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội;
  • Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: Tầng 1, tầng 2, Tòa nhà 7 tầng – Khu liên cơ Võ Chí Công.

Số điện thoại liên hệ: (024) 3825 6637;

Email: info@dichvuluattoanquoc.com;

Thời gian làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hằng tuần:

  • Buổi sáng: 08 giờ 00 – 11 giờ 30;
  • Buổi chiều: 13 giờ 00 – 17 giờ 00.

Lưu ý:

Hiện nay, các tỉnh thành lớn như Hà Nội, TP. HCM tiếp nhận hồ sơ qua mạng. Do vậy để tránh mất thời gian đi lại, bạn cần liên hệ trước với cơ quan đăng ký kinh doanh để xác nhận cách thức tiếp nhận hồ sơ thành lập công ty.

Những lưu ý khi thành lập công ty, doanh nghiệp tại Hà Nội

Theo thống kê, có khoảng 87.3% trong số gần 5000 doanh nghiệp thành lập mới tại Hà Nội bị trả hồ sơ khi nộp lần đầu tiên, bởi không nắm rõ thủ tục cần thiết mà Anpha liệt kê dưới đây.

1. Người thành lập doanh nghiệp, công ty

Hiện nay, không có quy định nào về trình độ học vấn, bằng cấp chuyên môn hay nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của người sáng lập công ty.

Cá nhân đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc trường hợp pháp luật cấm và cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền thành lập doanh nghiệp.

Ví dụ: Anh A có hộ khẩu thường trú ở TP. HCM, năng lực hành vi dân sự bình thường, không trong thời gian thụ án hay bị pháp luật cấm hoạt động, hoàn toàn được phép thành lập công ty có địa chỉ trụ sở tại Hà Nội hoặc bất cứ tỉnh/thành nào.

Xem thêm: Những ai được quyền thành lập công ty.

2. Loại hình công ty

Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam phổ biến hiện nay là: công ty TNHH (công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên), công ty cổ phần (CTCP), công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.

  • Công ty TNHH một thành viên: Chỉ có 1 người là chủ sở hữu (người đứng ra thành lập công ty). Chủ sở hữu có thể đồng thời là người đại diện theo pháp luật hoặc là 2 người khác nhau;
  • Công ty TNHH hai thành viên: Từ 2 đến 50 thành viên;
  • Công ty cổ phần: Từ 3 cổ đông trở lên và không giới hạn số lượng cổ đông;
  • Công ty hợp danh: Từ 2 thành viên hợp danh và không giới hạn số lượng thành viên góp vốn;
  • Doanh nghiệp tư nhân: Chỉ có 1 thành viên góp vốn, gọi là chủ doanh nghiệp tư nhân.

Xem thêm: Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam.

Tham khảo thêm: Mẫu đơn đăng ký kinh doanh internet

3. Đặt tên công ty

Theo kinh nghiệm thành lập công ty của Anpha, nhiều doanh nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhưng đã thiết kế logo/website theo tên công ty dự kiến. Tuy nhiên, đến khi đăng ký thành lập công ty, tên bị trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn nên không được Sở KH&ĐT chấp thuận, cụ thể:

  • Tên bị trùng có nghĩa là toàn bộ phần tên của công ty giống tên công ty khác đã đăng ký (không phân biệt loại hình công ty TNHH hay công ty cổ phần);
  • Tên gây nhầm lẫn có nghĩa là phần tên riêng của công ty viết bằng tiếng nước ngoài hoặc ghép bởi các chữ cái tiếng Việt không có nghĩa, dẫn đến nhầm lẫn với một công ty đã đăng ký mà có cụm từ phía trước giống nhau.

Ví dụ: Công ty TNHH Công nghệ số LINE dễ gây nhầm lẫn với Công ty TNHH Công nghệ số, Công ty TNHH Công nghệ số LI… Khi đó, bạn có thể thêm cụm từ tiếng Việt có nghĩa ngay sau tên riêng đó như: Việt Nam, Hà Nội, Toàn Cầu…

Xem thêm: Cách đặt tên công ty hay và đúng.

4. Địa chỉ công ty

Cần lưu ý địa chỉ công ty không được đặt ở chung cư và nhà tập thể, trừ khi tòa nhà chung cư có chức năng cho thuê làm văn phòng, khu tập thể đã được phân lô làm nhà riêng.

Đối với tòa nhà chung cư có chức năng cho thuê văn phòng nhưng thuộc loại tòa nhà hỗn hợp, phân tầng chung cư nhà ở, trung tâm thương mại, cho thuê văn phòng… thì phải có giấy tờ chứng minh văn phòng công ty nằm tại tầng cho thuê văn phòng (quyết định của chủ đầu tư về cơ cấu, quy hoạch của tòa nhà).

Xem thêm: Quy định địa chỉ trụ sở công ty.

5. Mức vốn điều lệ quyết định thuế môn bài

Theo Luật Doanh nghiệp, khi đăng ký thành lập công ty, không bắt buộc chứng minh có đủ số vốn điều lệ, cũng như không có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ tối đa, tối thiểu. Vì thế, bạn có thể đăng ký số vốn điều lệ tùy theo quy mô hoạt động của công ty. Chỉ cần lưu ý vấn đề sau:

  • Đối với ngành nghề kinh doanh bất động sản thì vốn điều lệ phải từ 20 tỷ trở lên;
  • Vốn điều lệ nhỏ hơn hoặc bằng 10 tỷ thì mức lệ phí môn bài phải đóng là 2.000.000 đồng/năm;
  • Vốn điều lệ lớn hơn 10 tỷ thì mức lệ phí môn bài phải đóng là 3.000.000 đồng/năm;
  • Trong vòng 90 ngày, kể từ ngày có giấy phép, công ty phải góp đủ số vốn đã đăng ký;
  • Doanh nghiệp được miễn thuế môn bài trong năm đầu tiên thành lập. Vì vậy, doanh nghiệp chỉ đóng thuế môn bài từ năm thứ hai, tức là: doanh nghiệp thành lập bất kỳ ngày nào trong năm 2021 sẽ đóng thuế môn bài từ năm 2022.

Xem thêm: Vốn điều lệ là gì?

6. Ngành nghề kinh doanh

Bạn cần lưu ý một số ngành nghề có điều kiện như:

  • Các ngành có hoạt động đấu giá đều không được đăng ký hoạt động đấu giá (thủ tục này phải đăng ký bên Bộ Tư pháp, không thuộc thẩm quyền của Sở KH&ĐT);
  • Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm: Không được đăng ký hoạt động trung tâm môi giới lao động, việc làm (vì mở trung tâm môi giới thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước khác không phải Sở KH&ĐT);
  • Bán buôn kim loại và quặng kim loại: Không được đăng ký lĩnh vực kinh doanh vàng miếng;
  • Đăng ký ngành nghề kinh doanh hóa chất: Phải đáp ứng quy định tại Điều 14 Luật Hóa chất năm 2007 và Điều 9 Nghị định 113/2017/NĐ-CP;
  • Đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải: Phải đáp ứng quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và Nghị định 86/2014/NĐ-CP;
  • Và một số ngành nghề có điều kiện khác.

Xem thêm:

Danh mục 227 mã ngành nghề kinh doanh có điều kiện từ 2020;

Quy định mã ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp.

7. Người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật (với chức danh: giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT, chủ tịch HĐTV, chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc…) có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài tùy theo nhu cầu của công ty.

Trường hợp công ty 100% vốn Việt Nam nhưng nếu có nhu cầu cho người nước ngoài làm người đại diện theo pháp luật (giám đốc, tổng giám đốc…) hoàn toàn có thể đăng ký được. Chỉ cần có bản sao công chứng trong vòng 6 tháng của hộ chiếu và thẻ đăng ký tạm trú của người nước ngoài đó.

Xem thêm: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là gì?

8. Thông tin cá nhân

Khi cung cấp thông tin trong hồ sơ thành lập công ty, bạn cần cung cấp đầy đủ, chính xác theo bản CMND/CCCD/hộ chiếu: số, ngày cấp, nơi cấp, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, địa chỉ chỗ ở hiện tại.

Lưu ý: Trường hợp nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trên sổ hộ khẩu khác với thông tin trên CMND/CCCD do đã chuyển hộ khẩu đến nơi ở mới mà chưa đổi CMND/CCCD, thì bạn cần cung cấp thông tin theo địa chỉ ghi trên CMND/CCCD. Đồng thời, địa chỉ phải đủ 4 cấp (số nhà, ngõ, đường/thôn/xóm, xã/phường/thị trấn, huyện/TP/thị xã, tỉnh/TP), vì khi nộp hồ sơ sẽ nộp kèm CMND/CCCD chứ không nộp sổ hộ khẩu.

Những lưu ý về thuế cho doanh nghiệp mới thành lập tại Hà Nội

Tìm hiểu thêm: đăng ký địa điểm kinh doanh qua mạng

1. Các loại thuế đối với doanh nghiệp mới thành lập bao gồm: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)…;

2. Các loại báo cáo, kê khai thuế cho doanh nghiệp mới thành lập: kê khai thuế ban đầu, khai thuế môn bài, báo cáo quyết toán cuối năm, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn…

Xem thêm: Các loại thuế cho doanh nghiệp mới để tham khảo chi tiết các quy định liên quan đến thuế cũng như cách nộp các loại thuế cho doanh nghiệp mới thành lập.

Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty tại Hà Nội 2022 - Có File Mẫu

Các lỗi sai bạn thường gặp phải khi làm thủ tục mở công ty

Theo kinh nghiệm thành lập công ty của Anpha, hầu hết khi chưa có kinh nghiệm, bạn dễ mắc phải các lỗi sai phạm sau đây:

Đối với việc điền thông tin trên giấy tờ, biểu mẫu

1. Tại danh sách cổ đông sáng lập và danh sách thành viên có ô “Thời điểm góp vốn”. Tại ô này, bạn có thể ghi thời gian góp vốn tối đa là 90 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ;

2. Tại trang cuối của giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp có dòng “Tôi cam kết: Trụ sở chính thuộc quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp của công ty và được sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật”, tại đây, bạn cần chọn 1 trong 2 cụm từ “quyền sở hữu” hoặc “quyền sử dụng hợp pháp của công ty”;

3. Bạn cần lưu ý điền chuẩn các thông tin cơ bản nhất như: giới tính, dân tộc, loại giấy chứng thực cá nhân là CMND hay CCCD, chức danh người đại diện theo pháp luật, mã ngành kinh doanh, chi tiết ngành nghề kinh doanh… khi nộp hồ sơ mở công ty tại Hà Nội theo hình thức qua mạng. Các thông tin trên hệ thống dữ liệu phải đúng với thông tin trên hồ sơ bản giấy.

Đối với việc đăng ký ngành nghề kinh doanh

1. Đăng ký chi tiết ngành nghề không đúng theo quy định về ngành nghề;

2. Không trích dẫn điều luật hoặc trích dẫn không đúng điều luật đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Các vấn đề khác

1. Các đầu mục hồ sơ cần nộp không đầy đủ;

2. Chữ ký của từng cá nhân liên quan tại các đầu mục hồ sơ không giống nhau;

3. Bắt buộc đăng ký thông tin kế toán trưởng/người phụ trách kế toán tại trường dữ liệu người quản lý khác trên Cổng thông tin đăng ký kinh doanh;

Lưu ý: Không bắt buộc phải là người có chứng chỉ kế toán trưởng, chỉ cần đăng ký thông tin của cá nhân bất kỳ.

Xem thêm: Những lỗi sai nên tránh trước và sau khi thành lập công ty.

Dịch vụ thành lập công ty tại Hà Nội

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm hoặc cần nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhanh chóng, hãy tham khảo dịch vụ thành lập công ty khu vực Hà Nội của Anpha.

Dịch vụ mở công ty tại Hà Nội của Anpha sẽ hỗ trợ bạn toàn bộ yêu cầu pháp lý, tham khảo chi tiết dịch vụ như sau:

Nhận bàn giao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tận nơi – miễn phí vận chuyển. Gọi ngay cho Anpha để được hỗ trợ tư vấn thành lập công ty tại Hà Nội.

GỌI NGAY

Các câu hỏi thường gặp khi mở công ty tại Hà Nội

Gọi cho chúng tôi theo số 0967 370 488 (TP. HCM) hoặc 0967 370 488 (Hà Nội) để được hỗ trợ.

Trần Giang – Phòng Pháp lý Anpha

Tìm hiểu thêm: Thủ tục hủy giấy phép đăng ký kinh doanh

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !