logo-dich-vu-luattq

Kinh tế du lịch là gì

TÓM TẮT:

Từ năm 1990 đến nay là giai đoạn ngành Du lịch Việt Nam chuyển mình với những bước đột phá quan trọng cả về chủ trương, chính sách và những kết quả ấn tượng. Hiện nay, ngành Du lịch đang bước vào giai đoạn phát triển ở tầm cao mới với nhiều thời cơ và khó khăn, thách thức mới. Sự phát triển của ngành Du lịch đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Bài viết này sẽ chú trọng phân tích một số vai trò của kinh tế du lịch và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hơn nữa kinh tế du lịch của Việt Nam.

Xem thêm: Kinh tế du lịch là gì

Từ khóa: vai trò, kinh tế, du lịch, phát triển.

1. Đặt vấn đề

Kinh tế du lịch là một hệ thống phức hợp những quan hệ và hoạt động kinh tế của các chủ thể tham gia trong quá trình tổ chức sản xuất, cung ứng và tiêu dùng những sản phẩm, dịch vụ du lịch, nhằm đem lại lợi ích kinh tế, xã hội cho các bên tham gia và tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Trong quá trình hội nhập kinh tế, kinh tế du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế đất nước, góp phần vào tiến trình hội nhập quốc tế và thực hiện đường lối đối ngoại của các quốc gia. Trong những năm gần đây, tỷ trọng kinh tế du lịch trong nền kinh tế quốc dân ngày càng cao nên việc phát triển kinh tế du lịch là điểm tăng trưởng mới của nền kinh tế nước ta.

2. Vai trò của kinh tế du lịch

Kinh tế du lịch đóng góp trên 9,2% vào GDP cả nước, tạo ra 2,9 triệu việc làm, trong đó có 927 nghìn việc làm trực tiếp. Tính chung trong giai đoạn 2015-2019, ngành Du lịch đạt tốc độ tăng trưởng cao 22,7%. Thành tựu và nỗ lực của của du lịch Việt Nam đã được thế giới đánh giá cao, Tổ chức Du lịch thế giới (UNTWO) xếp Việt Nam đứng thứ 6 trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới. Năm 2019, du lịch Việt Nam cũng đạt nhiều giải thưởng danh giá mang tầm vóc châu lục và thế giới. Dưới đây là một số vai trò của kinh tế du lịch trong sự phát triển của nền kinh tế nói chung:

Thứ nhất, kinh tế du lịch góp phần tăng thu nhập quốc dân thông qua thu ngoại tệ, đóng góp vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.

Dịch vụ du lịch có giá trị xuất khẩu cao và hiệu quả kinh tế – xã hội cao nhất trong các hoạt động xuất khẩu dịch vụ đặc biệt là theo góc độ thu ngoại tệ và thu hút lao động, tạo công ăn việc làm. Xuất nhập khẩu dịch vụ cũng có ảnh hưởng lớn đến cán cân thanh toán của toàn bộ nền kinh tế.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ước tính số khách quốc tế đến Việt Nam năm 2019 đạt hơn 18 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch đạt 726 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Tuy nhiên, hầu hết khách du lịch quốc tế vào Việt Nam chủ yếu qua đường tour do các công ty lữ hành trong nước tổ chức. Các công ty nước ngoài đảm nhận chi phí vé máy bay hoặc chi phí vận tải khách đến Việt Nam. Các hãng điều hành tour của Việt Nam thu chi phí các khoản dịch vụ liên quan đến đi lại, ăn ở, tham quan… tại Việt Nam. Nếu chúng ta tổ chức các tour ngay từ nước ngoài thì phần thu ngoại tệ sẽ cao hơn nữa .

Thứ hai, kinh tế du lịch góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tham gia mở rộng thị trường nội địa và quốc tế.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới hiện nay cho thấy, giá trị của các ngành Dịch vụ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng sản phẩm xã hội. Do vậy, khi các nhà kinh doanh đi tìm hiệu quả của đồng vốn thì du lịch là một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn so với nhiều ngành kinh tế khác. Kinh tế du lịch đem lại tỷ suất lợi nhuận cao, vốn đầu tư vào du lịch tương đối ít so với ngành công nghiệp nặng và giao thông vận tải, mà khả năng thu hồi vốn nhanh, kỹ thuật không phức tạp, mức độ rủi ro thấp. Đặc biệt, thông qua hợp tác quốc tế và khu vực trong lĩnh vực du lịch, các quốc gia có thể tận dụng lợi thế để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Do vậy, phát triển kinh tế du lịch được coi là một kênh khá quan trọng trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Kinh tế du lịch phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành có quan hệ đến nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế. Xuất phát từ nhu cầu này của du khách mà ngành Du lịch không ngừng mở rộng hoạt động thông qua mối quan hệ liên ngành, liên vùng và liên quốc gia. Do đó, kinh tế du lịch tham gia mở rộng thị trường nội địa và quốc tế cho mỗi quốc gia.

Đọc thêm: Hình thức kinh doanh là gì

Thứ ba, kinh tế du lịch góp phần tăng cường giao lưu, hội nhập của quốc gia với khu vực và quốc tế.

Sự tác động qua lại của các yếu tố như: điều kiện tự nhiên, tâm lý xã hội, môi trường sống, đối tượng khách du lịch… khiến cho kinh tế du lịch luôn có sự vận động phát triển không ngừng. Chính tư tưởng chấp nhận cái cũ, bó buộc trong những mô – típ quen thuộc, không chịu đổi mới đã tạo ra sự thất bại của kinh tế du lịch ở một số quốc gia. Từ đó, đặt ra yêu cầu đối với phát triển kinh tế du lịch là phải mở rộng liên kết, hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Đối với những đơn vị cung ứng sản phẩm, dịch vụ du lịch sở tại thì cần mở rộng các mối quan hệ để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nhằm tạo ra được những sản phẩm phong phú, đa dạng, có sự khác biệt và tận dụng được lợi thế so sánh. Đối với cộng đồng dân cư tại điểm du lịch, thông qua hoạt động của kinh tế du lịch, cộng đồng cư dân cũng được giao lưu và tiếp biến các giá trị văn hóa của các đối tượng khác nhau đến nơi đây..

3. Phương hướng phát triển du lịch nước ta

Trong giai đoạn tới, du lịch Việt Nam tiếp tục duy trì quan điểm phát triển bền vững với mục tiêu phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn và có đẳng cấp trong khu vực. Để đạt mục tiêu đó, ngành Du lịch cần đặt trọng tâm vào phát triển du lịch có chất lượng, có thương hiệu, có tính chuyên nghiệp và hiện đại trên cơ sở khai thác tối ưu nguồn lực và lợi thế quốc gia, phát huy tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa.

Đối với phát triển sản phẩm và định hướng thị trường cần tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, có thế mạnh nổi trội. Ưu tiên phát triển du lịch biển; phát triển du lịch văn hóa làm nền tảng, phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm; liên kết phát triển sản phẩm khu vực gắn với các hành lang kinh tế.

Xác định thị trường mục tiêu với phân đoạn thị trường theo mục đích du lịch và khả năng thanh toán; ưu tiên thu hút khách du lịch có khả năng chi trả cao, có mục đích du lịch thuần tuúy, lưu trú dài ngày. Phát triển thị trường nội địa chú trọng khách nghỉ dưỡng, giải trí, lễ hội, mua sắm. Tập trung thu hút thị trường khách quốc tế gần đến từ Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái Bình Dương (Singapore, Malaysia, Inđônêxia, Thái Lan, Úc); Tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Scandinavia), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ucraina); mở rộng thị trường mới từ Trung Đông.

Phát triển các thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu điểm đến nổi bật để từng bước tạo dựng hình ảnh, thương hiệu cho du lịch Việt Nam. Trước hết, Nhà nước sẽ tập trung hỗ trợ phát triển các thương hiệu du lịch có tiềm năng như: Saigontourist, Vinpearl Land, Hạ Long, Phú Quốc, Mũi Né, Hội An, Huế, Sapa, Đà Lạt.

Tập trung đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa công tác xúc tiến quảng bá du lịch nhằm vào thị trường mục tiêu theo hướng lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm tiêu điểm. Các chương trình, chiến dịch quảng bá được triển khai tập trung vào các nhóm thị trường ưu tiên. Cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia có vai trò chủ đạo trong việc hoạch định chương trình xúc tiến quảng bá quốc gia và huy động các tổ chức, doanh nghiệp chủ động tham gia theo cơ chế “cùng mục tiêu, cùng chia sẻ”.

Coi trọng phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; tập trung đào tạo nhân lực bậc cao, đội ngũ quản lý trở thành lực lượng “máy cái” để thúc đẩy chuyển giao, đào tạo tại chỗ theo yêu cầu công việc.

Định hướng và tổ chức phát triển du lịch theo vùng lãnh thổ phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch gắn với vùng kinh tế, vùng văn hóa, vùng địa lý, khí hậu và các hành lang kinh tế. Trong mỗi vùng có các địa bàn trọng điểm du lịch tạo thành các cụm liên kết phát triển mạnh về du lịch. Vùng phát triển du lịch có không gian và quy mô phù hợp, có đặc điểm thuần nhất về tài nguyên, địa lý và hiện trạng phát triển du lịch; tăng cường khai thác yếu tố tương đồng và bổ trợ trong vùng, yếu tố đặc trưng của vùng và liên kết khai thác yếu tố liên vùng để phát triển mạnh sản phẩm đặc thù, tạo các thương hiệu du lịch vùng.

4. Một số giải pháp phát triển kinh tế du lịch tại Việt Nam trong thời gian tới

Để hiện thực hóa những định hướng phát triển nêu trên, cần có giải pháp cụ thể như sau:

Một là, cần tiếp tục triển khai thực hiện thành công Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định để tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển. Đồng thời, tập trung các nguồn lực thực hiện đồng bộ và hiệu quả một số giải pháp mang tính đột phá nhằm duy trì nhịp độ tăng trưởng, hoàn thành tốt các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra.

Hai là, đầu tư phát triển kinh tế du lịch dựa trên thế mạnh nổi trội và hấp dẫn về tài nguyên du lịch; tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái; từng bước hình thành hệ thống khu, tuyến, điểm du lịch quốc gia; khu tuyến, điểm du lịch địa phương và đô thị du lịch. Phát huy thế mạnh và tăng cường liên kết giữa các vùng, miền, địa phương hướng tới hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng theo các vùng du lịch.

Tìm hiểu thêm: Trách nhiệm dân sự là gì

Ba là, đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, đảm bảo đồng bộ phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế du lịch. Hiện đại hóa mạng lưới giao thông công cộng; quy hoạch không gian công cộng. Đầu tư nâng cấp phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch thông qua đó phát triển kinh tế du lịch.

Bốn là, cần chú trọng phát triển du lịch nội địa. Thực tế cho thấy, khi dịch bệnh Covid-19 còn đang diễn biến hết sức phức tạp việc mở cửa để đón khách du lịch quốc tế là rất khó khăn, Việt Nam đã triển khai rất thành công du lịch nội địa trong năm 2020 với lượng khách nội địa đạt 56 triệu lượt. Có thể nói đây là một trong nhưng thế mạnh tại chỗ chúng ta có thể phát triển trong thời gian sắp tới.

Năm là, cần chú trọng phát triển nhân lực du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch từng thời kỳ, từng vùng, miền trong cả nước; từng bước thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch hợp chuẩn với khu vực và quốc tế, đặc biệt chú trọng nhân lực quản lý du lịch và lao động có tay nghề cao. Song song đó là đa dạng hóa phương thức đào tạo; khuyến khích đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết số 08-NQ/TW ban hành ngày 16/1/2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
  2. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2009), Kinh tế du lịch và du lịch học, NXB Trẻ, Hà Nội.
  3. Thủ tướng Chính phủ (2013), “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” ngày 22/1/2013.
  4. Tổng cục Du lịch (2020), Tình hình hoạt động của ngành Du lịch năm 2020 và triển khai nhiệm vụ trong năm 2021.

Current situation and solutions to promote the economic role of tourism industry in Vietnam’s economic development

Master. Pham Duc Tai

Faculty of Finance – Banking

University of Economics – Technology for Industries

ABSTRACT:

Since 1990, Vietnam’s tourism industry has transformed with important breakthroughs in terms of guidelines and policies and the industry has achieved impressive results. The tourism industry now is entering a new development period with many new opportunities and also challenges. The development of the tourism industry has contributed to the country’s economic growth. This paper analyzes the economic role of the tourism industry in Vietnam’s economic development and proposes some solutions to support the tourism industry’s growth.

Keywords: role, economy, tourism, development.

[Tạp chí Công Thương – Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 15, tháng 6 năm 2021]

Đọc thêm: Chiếu là gì ? Khái niệm Chiếu được hiểu như thế nào theo luật ?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !