1. Khái niệm hoạt động kinh doanh
Ở nghĩa phổ thông kinh doanh không chỉ là buôn bán mà bao gồm cả sản xuất. Hơn nữa, không phải tất cả các hoạt động sản xuất, buôn bán đều là kinh doanh mà chỉ có những hoạt động sản xuất, buôn bán nào có sinh lợi mới được coi là kinh doanh.
Xem thêm: Kinh doanh là gì
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế có những sự thay đổi về chất, do đó, tính chất của các hoạt động kinh doanh cũng thay đổi theo. Điều đó đòi hỏi phải xác định lại khái niệm kinh doanh cho phù hợp với các thuộc tính vốn có của nó. Trong những năm 90 của thế kỉ trước, một số văn bản luật như Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990, Luật Doanh nghiệp năm 1999 và mới nhất là Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã có những quy định ghi nhận khái niệm kinh doanh.
Theo quy định của các văn bản pháp luật đó thì “kinh doanh” là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi (Khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014).
Như vậy, khác với các hành vi dân sự thuần tuý khác (cũng trao đổi, cũng cung ứng dịch vụ), mục tiêu chính của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận. Đối với các doanh nghiệp, lợi nhuận được tạo ra khi số tiền thu được trong kinh doanh (doanh thu) lớn hơn số tiền phải chi phí (chi phí kinh doanh), tiền bán ra trừ tiền chi phí bằng lợi nhuận. Bất cứ hoạt động nào, cho dù về mặt hình thức giống kinh doanh nhưng mục tiêu của hoạt động đó không phải là tạo ra lợi nhuận đều không phải là kinh doanh.
Tìm hiểu thêm: Nhân hiệu hình thức là gì
Pháp luật quy định, hành vi kinh doanh có mục đích sinh lợi (kiếm lời) nhưng lời hay lỗ lại không thành vấn đề cho việc xác định hành vi kinh doanh. Nhiều trường hợp sản xuất, buôn bán bị lỗ nhưng vẫn là kinh doanh. Dưới giác độ pháp lý, khi xác định hành vi kinh doanh, chúng ta quan tâm đến việc có hay không có mục tiêu tạo ra lợi nhuận, chứ không quan tâm đến việc thực hiện mục tiêu đó như thế nào. Có thể kết luận khái quát rằng lợi nhuận là đích cuối cùng của các nhà kinh doanh; bất cứ hoạt động nào nhằm mục đích kiếm lời trên thị trường cũng là hoạt động kinh doanh.
2. Quy định chung về kinh doanh
Pháp luật của nhiều nước trên thế giới sử dụng thuật ngữ “commerce” (kinh doanh/thương mại) theo nghĩa rộng để chỉ một cách tổng hợp các hoạt động sản xuất, mua bán hàng hoá, dịch vụ và có sự phân biệt với thuật ngữ “trade” để chỉ riêng hoạt động mua bán hàng hoá thuần tuý.
>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh mới nhất năm 2022
Ở Việt Nam, thuật ngữ kinh doanh được sử dụng trong Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990. Hoạt động kinh doanh được nhận biết thông qua các dấu hiệu:
Đọc thêm: Hình phạt là gì ? Khái niệm, đặc điểm của hình phạt là gì ?
1) Hoạt động phải mang tính nghề nghiệp, nghĩa là chúng được tiến hành một cách chuyên nghiệp, thường xuyên, liên tục và hoạt động này mang lại nguồn thu nhập chính cho người thực hiện chúng;
2) Hoạt động phải được thực hiện một cách độc lập. Các chủ thể nhân danh mình để tiến hành hoạt động kinh doanh. Họ tự quyết định mọi vấn đề có liên quan và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình;
3) Hoạt động được các chủ thể tiến hành với mục đích kiếm lời thường xuyên.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì để thực hiện hoạt động kinh doanh, các chủ thể phải tiến hành đăng kí kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là cơ quan đăng kí kinh doanh.
Hiện nay, đang áp dụng luật doanh nghiệp năm 2020 (thay thế luật doanh nghiệp năm 2014 trước kia) và luật thương mại năm 2005 để điều chỉnh các nội dung liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)
Tìm hiểu thêm: Tội vu khống là gì? Hình phạt của tội vu khống theo quy định mới nhất