logo-dich-vu-luattq

Kim ngạch nhập khẩu là gì

Tính riêng tháng 9, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 53,5 tỷ USD, giảm 2% so với tháng trước nhưng tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam đã vận chuyển 240,52 tỷ USD hàng hóa ra nước ngoài trong 9 tháng đầu năm 2021, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Khu vực trong nước đóng góp 62,72 tỷ USD và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đóng góp 177,8 tỷ USD, tăng lần lượt 8,5 và 22,8% hàng năm.

Xem thêm: Kim ngạch nhập khẩu là gì

Trong kỳ, 31 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD mỗi mặt hàng và chiếm 92,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 214 tỷ USD, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là nhóm hàng nông, lâm sản với 17,7 tỷ USD (tăng 17,6%) và thủy sản 6,17 tỷ USD (tăng 2,4%).

Tìm hiểu thêm: Mục đích sử dụng đất ont là gì

Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chi 69,8 tỷ USD cho nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ hai là Trung Quốc với 38,5 tỷ USD, tăng 18,3%. Tiếp theo là EU và ASEAN với 28,8 tỷ USD và 20,6 tỷ USD, tăng lần lượt 11,6% và 21,2%.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu 9 tháng đạt 242,65 tỷ USD, tăng 30,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khối doanh nghiệp trong nước nhập khẩu hàng hóa trị giá 83,72 tỷ USD, tăng 25%, còn khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm phần lớn với 158,93 tỷ USD, tăng 33,6%.

Để gia tăng kim ngạch xuất khẩu, thì các nước cần đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó tập trung vào các giải pháp:

– Tăng trưởng quy mô nền kinh tế: Thông qua việc đổi mới đồng bộ,nhanh chóng thể chế chính trị, kinh tế, chính sách kinh tế vĩ mô…Nâng cao năng xuất trong quản lý nhà nước, giảm thiểu tối đa các bất cập trong thủ tục hành chính, thuế, phí… Nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư từ đó tạo động lực cho việc sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu.

Đọc thêm: Công việc bán thời gian là gì

– Đẩy mạnh sản xuất và chế biến hàng hóa xuất khẩu:

+ Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang sản xuất các mặt hàng chế biến hoặc đã tinh chế. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có tác động mạnh đến xuất khẩu các nhóm hàng, đặc biệt là nhóm hàng đã chế biến hoặc tinh chế. Tuy nhiên, ngoài (nhóm SITC8) chủ yếu là những mặt hàng tiểu thủ công nghiệp không đòi hỏi trình độ khoa học công nghệ cũng như trình độ lao động cao thì các nhóm hàng còn lại đều gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước. Giá trị xuất khẩu các nhóm hàng này hầu như tới nhiều từ khu vực FDI. Vì thế, trước hết nên tập trung phát triển, nâng cao chất lượng các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp, giày dép, may mặc phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Đồng thời cũng cần có những chính sách thích hợp như: Phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ, đầu tư nguồn lực cho việc phát triển khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

+ Nâng cao chất lượng các mặt hàng lương thực thực phẩm: Rõ ràng các mặt hàng nông lâm thủy sản vẫn đang là những mặt hàng lợi thế của Việt Nam. Tuy nhiên, sản xuất thủ công, manh mún dẫn đến không đáp ứng được số lượng lớn; quy trình sản xuất không đúng quy cách, sử dụng quá nhiều hóa chất dẫn đến sản phẩm chất lượng kém không đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, yêu cầu về kích cỡ của các nước bạn hàng. Hay như, sự yếu kém trong công tác bảo quản cũng làm cho những mặt hàng được coi như đặc sản của Việt Nam cũng không thể vươn xa tới các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu…Thị trường dành cho các mặt hàng này vẫn chủ yếu là thị trường Trung quốc và giá trị mang lại là chưa tương xứng với những lợi thế có được.

Vì vậy: – Cần tập trung cơ cấu lại toàn bộ quy trình sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hơn hình thành những mô hình, những khu sản xuất quy mô lớn đảm bảo thuận lợi cho việc áp dụng kỹ thuật cao vào sản xuất. – Phát triển giao thông và vận tải nhằm rút ngắn thời gian vận chuyển, và rủi ro cho sản phẩm; tập trung đầu tư cho công tác bảo quản sản phẩm để sản phẩm đảm bảo chất lượng, tăng thời gian sử dụng và có giá trị cao hơn.

– Tập trung vào những thị trường ở gần Kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy, ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam là rất lớn đặc biệt là các nhóm hàng thô hoặc chưa qua chế biến. Vì vậy, nên đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này vào các thị trường gần hơn như Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc để hạn chế được những tác động này. Tuy nhiên, về lâu dài cần phải phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, vận tải để giảm tối thiểu chi phí, rủi ro cho doanh nghiệp khi tiếp cận những thị trường ở xa hơn.

Tham khảo thêm: Trục lợi trong kinh tế học là gì? Các vấn đề nảy sinh từ hiện tượng trục lợi

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !