Kim ngạch xuất khẩu là gì? Thế nào là kim ngạch xuất khẩu? Nếu bạn là người hay theo dõi tin tức thời sự sẽ gặp phải thuật ngữ này. Thế thì hôm nay hãy cùng HLshipping hiểu rõ hơn về khái niệm này nhé!
Xem thêm: Kim ngạch là gì
Nội dung chính
Kim ngạch là gì?
Kim ngạch xuất khẩu là tổng giá trị của toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của một nước trong một kỳ nhất định, sau đó được quy đổi đồng bộ về một loại tiền tệ nhất định.
Kim ngạch xuất khẩu càng cao thì thể hiện tài chính của doanh nghiệp, hay của một nhà nước càng phát triển. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu càng thấp, lượng ngoại tệ thu về ít thì kinh tế được đánh giá là kém phát triển.
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiếng Anh là gì
- Kim ngạch xuất nhập khẩu trong tiếng Anh là Export-import turnover.
- Kim ngạch xuất khẩu tiếng Anh là Export turnover.
- Kim ngạch nhập khẩu (Import turnover) là tổng giá trị nhập khẩu của các (hoặc một) hàng hoá nhập khẩu vào quốc gia (hoặc một doanh nghiệp) trong một kì nhất định qui đổi đồng nhất ra một loại đơn vị tiền tệ nhất định.
Kim ngạch xuất nhập khẩu (Export-import turnover) là tổng kim ngạch nhập khẩu cộng tổng kim ngạch xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG LOGISTICS XUẤT KHẨU CỦA MẶT HÀNG NHỰA TRONG QUÝ 1 NĂM 2020
Tầm quan trọng của nhập khẩu
- Hoạt động nhập khẩu chính là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mọi người, kịp thời giải quyết được vấn đề thiếu thốn hay khan hiếm về mặt hàng hóa.
- Ổn định cán cân thương mại, góp phần giúp nền kinh tế phát triển bền vững hơn trong trường hợp quốc gia đó không thể hoặc không kịp sản xuất các loại sản phẩm, hàng hóa.
- Làm phong phú hơn những mặt hàng trên thị trường. Nâng cấp không hề nhỏ trong chất lượng mức sống của đại đa số người tiêu dùng.
- Xóa bỏ tình trạng chiếm hữu và độc quyền thương hiệu. Khép lại hình thức kinh tế tự cung tự cấp, tiến tới hội nhập và hợp tác các giá trị hàng hóa, thương hiệu sản phẩm từ các quốc gia khác nhau.
- Thúc đẩy sự cạnh tranh của các doanh nghiệp, công ty đang hoạt động trong nước trong bối cảnh hàng hóa sản phẩm được đưa về ngày càng nhiều.
- Giúp quốc gia có điều kiện học hỏi và tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật tối tân từ các quốc gia phát triển khác.
- Thúc đẩy và tạo động lực, nâng cao hơn nữa chất lượng, giá trị, hình ảnh, văn hóa cũng như thương hiệu cho quốc gia đó với thế giới bên ngoài.
Một số hình thức nhập khẩu
Nhập khẩu trực tiếp:
Đây là hình thức mà một doanh nghiệp tự đứng ra thỏa thuận và ký kết hợp đồng nhập khẩu với một doanh nghiệp ở một quốc gia khác. Mọi diễn biến trong giao dịch không bị ràng buộc, tác động bởi bên thứ ba nào khác.
Có thể bạn quan tâm:
- DDU là gì trong xuất khẩu
- [Giải đáp thuật ngữ] Bill of lading là gì trong xuất nhập khẩu
- [Top list]Công ty xuất nhập khẩu nông sản tại Tp.HCM
Nhập khẩu ủy thác:
Nó là hình thức nhập khẩu được diễn ra thông qua một bên thứ 3 làm trung gian. Bên này sẽ có trách nhiệm là cầu nối giữa doanh nghiệp muốn nhập và đối tác ở nước ngoài. Giao dịch diễn ra sẽ do bên trung gian thực hiện. Lưu ý: mọi chi phí phát sinh đều do bên doanh nghiệp ủy thác (doanh nghiệp có nhu cầu mua hàng) thanh toán.
Nhập khẩu buôn bán đối lưu:
Có thể hiểu một cách đơn giản là doanh nghiệp A muốn nhập sản phẩm và đổi lại không trả bằng tiền mà bằng một sản phẩm giá trị tương đương.
Tạm nhập tái xuất:
Tìm hiểu thêm: Quỹ ht tt là gì? HTTT là viết tắt của quỹ hưu trí tử tuất
Là hình thức hàng hóa tuy được nhập khẩu nhưng lại không được mang vào thị trường trong nước để tiêu thụ. Và mục đích của hình thức này chính là bán thẳng số lượng hàng đã nhập cho bên thứ ba và thu lại lợi nhuận trực tiếp.
Nhập khẩu gia công:
Như chính tên gọi của nó, mọi nguyên liệu, hàng hóa, sản phẩm được nhập khẩu thì sẽ được gia công lại cho hoàn chỉnh theo đúng yêu cầu của Nhà nước và nhu cầu của người tiêu dùng.
Kim ngạch xuất khẩu tại Việt Nam năm 2020
Sau khi hiểu về những khái niệm của kim ngạch nhập khẩu và kim ngạch xuất khẩu là gì thì chúng ta cùng tham khảo thêm về những số liệu thống kê về kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua.
Từ số liệu thống kê hải quan thì 9 tháng đầu năm 2017, tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu đạt tới 308,51 tỷ USD, tăng hơn 21% so với cùng kì năm ngoái. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu khoảng 154,48 tỷ USD và xuất khẩu đạt 154,03 tỷ USD, tăng 23% và 20% so với năm 2016.
Trong tháng 9/2017, tổng giá trị của xuất nhập khẩu đạt đến 37,6 tỷ USD, giảm 1% so với các tháng trước đó. Trong khi kim ngạch nhập khẩu ước tính tăn lên 2,3% thì kim ngạch xuất khẩu lại giảm lên đến gần 4%, chỉ đạt 19 tỷ USD. Cán cân thương mại thời điểm này thăng dư lên tới 400 triệu, trong đó, mức nhập siêu giảm xuống 442 triệu USD, khoảng 0,3% so với giá trị xuất khẩu.
Đến tháng 10 năm 2018 thì thăng dư thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt đến 7,21 tỷ USD, trong đó tổng giá trị xuất nhập khẩu của 10 tháng đầu năm 2018 đạt 396,85 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kim ngạch nhập khẩu máy móc của Việt Nam năm 2019
Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 5/2019 thì máy móc thiết bị dụng cụ, phụ tùng là một trong những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn chỉ đứng thứ hai sau máy vi tính, sản phẩm và điện tử.
Cụ thể hơn, trong nửa đầu tháng 5, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 1,6 tỷ USD. Tính lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/5, kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng đã đạt 13,24 tỷ USD.
Còn nếu tính đến hết tháng 4/2019 thì kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này cũng lên đến 11,57 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về thị trường nhập khẩu, Trung Quốc vẫn là thị trường chủ yếu cung cấp sản phẩm này cho Việt Nam, khi chiếm đến gần 38% tổng kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng.
Tham khảo thêm: Sổ hộ tịch có phải sổ hộ khẩu không theo quy định của pháp luật?
Cụ thể hơn, nhập khẩu máy móc, thiết bị từ Trung Quốc đạt 4,36 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm, tăng 29,13% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong đó, riêng tháng 4/2019, Việt Nam cũng nhập khẩu 1,1 tỷ USD mặt hàng này từ Trung Quốc, tăng gần 34% so với tháng 4/2018.
Thị trường cung cấp lớn đứng thứ hai là Hàn Quốc với kim ngạch đạt 2,1 tỷ USD, tăng 12,18% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xếp thứ ba là Nhật Bản với 1,5 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2018.
Đáng chú ý, nhập khẩu máy móc, thiết bị từ Thổ Nhĩ Kỳ tăng rất mạnh trong 4 tháng qua, với mức tăng gần 130% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 25,48 triệu USD.
Thay vào đó, Việt Nam đang giảm mạnh nhập khẩu máy móc từ thị trường Nga, với mức giảm 88,33%.
Về chúng tôi
HL Shipping Co.,Ltd là một đơn vị giao nhận vận tải trên toàn thế giới có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vân tải biển và hàng không, chúng tôi tự tin là địa chỉ lý tưởng để cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hóa, logistics đáp ứng được mọi yêu cầu của Quý Khách.
Nếu bạn cần hỗ trợ bất kỳ thông tin gì về khai báo hải quan, vận tải hàng hóa nội địa… thì gọi ngay HLshipping để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà Bảo Minh, 217 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, Tp.Hồ Chí Minh
Phone: +84 28 39956117
Email: info@hlshipping.com
Fanpage: Fb/hlshipping.com.vn
Đọc thêm: Đơn Giá Là Gì