Khu công nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Khu công nghiệp tập trung rất nhiều doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng hóa phục vụ tiêu dùng và đem đến cơ hội việc làm cho hàng ngàn người lao động. Cùng tìm hiểu khu công nghiệp là gì, phân biệt khu công nghiệp và khu chế xuất ra sao trong bài viết sau đây!
Xem thêm: Khu công nghiệp là gì
Nội dung chính
Khu công nghiệp là gì?
Tại Việt Nam hiện nay, tính đến cuối tháng 3/2020 thì có 335 khu công nghiệp lớn, nhỏ trên khắp cả nước. Trong đó có 260 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động và tỷ lệ lấp đầy đạt 75,7%. Giải quyết tốt việc sản xuất, chế biến hàng hóa, dịch vụ cũng như việc làm cho rất nhiều người lao động.
Định nghĩa khu công nghiệp
Theo Nghị định số 82/2018/NĐ-CP, khu công nghiệp được định nghĩa là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp; được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này.
Khu công nghiệp gồm nhiều loại hình khác nhau, bao gồm: khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái.
(Trích: Nghị định số 82/2018/NĐ-CP)
Khu công nghiệp được định nghĩa là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp
Đặc điểm nổi bật của khu công nghiệp
- Khu công nghiệp thường không có dân cư sinh sống.
- Chuyên sản xuất, chế biến các mặt hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, chẳng hạn như logistic, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng,…
- Các doanh nghiệp đầu tư và hoạt động trong khu công nghiệp đều được hưởng chính sách ưu đãi miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm tiền thuê đất khu công nghiệp,…
- Mỗi khu công nghiệp đều có ban quản lý riêng. Mỗi ban quản lý đều có tư cách pháp nhân, tài khoản, con dấu in hình quốc huy, được ngân sách Nhà nước cấp kinh phí quản lý hành chính Nhà nước và hoạt động sự nghiệp.
Khu công nghiệp chuyên sản xuất, chế biến các mặt hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp
Vai trò của khu công nghiệp
Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước
Khu công nghiệp chính là nơi thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước lớn mạnh nhất. Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng nhà xưởng hiện đại cùng nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi hấp dẫn từ Nhà nước, biến khu công nghiệp thành “mảnh đất màu mỡ” thu hút các doanh nghiệp tập trung đầu tư, khai thác.
Đây cũng chính là nơi tập trung nhiều nguồn vốn từ các tập đoàn đa quốc gia lớn để đầu tư vào sản xuất, chế biến và xuất khẩu. Nhờ nguồn nhân lực dồi dào, chi phí nhân công rẻ và cơ hội mở rộng thị trường kinh doanh tại Việt Nam vô cùng tiềm năng.
Kích thích ngành công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp trong nước phát triển
Tại các khu công nghiệp, bên cạnh doanh nghiệp Việt Nam thì cũng có rất nhiều xưởng sản xuất, chế biến của tập đoàn đa quốc gia trên thế giới. Đây là cơ hội lớn để Việt Nam học hỏi, phát triển công nghệ, kỹ năng và trình độ.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp phụ trợ cũng là xu hướng đầu tư của nhiều doanh nghiệp. Bởi ngành này có lợi thế đó là cung ứng chéo nguồn nguyên liệu, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển.
Tạo công ăn việc làm cho người dân
Mỗi khu công nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động sẽ tạo cơ hội việc làm cho hàng ngàn, hàng triệu người lao động trên khắp cả nước. Giúp giảm thiểu tối đa tỷ lệ thất nghiệp, góp phần ngăn chặn tệ nạn xã hội phát sinh từ vấn đề này.
Bên cạnh đó, công nhân tại các khu công nghiệp cũng được đào tạo về trình độ, kỹ năng để nâng cao tay nghề, phát triển năng lực. Từ đó, tạo nên lực lượng nhân công chất lượng cao, đời sống người dân được cải thiện.
Mỗi khu công nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động sẽ tạo cơ hội việc làm cho hàng ngàn, hàng triệu người lao động trên khắp cả nước
Thúc đẩy việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị mới
Các khu công nghiệp được xây dựng và phát triển chính là cơ hội để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại địa phương và trên cả nước.
Cơ sở hạ tầng được đầu tư hiện đại hỗ trợ rất lớn cho các hoạt động kinh tế. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng đời sống người dân, rút ngắn khoảng cách giàu, nghèo.
Tham khảo thêm: Tài sản là gì? Quy định của pháp luật Việt Nam về tài sản và quyền tài sản
Trở thành điểm thu hút vốn đầu tư lớn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt phát triển, nâng cao năng lực sản xuất.
Mô hình khu công nghiệp kết hợp khu dân cư ngày càng được ứng dụng và mở rộng, tạo điều kiện phát triển nhiều đô thị mới với đầy đủ tiện ích như siêu thị, bệnh viện, trường học, công viên,…
Khu công nghiệp đem lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế và đời sống người dân. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ và biết cách phân biệt với khu chế xuất. Cùng tìm hiểu khu chế xuất là gì và cách phân biệt với khu công nghiệp trong nội dung tiếp theo nhé!
Khu chế xuất là gì?
Theo Nghị định số 82/2018/NĐ-CP, khu chế xuất được hiểu là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu; được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp quy định tại Nghị định này.
Khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
(Trích: Nghị định số 82/2018/NĐ-CP).
Khu chế xuất được hiểu là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu
Vai trò của khu chế xuất
Khu chế xuất tương tự với khu công nghiệp, cũng đóng một số vai trò chính cho nền kinh tế như:
- Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
- Khu chế xuất giúp tạo nhiều cơ hội việc làm cho hàng ngàn, hàng triệu người lao động trên khắp cả nước.
- Tận dụng tốt nguồn nhân công trẻ, giàu sự sáng tạo, năng động, nâng cao trình độ, năng lực sản xuất.
- Đây cũng là công cụ thúc đẩy mậu dịch quốc tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia.
- Là công cụ hỗ trợ quá trình công nghiệp hóa và quy hoạch tổng thể quốc gia.
- Tạo động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế địa phương và cả nước.
- Tiếp thu khoa học, công nghệ tiên tiến vào tư duy, phát triển sản xuất hàng nội địa.
Khu chế xuất cũng đóng vai trò chính trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài như khu công nghiệp
Khu công nghiệp và khu chế xuất đều đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trở thành công cụ đắc lực cho Nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khu công nghiệp và khu chế xuất có vai trò khá giống nhau, vậy làm thế nào để phân biệt được 2 loại hình này? Theo dõi trong nội dung tiếp theo nhé!
Phân biệt khu chế xuất và khu công nghiệp
Tiêu chí
Khu công nghiệp
Khu chế xuất
Định nghĩa
Là khu vực có vị trí địa lý xác định, thực hiện các hoạt động sản xuất quy mô lớn và được thành lập theo quyết định của Chính phủ.
Là một loại hình của khu công nghiệp có chức năng chính là sản xuất để xuất khẩu, không có dân cư sinh sống và được thành lập theo quyết định của Chính phủ.
Mục đích thành lập
Thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Tham khảo thêm: TOC trong nước thải là gì? Cách phân tích và đo lường như thế nào?
Tập trung thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho hoạt động xuất khẩu.
Ranh giới địa lý
Có vị trí địa lý được xác định và ngăn cách bằng hàng rào với các khu vực khác.
Có biên giới hải quan, thuế quan của Nhà nước rất chặt chẽ.
Thị trường mục tiêu
Tạo ra sản phẩm cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước, khai thác tối đa lợi thế thị trường.
Chỉ sản xuất để xuất khẩu, khai thác thị trường nước ngoài.
Cơ chế tổ chức và chức năng hoạt động
Gồm các doanh nghiệp sản xuất phục vụ cho công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho hoạt động công nghiệp.
Gồm các doanh nghiệp chuyên sản xuất để phục vụ cho xuất khẩu và các dịch vụ xuất khẩu.
Chính sách ưu đãi
Hưởng các chính sách ưu đãi cơ bản của Nhà nước đối với khu công nghiệp.
Hưởng chính sách cơ bản dành cho khu công nghiệp và một số ưu đãi dành riêng cho khu chế xuất:
– Miễn thuế 2 năm và 50% cho 4 năm tiếp theo (theo quy định tại khoản 4, Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC).
– Miễn 100% phí thuê đất khu công nghiệp trong 7 năm (theo điểm b, khoản 3, Điều 19 Nghị định 46/2014/NĐ-CP).
– Được hỗ trợ thủ tục hải quan.
– Được nhập khẩu nguyên, vật liệu số lượng không giới hạn.
Bảng phân biệt khu công nghiệp và khu chế xuất theo từng tiêu chí
Khu công nghiệp và khu chế xuất đều mang lại nhiều lợi ích, cơ hội phát triển kinh tế vượt bậc cho địa phương và cả nước. Qua bài viết này, hy vọng doanh nghiệp đã có thể hiểu rõ hơn về 2 loại hình này, sau đó ứng với nhu cầu, ngành nghề và mục tiêu phát triển để lựa chọn thuê khu công nghiệp hay khu chế xuất. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu đơn vị tư vấn, đầu tư uy tín cũng rất quan trọng.
Liên hệ ngay cho dịch vụ tư vấn, đầu tư của Công ty xây dựng nhà xưởng CP Long Hậu – Khu công nghiệp Cần Giuộc để hiểu rõ hơn về các khu công nghiệp, khu chế xuất cũng như định hướng chọn thuê nhà xưởng, thi công nhà xưởng phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Phạm tội có tổ chức là gì