logo-dich-vu-luattq

Điều khoản là gì ? Điều khoản trong hợp đồng dân sự

1. Khái niệm điều khoản

Điều khoản là đơn vị cơ bản trong văn bản pháp luật, hợp đồng, điều lệ…

Điều khoản trong các văn bản pháp luật thường được sử dụng để chỉ một bộ phận chính cơ bản cấu thành của văn bản pháp luật. Ví dụ: Điều 16 Luật quốc tịch năm 1998 với tiêu đề “Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là công dân Việt Ban quy định: “Trở em khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam, không kể trẻ em đó sinh trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam”. Trong một văn bản pháp luật thường có môt số chương, trong mỗi chương có các điều khoản. Ví dụ: Luật quốc tịch trên bao gồm 6 chương và 42 điều khoản.

Xem thêm: Khoản là gì

Điều khoản trong hợp đồng là một quy định cụ thể trong hợp đồng mà các bên thoả thuận, ví dụ: điều khoản về thời hạn giao nhận hàng hoá trong hợp đồng mua bán.

Điều khoản trên thực tế thường được dùng trong văn bản (hoặc trong hợp đồng) cụ thể với thuật ngữ ngắn gọn hơn là “Điều”.

2. Khái niệm hợp đồng dân sự

Hợp đồng dân sự là một giao dịch dân sự mà trong đó các bên tự trao đổi ý chí với nhau nhằm đi đến sự thỏa thuận cùng nhau làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định. Dưới góc độ pháp lý thì hợp đồng dân sự được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (theo Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015). Hợp đồng dân sự là một bộ phận các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình dịch chuyển các lợi ích vật chất giữa các chủ thể với nhau.

Cần phân biệt thuật ngữ hợp đồng dân sự với thuật ngữ pháp luật về hợp đồng dân sự. Đây là hai khái niệm không đồng nhất với nhau. Hợp đồng dân sự theo nghĩa chủ quan là quan hệ xã hội được hình thành từ sự thỏa thuận của các bên để để thỏa mãn nhu cầu trao đổi trong giao lưu dân sự. Còn pháp luật về hợp đồng dân sự (nghĩa khách quan) là sự thừa nhận và là yêu cầu của Nhà nước đối với các giao lưu dân sự đó.

3. Đặc điểm của hợp đồng dân sự

– Tính thỏa thuận:

Hợp đồng dân sự trước hết phải là một thỏa thuận có nghĩa là hợp đồng phải chứa đựng yếu tố tự nguyện khi giao kết nó phải có sự trùng hợp ý chí của các bên. Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng, tự do giao kết hợp đồng, nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Yếu tố thỏa thuận đã bao hàm trong nó yếu tố tự nguyện, tự định đoạt và sự thống nhất về mặt ý chí. Đây là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự đặc trưng của hợp đồng so với các giao dịch dân sự khác, đây cũng là yếu tố làm nên bản chất của Luật dân sự so với các ngành luật khác.

Thỏa thuận theo từ điển tiếng Việt có nghĩa là: Đi tới sự đồng ý sau khi cân nhắc, thảo luận. được thể hiện ở chỗ không có một ý kiến đối lập của bất cứ một bộ phận nào trong số các bên liên quan đối với những vấn đề quan trọng và thể hiện thông qua một quá trình mà mọi quan điểm của các bên liên quan đều phải được xem xét và dung hoà được tất cả các tranh chấp; là việc các bên (cá nhân hay tổ chức) có ý định chung tự nguyện cùng nhau thực hiện những nghĩa vụ mà họ đã cùng nhau chấp nhận vì lợi ích của các bên. Sự đồng tình tự nguyện này có thể chỉ được tuyên bố miệng và được gọi là thoả thuận quân tử (hợp đồng quân tử) hay được viết thành văn bản gọi là hợp đồng viết hay hợp đồng thành văn. Tuỳ theo từng trường hợp được gọi là hợp đồng hay hiệp định; vd. hiệp định mua bán, hợp đồng đại lí.

– Về chủ thể tham gia hợp đồng dân sự:

Chủ thể giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự phải có ít nhất từ hai bên trở lên, vì hợp đồng dân sự là một giao dịch pháp lý song phương hay đã phương. Các chủ thể khi giao kết, thực hiện hợp đồng đều phải có tư cách chủ thể tức là phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với một chủ thể của quan hệ dân sự (ví dụ: nếu chủ thể là cá nhân thì phải đáp ứng được các yêu cầu về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự…);

– Mục đích:

Hướng tới của các bên khi tham gia hợp đồng là để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Quyền và nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng có phạm vi rất rộng, trước đây trong Pháp lệnh hợp đồng dân sự ngày 29-4-1991 (Điều 1) quy định hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua bán, thuê, vay, mượn, tặng, cho tài sản, làm một hoặc không làm công việc, dịch vụ hoặc các thỏa thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì không liệt kê cụ thể các quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể đó tuy nhiên về bản chất thì các quyền và nghĩa vụ mà các bên hướng tới khi giao kết, thực hiện hợp đồng là những quyền và nghĩa vụ để đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dùng, đó cũng chính là một trong những đặc điểm cơ bản để phân biệt giữa hợp đồng dân sự và các hợp đồng kinh tế, thương mại. Yếu tố này giúp phân biệt hợp đồng dân sự với hợp đồng kinh tế:

Mục đích của hợp đồng kinh tế khi các bên chủ thể tham gia là mục đích kinh doanh (nhằm phát sinh lợi nhuận) trong khi đó hợp đồng dân sự các bên tham gia nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng.

4. Nội dung của hợp đồng dân sự

Tìm hiểu thêm: Thế nào là cạnh tranh không lành mạnh

Nội dung của hợp đồng là tổng hợp tất cả những điều khoản mà hai bên đã thỏa thuận. Điều Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định:

Điều 398. Nội dung của hợp đồng

“1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.

2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây

a) Đối tượng của hợp đồng;

b) Số lượng, chất lượng;

c) Giá, phương thức thanh toán;

d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;

e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

g) Phương thức giải quyết tranh chấp.”

5. Các điều khoản trong hợp đồng dân sự được phân chia như sau:

* Điều khoản cơ bản trong hợp đồng dân sự

– Các điều khoản cơ bản là những điều khoản không thể thiếu được đối với mỗi loại hợp đồng. Nếu không thoả thuận được những điều khoản đó thì hợp đồng không thể giao kết được. Những điều khoản cơ bản được xem là cái sườn đề cập đến đối tượng giao kết của hợp đồng. Các điều khoản cơ bản xác định nội dung chủ yếu của hợp đồng, nếu không thỏa thuận được những điều đó thì hợp đồng không thể giao kết được. Điều khoản cơ bản có thể do tính chất của từng loại hợp đồng quyết định hoặc do pháp luật quy định.

– Điều khoản cơ bản có thể do tính chất của từng loại hợp đồng sẽ khác nhau hoặc do pháp luật quy định. Tùy theo từng loại hợp đồng mà điều khoản cơ bản có thể là đối tượng, giá cả, địa điểm…

– Những điều khoản sẽ là điều khoản cơ bản, vì không thoả thuận tới nó sẽ không thể hình thành hợp đồng. Ví dụ trong hợp đồng đặt cọc những nội dung cơ bản được đề cập bao gồm: người đặt cọc và người nhận đặt cọc; số tiền đặt cọc

Tham khảo thêm: Sang nhượng đất là gì? Quy định thủ tục và thuế khi sang nhượng nhà đất?

Ví dụ: điều khoản về thời hạn, địa điểm là điều khoản cơ bản trong hợp đồng vận chuyển.

Bên cạnh đó, có những điều khoản không phải là điều khoản cơ bản nhưng các bên thấy cần phải thoả thuận được điều khoản đó mới giao kết hợp đồng thì những điều khoản này cũng là điều khoản cơ bản của hợp đồng sẽ giao kết.

* Điều khoản thông thường trong hợp đồng dân sự

– Điều khoản thông thường là những điều khoản được pháp luật quy định trước. Nếu khi giao kết hợp đồng, các bên không thoả thuận những điều khoản này thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thoả thuận và được thực hiện như pháp luật đã quy định. Khác với điều khoản cơ bản điều khoản thông thường không làm ảnh hưởng tới quá trình giao kết hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận không cần ghi vào văn bản hợp đồng những điều khoản mà pháp luật quy định nhưng các bên vẫn phải thực hiện những điều đó. Vì vậy nếu có tranh chấp những nội dung này thì quy định của pháp luật sẽ là căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng

– Điều khoản thông thường không làm ảnh hưởng tới quá trình giao kết hợp đồng. Để giảm bớt những công việc không cần thiết trong giao kết hợp đồng, các bên có thể không cần thoả thuận và không cần ghi vào văn bản hợp đồng những điều khoản mà pháp luật đã quy định nhưng các bên vẫn phải thực hiện những điều khoản đó. Vì vậy, nếu có tranh chấp về những nội dung này thì quy định của pháp luật sẽ là căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.

Ví dụ: Địa điểm giao tài sản động sản các bên không cần thỏa thuận, tuy nhiên pháp luật vẫn quy định là địa điểm giao hàng là nơi cư trú của người mua nếu người mua đã trả tiền và trong hợp đồng các bên không thoả thuận về địa điểm giao tài sản.; trong hợp đồng đặt cọc những điều khoản quy định về thời gian đặt cọc , thỏa thuận bồi thường trong trường hợp vi phạm đặt cọc là điều khoản thông thường

* Điều khoản tùy nghi trong hợp đồng dân sự

– Điều khoản tùy nghi là điều khoản phải thoả thuận vì tính chất của hợp đồng và những điều khoản mà pháp luật đã quy định trước. Điều khoản tùy tiện là những điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng tự ý lựa chọn và thỏa thuận với nhau để xác định quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên.

– Khi tiến hành giao kết hợp đồng các bên còn có thể thoả thuận để cụ thể thêm một số điều khoản khác nhằm làm cho nội dung của hợp đồng được đầy đủ, hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.

– Thông qua điều khoản tùy nghi, bên có nghĩa vụ được phép lựa chọn một trong những cách thức nhất định để thực hiện hợp đồng, sao cho thuận lợi mà vẫn bảo đảm được quyền yêu cầu của bên kia. Như vây một điều khoản trong nội dung hợp đồng có thể là điều khoản cơ bản, điều khoản thông thường, điều khoản tùy nghi, chẳng hạn địa điểm giao vật trong hợp đồng mua bán tài sản sẽ là điều khoản cơ bản nếu lúc giao kết các bên đã thỏa thuận điều khoản cụ thể về nơi giao vật, ngược lại nó là điều khoản thông thường nếu các bên không thỏa thuận mà mặc nhiên thừa nhận và thực hiện theo quy định của pháp luật.

Mặt khác điểm điểm trong hợp đồng mua bán sẽ là điều khoản tùy nghi nếu các bên đã thỏa thuận cho phép bên có nghĩa vụ được lựa chọn một trong nhiều nơi để thực hiện nghĩa vụ giao vật. Dựa vào tính chất của các điều khoản tùy nghi người ta còn có thể phân chúng thành hai loại khác nhau: tùy nghi ngoài pháp luật và tùy nghi khác pháp luật.

Điều khoản tuỳ nghỉ do các bên xây dựng trên cơ sở tự thoả thuận với nhau khi chưa có quy định của pháp luật hoặc có quy định nhưng được các bên thoả thuận lại để vận dụng linh hoạt vào từng hoàn cảnh thực tế mà không trái pháp luật. Pháp luật không bắt buộc phải có điều khoản tuỳ nghỉ trong bản hợp đồng nhưng trên thực tế một bản hợp đồng có càng nhiều điểu khoản tuỳ nghỉ thì nội dung của nó càng cụ thể, chỉ tiết, càng dễ dàng thực hiện và khi có tranh chấp thì càng có cơ sở rõ ràng để giải quyết.

Ví dụ: Điều khoản về phạt hợp đồng, điều khoản về bất khả kháng, điều khoản về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và các thỏa thuận khác giữa hai bên vv. Tùy từng mục đích mong muốn đạt được mà chủ thể giao kết hợp đồng sử dụng các điều khoản các loại điều khoản trên sao cho hợp lý.

Ngoài ra, nếu còn vấn đề vướng mắc hoặc băn khoăn về những nội dung trên hoặc các nội dung khác liên quan tới giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Toà án, Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến 1900.6162 để được giải đáp thêm.

Trân trọng./

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật Minh Khuê

Tham khảo thêm: Lương Tháng 13 Là Gì? Quy Định, Cách Tính Lương Tháng 13 Ra Sao?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !