Nội dung chính
1. Khái niệm Tạm khóa báo có tài khoản, tạm khóa tài khoản thanh toán
Theo quy định của pháp luật, không có định nghĩa về “Tạm khóa báo có”, vậy nên có thể hiểu đây là cách gọi của Ngân hàng hoặc của người sử dụng dịch vụ của Ngân hàng để nói về một hoạt động nhất định đối với giao dịch tại Ngân hàng. Cụ thể, dưới góc độ pháp lý, Điều 16, Thông tư 23/2014/TT-NHNN ngày 19/08/2014 của Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có quy định về trường hợp “Tạm khóa tài khoản thanh toán” như sau:
“Điều 16. Tạm khóa tài khoản thanh toán
Xem thêm: Khóa báo có là gì
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện tạm khóa tài khoản thanh toán của khách hàng (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán khi có văn bản yêu cầu của chủ tài khoản (hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
2. Việc chấm dứt tạm khóa tài khoản thanh toán và việc xử lý các lệnh thanh toán đi, đến trong thời gian tạm khóa thực hiện theo yêu cầu của chủ tài khoản thanh toán (hoặc người giám hộ, người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo văn bản thỏa thuận giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.”
Bất kỳ tài khoản thanh toán nào của Ngân hàng cũng đều sẽ có 02 chiều là chiều “ghi nợ” và chiều “ghi có”. Thông thường, khi có người chuyển tiền vào tài khoản Ngân hàng sẽ làm tăng thêm số dư, đồng thời Ngân hàng sẽ thông báo tài khoản “ghi có”.
Vì vậy, có thể hiểu rằng, “tạm khóa báo có tài khoản” là việc Ngân hàng tạm dừng giao dịch ghi có vào tài khoản của khách hàng. Theo đó, về nguyên tắc, tài khoản tạm khóa báo có sẽ không ghi có bất cứ giao dịch chuyển tiền đến nào kể từ thời điểm ngân hàng thực hiện khóa chiều “ghi có” theo yêu cầu của khách hàng nhưng vẫn có thể chuyển tiền đi.
2. Hệ quả của Tạm khóa báo có tài khoản
Tìm hiểu thêm: Sở là gì ? Khái niệm sở được hiểu như thế nào theo quy định pháp luật
Khi chủ một tài khoản thanh toán yêu cầu Ngân hàng “Tạm khóa báo có” tài khoản của mình thì số tiền người khác chuyển vào tài khoản này sẽ không được ghi có vào tài khoản và được hoàn trả cho người chuyển tiền, thời gian hoàn trả tùy theo trình tự giải quyết của Ngân hàng.
Trên thực tế, tại một số Ngân hàng, thường sau 2-3 ngày (không tính ngày nghỉ, lễ), nếu tài khoản người nhận không mở lại thì tiền chuyển vào sẽ được trả về cho người gửi. Tuy nhiên, nếu người chuyển vẫn tiếp tục đồng ý chuyển và tài khoản được mở trở lại thì những khoản tiền chuyển trong thời gian tạm khoá tài khoản vẫn có thể tiếp tục được ghi nhận và chuyển tiền thành công khi Ngân hàng chưa thực hiện thủ tục hoàn trả tiền cho người chuyển. Do đó, hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp tài khoản đã “tạm khóa báo có” nhưng vẫn nhận được tiền của người chuyển vào.
3. Các trường hợp Tạm khóa báo có tài khoản, tạm khóa tài khoản thanh toán
Căn cứ Khoản 2 Điều 12 Nghị định 101/2012/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 80/2016/NĐ-CP) và quy định tại các Ngân hàng, những trường hợp “Tạm khóa báo có” tài khoản gồm:
– Khi có yêu cầu của chủ tài khoản;
– Khi có yêu cầu từ yêu cầu cơ quan có thẩm quyền;
– Khi có báo cáo về quá trình thanh chuyển khoản xảy ra nhầm lẫn, lúc này ngân hàng sẽ báo lỗi và tài khoản khách hàng có thể bị phong tỏa để kiểm tra sai sót;
– Khi tài khoản dùng chung của nhiều người xuất hiện những sai sót.
4. Chấm dứt Tạm khóa báo có, tạm khóa tài khoản thanh toán
Tìm hiểu thêm: NHÂN HIỆU LÀ GÌ?
Căn cứ Khoản 2 Điều 12 Nghị định 101/2012/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 80/2016/NĐ-CP), hướng dẫn cụ thể tại Khoản 4 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-NHNN (được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 02/2019/TT-NHNN) và quy định nội bộ tại các Ngân hàng, việc chấm dứt “tạm khóa báo có” khi:
– Theo yêu cầu của chủ tài khoản thanh toán hoặc theo văn bản thỏa thuận giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
– Kết thúc thời hạn phong tỏa;
– Có văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán;
– Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã xử lý xong sai sót, nhầm lẫn về chuyển tiền;
– Có thông báo bằng văn bản của tất cả các chủ tài khoản thanh toán chung về việc tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung đã được giải quyết.
Như vậy, qua bài viết trên đây, Luật Minh Gia đã trích dẫn các căn cứ pháp lý và phân tích để quý khách hàng hiểu hơn về việc “Tạm khóa báo có” tài khoản. Nếu còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ Hotline để được hướng dẫn chi tiết!
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn thủ tục tạm ứng và hoàn ứng