logo-dich-vu-luattq

Khi nào phải thay đổi đăng ký kinh doanh

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp. Đây được coi như “ giấy khai sinh” của doanh nghiệp ghi nhận ngày đăng kí kinh doanh lần đầu và là căn cứ xác lập năng lực pháp lí cho một doanh nghiệp. Vậy khi nào cần thay đổi đăng ký kinh doanh? Thủ tục thay đổi thực hiện ra sao? Nội dung bài viết dưới đây của Luật Việt An mong rằng sẽ gửi tới Qúy khách hàng những thông tin hữu ích giúp việc thay đổi đăng ký kinh doanh được nhanh chóng, thuận tiện nhất.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận những nội dung gì?

Xem thêm: Khi nào phải thay đổi đăng ký kinh doanh

1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.

2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp cùng thông tin liên hệ mà công ty đã đăng ký như điện thoại, email, fax và website

Đọc thêm: Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh là gì

3. Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.

4. Vốn điều lệ.

Doanh nghiệp lưu ý là thông tin cổ đông sáng lập và ngành nghề kinh doanh không được ghi nhận tại Giấy chứng nhận. Vậy những nội dung này được ghi nhận tại đâu?

  • Thông tin cổ đông sáng lập được ghi nhận tại cơ sở dữ liệu của cơ quan đăng ký kinh doanh khi nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
  • Ngành nghề kinh doanh có thể tra cứu tại trang Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ( website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn)

Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

  1. Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
  2. Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 38, 39, 40 và 42 của Luật Doanh nghiệp 2014
  3. Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
  4. Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.

Đọc thêm: đăng ký giấy phép kinh doanh có phải nộp thuế

Khi nào cần thay đổi đăng ký kinh doanh?

  1. Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi bất kỳ nội dung nào được ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như tên công ty, địa chỉ trụ sở, người đại diện theo pháp luật, vốn điều lệ, thông tin chủ sở hữu ( Công ty TNHH 1 thành viên), các thành viên công ty ( Công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
  2. Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh với Cơ quan đăng ký kinh doanh những nội dung không ghi nhận trên giấy chứng nhận như ngành nghề kinh doanh, thông tin đăng ký thuế ( địa chỉ nhận thông báo thuế, số tài khoản ngân hàng, phụ trách kế toán..)
  3. Đặc biệt với thông tin cổ đông sáng lập chỉ thực hiện thông báo thay đổi trong trường hợp: “cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại Khoản 1 Điều 112 Luật doanh nghiệp. Cổ đông sáng lập chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông công ty theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 112 Luật doanh nghiệp và bị xóa tên khỏi Danh sách cổ đông sáng lập của công ty”.

Không thuộc trường hợp nêu trên thì mọi thay đổi cổ đông công ty đều không cần thông báo thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Quy trình thay đổi đăng ký kinh doanh

  1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi.
  2. Nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố nơi công ty đặt trụ sở.
  3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ trả lời về tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).
  4. Mang theo Giấy biên nhận hồ sơ, Thông báo hồ sơ hợp lệ để nhận kết quả tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi nộp hồ sơ đồng thời thực hiện nộp lệ phí công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp để được nhận kết quả đăng ký kinh doanh.

Với mỗi trường hợp thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ có những lưu ý riêng, tài liệu, hồ sơ cần chuẩn bị khác nhau. Để được tư vấn cụ thể, nhanh chóng nhất Qúy khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty Luật Việt An để được giải đáp và tư vấn miễn phí.

Tìm hiểu thêm: Phôi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !