Nội dung chính
1. Khái niệm khế ước xã hội
Khế ước xã hội trong triết học và chính trị học là một học thuyết mô tả việc con người cùng thỏa thuận từ bỏ trạng thái tự nhiên để xây dựng cuộc sống cộng đồng.
Về mặt luật pháp, khế ước xã hội thể hiện cụ thể là một tờ khế ước, một bản hơp đồng trên đó các thành viên xã hội thống nhất các nguyên tắc để cùng chung sống với nhau.
Xem thêm: Khế ước xã hội là gì
Thuyết khế ước xã hội là học thuyết chính trị – pháp lí tần đầu tiên ra đời trong xã hội Hy Lạp cổ đại, thế kỉ thứ IV – thế kỉ thứ III (trước Công nguyên) cho rằng nhà nước và pháp luật ra đời không phải bắt nguồn từ thượng đế mà là kết quả của một sự thoả thuận thống nhất giữa những con người với nhau như một thứ khế ước, hợp đồng xã hội với mục đích ngăn chặn tác hại có thể nảy sịnh trong mối quan hệ giữa người với nhau.
2. Khế ước xã hội trong thời kỳ Hy Lạp
Trong xã hội Hy Lạp người chủ trương thuyết khế ước xã hội là Êpiquya (341 – 270 trước Công nguyên). Êpiquya là nhà triết học duy vật, vô thần cổ Hi Lạp. Theo ông, cảm giác là cơ sở của nhận thức, vật thể phát ra những làn sóng thâm nhập vào khí quan, tạo thành hình ảnh của vật thể. Êpiquya phủ nhận sự can thiệp của thần linh vào việc đời, lấy tính chất tổn tại vĩnh viễn của vật chất có vận động nội tại làm điểm xuất phát. Kế tục học thuyết duy vật, vô thần của Đêmôcrit, một trong những nhà triết học duy vật lớn nhất của Hi Lạp cổ đại, khi đề cập đến lí do tổn tại của nhà nước và pháp luật, Êpiquya cho rằng, con người trong khi hướng tới lợi ích chung đã củng nhau tham gia vào một khế ước, hợp đồng và đã đặt ra các đạo luật. Họ thoả thuận không gây cho nhau điều gì tệ hại, nhờ thế họ thấy không phải sợ sệt nhau. Ông viết: những người lần đầu tiên đưa ra pháp luật, thiết lập phương thức cầm quyền và chế độ hành chính tại các đô thị, đã qua đó giúp đỡ việc đảm bảo an ninh cao nhất cho đời sống. Bởi lẽ, “nếu như ai đấy xoá bỏ mọi thứ đó, thì chúng ta sõ lại phải sống như dã thú…” Theo ông, các đạo luật không còn thể hiện tính công lí, nếu như chúng sinh ra không phải vì lợi ích giao tiếp chung giữa mọi người. Theo ông, pháp luật là sản phẩm của một sự thoả thuận, theo sau một khế ước. Mác có nhận xét rằng, “ở Épiquya lần đầu tiên bắt gặp nhận thức rằng nhà nước dựa trên sự đồng thuận của con người, dựa trên một khế ước xã hội”. Những người theo chủ thuyết khế ước xã hội răn dạy con người phải biết chấp hành pháp luật một cách nghiêm minh. Theo họ, “kẻ ngốc nghếch xâm phạm pháp luật nhằm tìm kiếm một cái gì đó có lợi cho mình còn người thông thái thì chấp hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh vì người đó hiểu ra rằng, đằng sau sự xâm phạm pháp luật là một sự trừng phạt không tránh khỏi. Êpiquya là người đã bác bỏ khuynh hướng thống trị của bất kì một ai đó đối với nhân dân. Ông mơ ước giải phóng Hi Lạp khỏi ách thống trị của Makêđôn¡a.
3. Khế ước xã hội trong thời kỳ cận hiện đại
Trong thời cận – hiện đại, thuyết khế ước xã hội có một đại biểu xuất sắc là Ruxô (Jean – Jacques Rousseau; 1712 – 1788) – nhà văn và nhà triết học lỗi lạc, lí luận gia tiêu biểu của Cách mạng Pháp 1789. Ông là người có ảnh hưởng lớn đến các cuộc cách mạng tư sản, văn học và triết học châu Âu.
Đọc thêm: Thế nào là cạnh tranh không lành mạnh
Trong lĩnh vực nhà nước, pháp luật, tư tưởng Ruxô mang tính cấp tiến, vượt qua nhiều tư tưởng tam quyền phân lập, quân chủ lập hiến, dân chủ đại diện của Môngtexkid. Trong học thuyết của mình, Ruxô đặc biệt nhấn mạnh chủ quyền nhân dân. Có thể nói, đây ià tư tưởng trung tâm, như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư duy sáng tạo của ông. Các quan điểm chính trị – xã hội của Ruxô nổi bật ở tư tưởng dân : chủ thị dân, thấm đượm sâu sắc sự quan tâm đến ị người dân bình thường vốn bị chế độ chuyên chế đè Ỉ nén hơn cả. Ruxô không đơn thuần chỉ phê phán các thiết chế vương quyển tàn bạo mà chủ trương phá bỏ toàn bộ hệ thống chính trị của chế độ đó. Tác phẩm chủ yếu của ông, tác phẩm đã đưa tên tuổi của ông vào hàng các vĩ nhân của nước Pháp, có sức cổ vũ, động viên mạnh mẽ các tầng lớp nhân dân cách mạng đang đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến là “Khế ước xã hội” ra đời năm 1762 chứa đựng những tư tưởng tiên phong của cuộc cách mạng dân chủ.
Ruxô xuất phát tử giả thiết, ở trạng thái tự nhiên nguyên thuỷ ban đầu mọi người đều bình đẳng, tự do, chưa biết gì đến bất công xã hội, quyền tư hữu, sự áp bức và chuyên quyền. Ở đó chỉ có một dạng có thể nói là bất công, là do thể lực và tuổi tác, sức khoẻ của con rgười rất khác nhau. Ruxô quy kết nguồn gốc của bất công xã hội là do xuất hiện quyền tư hữu nảy sinh trong quá trình hoàn thiện công cụ sản xuất, còn quyền tư hữu ra đời kéo theo sự phân hoá dân cư trong xã hội phân thành người giàu, người nghèo, làm suy đồi đạo đức xã hội: kẻ giàu càng muốn giàu hơn bằng lao động của người khác. Mâu thuẫn, xung đột, đấu tranh giữa người và người thường xuyên xảy ra và nhà nước xuất hiện để bảo vệ quyền tư hữu và quyền thống trị về mặt chính trị và như vậy từ bất công kinh tế đã làm phát sình bất công chính trị rồi chuyển hoá thành chuyên chế, lộng quyền, bạo lực hoành hành và bắt đầu giai đoạn cực đoan của bất công, khi mọi người trở thành vô quyền như nhau trước một kẻ chuyên quyền – Ruxô cố gắng tìm kiếm biện pháp hạn chế, xoá bỏ bất công xã hội. Ông viết: người ta sinh ra tự do, nhưng rồi đâu đâu con người cũng sống trong xiểng xích. Có kẻ tưởng mình là ông chủ, mà thật ra còn nô lệ hơn cả tôi tớ của họ. Ông phê phán mạnh mẽ những người theo quan niệm chấp nhận cái thực tại. Ngay Arixtôt, đầu óc uyên bác bậc nhất trong những nhà triết học Hi Lạp, nhà tư tưởng lớn nhất cổ đại phương Tây cũng bị ông phê phán: Arixtôt đã nói rằng con người vốn không bình đẳng, có kẻ sinh ra làm nô lệ, có kẻ sinh ra để trị vì. Arixtôt nói có Ii, nhưng ông đã lấy kết quả làm nguyên nhân. Bất cứ ai sinh ra trong hàng nô lệ thì đều có thể là nô lệ; nói thế chẳng sai. Nhưng sở dĩ có người nô lệ bẩm sinh là vì trước đó đã có những người nô lệ không bẩm sinh. Họ bị cưỡng bức làm nô lệ… Ruxô khẳng định: ở trạng thái tự nhiên không có nô lệ và các chủ nô, tự do cũng như bình đẳng là phúc lợi cao nhất của con người.
Ruxô xác định: thể chế chính trị hợp lí là con người liên kết với nhau thành xã hội, không bị mất đi quyền tự nhiên của mình mà duy trì được tự do. Trật tự xã hội là một thứ quyền thiêng liêng làm nền tảng cho mọi thứ quyền khác. Nhưng trật tự xã hội không phải tự nhiên mà có, nó được xác lập trên cơ sở những công ước và Ruxô đã dành cả tác phẩm chính của mình là “Khế ước xã hội’ để giải quyết nhiệm vụ này.
Ruxô đặt vấn đề là cần phải có một khế ước hoặc có khi ông dùng là “công ước” xã hội khi con người đã thoát ra khỏi trạng thái tự nhiên để trở thành con người công dân, dân sự… Tự do là từ bản chất con người mà có. Luật đầu tiên của tự do là mỗi người phải được chăm lo sự tồn tại của mình. Những điều quan tâm đầu tiên là quan tâm đến bản thân. Ông chỉ rõ: phương pháp duy nhất để con người tự bảo vệ là họ phải kết hợp lại với nhau thành một lực lượng chung, được điều khiển bằng một động cơ chung, khiến cho mọi người đều bình đẳng một cách hài hoà; tìm ra một hình thức kết liên với nhau để dùng sức mạnh chung mà bảo vệ mọi thành viên: mỗi thành viên trong khi khép mình vào tập thể, dùng sức mạnh tập thể, vẫn được tự do đầy đủ như trước, vẫn chỉ tuân theo bản thân mình. Đó là vấn đề cơ bản mà khế ước xã hội đề ra để giải quyết và khế ước xã hội có thể quy vào một công thức sau: mỗi người đặt mình và quyền lực của mình dưới sự điều khiển tối cao của ý chí chung và chúng tiếp nhận mỗi thành viên như một bộ phận không thể tách rời của toàn thể.
Ý chí chung của toàn thể dân chúng được công bố lên sẽ là một hành động của chủ quyền tối cao. Đó tức là luật. Chủ quyền tối cao là nhằm thực hiện ý chí chung. Cơ quan quyền lực tối cao phải là một con người tập thể.
Tham khảo thêm: Công ty độc quyền là gì
Kế thừa tư tưởng chủ quyền nhân dân của những người đi trước, đến lượt mình Ruxô đã phát triển, nâng cao nó khi khẳng định: chủ quyền nhân dân là một thực thể tập thể, nó không thể được đại diện bởi cá nhân nào, mà quyền lực được tiến hành bởi ý chí chung hay ý chí của đa số không thể phân chia. Nó luôn luôn thuộc về nhân dân và không thể bị hạn chế bởi bất kì đạo luật nào.
Đặt ngược lại vấn đề, Ruxô đề cập trường hợp cá biệt, nhưng vẫn thường xảy ra: thật ra mỗi cá nhân có thể có ý chí riêng, không giống hoặc trái với ý chí chung. Lợi ích riêng tư có thể nói với anh ta không như tiếng nói của lợi ích chung, cho nên thường có những người hưởng quyền công dân mà không muốn làm nghĩa vụ thần dân, và ông nhận xét, thái độ bất công đó nếu phát triển mãi ra thì sẽ dẫn tới sự suy đồi của cơ chế chính trị. Vì vậy, muốn cho công ước xã hội không thể trở thành một công thức suông thì nó phải bao hàm điều ràng buộc với cá nhân. Nhưng ông cũng lưu ý: Muốn cho một ý chí trở thành ý chí chung, không nhất thiết lúc nào cũng phải tuyệt đối trăm người như một và điều cần thiết là mỗi tiếng nói đều được đếm xỉa tới. Nếu gạt bỏ một tiếng nói nào thì tính chất chung sẽ bị tổn thương.
4. Hiến pháp là bản khế ước cơ bản nhất
Hiến pháp chính là bản Khế ước xã hội cơ bản nhất, nền tảng cho tất cả các thỏa ước khác của cộng đồng. Thông qua hiến pháp, con người chính thức đánh đổi quyền tự do tự nhiên để trở thành một công dân, chính thức đánh đổi một phần quyền tự do quyết định của mình vào tay một số người cầm quyền (và do đó anh ta trở thành người bị trị) để có được sự che chở của xã hội, đại diện bởi luật pháp. Để cho bản hợp đồng trao đổi này được công bằng, trong Khế ước xã hội cần phải định rõ nguyên tắc lựa chọn người cầm quyền. Nguyên tắc bình đẳng thể hiện ở chỗ ai cũng có thể lên nắm quyền miễn là được đa số thành viên ủng hộ. Về phía người cầm quyền, đối trọng với quyền lực anh ta có, là những ràng buộc về mặt trách nhiệm với cộng đồng. Nếu người cầm quyền không hoàn thành trách nhiệm của mình, bản hợp đồng giữa anh và cộng đồng phải bị coi như vô hiệu, và cộng đồng phải có quyền tìm ra một người thay thế mới.
5. Vận dụng khế ước vào đời sống
Nhìn chung, khế ước xã hội thường được nhìn nhận dưới góc độ một xã hội, một quốc gia. Tuy nhiên tư tưởng về khế ước xã hội không hề bị giới hạn ở đó. Chỉ cần có hai người là đã có thể cho ra đời một bản thỏa ước (giữa họ). Doanh nghiệp chính là một trường hợp khác vận dụng tinh thần khế ước. Bản điều lệ doanh nghiệp chính là khế ước xã hội giữa những người góp vốn. Điều lệ doanh nghiệp quy định sự tồn tại, nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp, quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên. Giám đốc doanh nghiệp là người đại diện cho doanh nghiệp cũng như chủ tịch nước là người đại diện cho đất nước, tuy rằng hai bản khế ước này không có cùng quy mô như nhau. Quan điểm chúng ta thường gặp là coi giám đốc doanh nghiệp cũng giống như nhân viên doanh nghiệp. Ông ta bị ràng buộc với doanh nghiệp bằng một hợp đồng lao động và được trả lương cao hơn vì công việc quản lý xứng đáng được trả lương cao hơn. Quan điểm này vấp phải một rào cản vô cùng lớn trong hệ thống luật các nước phát triển, nhất là luật của nước công hòa Pháp, quê hương của Rousseau. Khi Tổng thống phạm sai lầm, người ta không sa thải tổng thống như ban quản trị doanh nghiệp sa thải giám đốc. Nếu tinh thần bình đẳng được tôn trọng, nhà nước cũng là một pháp nhân như doanh nghiệp và do đó cần phải có những định chế đặc biệt đối với giám đốc doanh nghiệp trong trường hợp ông ta không thực hiện được bản hợp đồng của mình.
Luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích)
Tham khảo thêm: Hội đồng quản trị là gì