1. Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là gì?
Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập (căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC).
Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân gồm nhiều trường hợp (nhiều loại thu nhập khác nhau), như:
Xem thêm: Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
– Khấu trừ đối với thu nhập của cá nhân không cư trú.
– Thu nhập từ làm đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp, đại lý xổ số; thu nhập từ hoạt động cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuê tài sản.
– Khấu trừ thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn.
– Khấu trừ thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
– Khấu trừ thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp của cá nhân không cư trú.
– Khấu trừ thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng.
– Khấu trừ thuế đối với thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại.
– Khấu trừ thuế thu nhập đối với một số trường hợp khác (trường hợp khấu trừ 10% trước khi trả thu nhập).
Tìm hiểu thêm: Xuất khẩu có tính thuế giá trị gia tăng không
– Khấu trừ đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công (tạm nộp thuế thu nhập cá nhân theo tháng hoặc theo quý).
Trong các trường hợp trên, bài viết tập trung vào việc phân tích khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công. Nói cách khác, tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ (tạm nộp thuế) theo tháng hoặc quý, cụ thể:
+ Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ 03 tháng trở lên tại nhiều nơi.
+ Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.
+ Đối với cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam để tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam từ 183 ngày trong năm tính thuế) hoặc theo Biểu thuế toàn phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế).
Như vậy, khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là việc tính trừ số thuế vào thu nhập trước khi trả thu nhập cho cá nhân. Khấu trừ thuế đối với mỗi loại thu nhập có sự khác nhau, đó là:
– Khấu trừ đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công về bản chất là tạm nộp – hết năm sẽ tiến hành quyết toán để biết số thuế nộp thừa/thiếu và có thể yêu cầu hoàn thuế.
– Bên cạnh đó, có những loại thu nhập mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập sẽ tiến hành khấu trừ và nộp luôn vào ngân sách nhà nước như trúng thưởng xổ số.
2. Không phát sinh khấu trừ có phải khai thuế không?
Tiết d.1 điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định rõ về vấn đề này như sau:
“Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi trả, không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.”.
Tham khảo thêm: Bên bán nhà chịu thuế gì
Như vậy, tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công phải khai và quyết toán thuế thay cho cá nhân có ủy quyền, không phân biệt phát sinh khấu trừ hay không phát sinh khấu trừ thuế.
Nghĩa là, trong năm tính thuế nếu có trả lương thì phải khai và quyết toán thuế, không phân biệt mức trả thu nhập.
Đồng thời, tổ chức, cá nhân trả thu nhập không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân nếu trong năm tính thuế (từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12) không trả tiền lương, tiền công.
3. Không khai thuế bị phạt thế nào?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, tùy theo thời gian chậm nộp hồ sơ khai thuế mà bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền (mức thấp nhất là 02 triệu đồng và mức cao nhất là 25 triệu đồng), cụ thể:
– Phạt cảnh cáo: Nếu nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ (*);
– Phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng: Nếu nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp (*)
– Phạt tiền từ 05 – 08 triệu đồng: Nếu nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày;
Xem thêm: Mức phạt khi chậm quyết toán thuế TNCN
Lưu ý: Trường hợp cá nhân có phát sinh hoàn thuế thu nhập cá nhân nhưng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định thì không áp dụng phạt đối với vi phạm hành chính khai quyết toán thuế quá thời hạn.
Trên đây là bài viết trả cho vướng mắc: Khấu trừ thuế thuế thu nhập cá nhân là gì? Không phát sinh khấu trừ có phải khai thuế không? Nếu bạn đọc cần tư vấn hãy gọi ngay tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam.
>> Hướng dẫn cá nhân tự quyết toán thuế thu nhập cá nhân online
Tham khảo thêm: Cách lấy mã số thuế cá nhân