1. Tội phạm là gì ?
Theo quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì Tội phạm được quy định như sau:
Xem thêm: Khái niệm về tội phạm
Điều 8. Khái niệm tội phạm
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự
2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
Qua quy định trên, có thể thấy tội phạm có một số đặc điểm sau:
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
2. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
4. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
>> Xem thêm: Khách thể của tội phạm là gì ? Cho ví dụ về khách thể của tội phạm ?
2. Dấu hiệu chứng minh tội phạm ?
Điều 2 Bộ luật hình sự năm 2015 (Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự như sau:
” Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Như vậy, nếu bạn không thực hiện hành vi phạm tội thì việc người nhà bạn nghi ngờ chỉ là do ý chí chủ quan và dựa trên những căn cứ chưa phù hợp. Nếu người nhà bạn tố cáo bạn tới cơ quan có thẩm quyền thì có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội vu khống quy định tai Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 như sau:
Điều 156. Tội vu khống
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
Đọc thêm: Trưng dụng là gì ? Quy định pháp luật về trưng dụng
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người đang thi hành công vụ;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Vì động cơ đê hèn;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trong trường hợp này bạn nên ngồi lại nói chuyện với cả gia đình mình để gỡ bỏ mọi hiểu nhầm cũng như tránh được những điều không đáng tiếc khi đưa ra tố cáo trước cơ quan công an.
>> Xem thêm: Khái niệm tội phạm ? Dấu hiệu tội phạm, cách xác định tội phạm?
5. Quy định về tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm ?
Tìm hiểu thêm: Quốc kỳ là gì? Quốc huy là gì? Quy định về việc sử dụng Quốc kỳ và Quốc huy của Việt Nam?
Theo Điều 47 – Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm được quy định như sau:
Điều 47. Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm
1. Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với:
a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;
b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội;
c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ,13 cấm lưu hành.
2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.
3. Vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu.
Đây là một biện pháp thể hiện thái độ kiên quyết trong chính sách hình sự, đó là việc phải giải quyết những vấn đề liên quan đến tội phạm một cách triệt để và toàn diện bao gồm cả việc xử lý vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm, cụ thể là:
Việc tịch thu, sung quỹ Nhà nước được áp dụng đối với:
+ Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;
+ Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứấy mà có;
+ Vật thuộc loại nhà nước cấm lưu hành.
>> Xem thêm: Định tội danh là gì? Khái niệm, đặc điểm, phân loại và ý nghĩa của định tội danh là gì?
Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.
Vật, tiền thuộc tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho ngưòi phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu, sung quỹ nhà nước.
Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê, nếu còn vấn đề vướng mắc, vui lòng gọi điện đến tổng đài 1900.6162 để được hỗ trợ Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến.
Trân trọng./.
Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật Minh Khuê
Tham khảo thêm: Giáo vụ là gì? Tìm hiểu về việc làm nhân viên giáo vụ đầy hấp dẫn