Nội dung chính
1. Tìm hiểu về thuật ngữ phá sản
Trong pháp luật của nhiều nước, thuật ngữ phá sản được sử dụng với nghĩa hẹp để chỉ một số trường hợp cụ thể, khi con nợ thực hiện các hành vị vi phạm pháp luật hình sự gây thiệt hại cho các chủ nợ. Pháp luật của các nước này thường sử dụng thuật ngư insolvency (không có khả năng trả nợ hay khánh tận) để thay thế cho thuật ngữ phá sản (bankruptcy). Ở Việt Nam, hiện tượng phá sản doanh nghiệp lần đầu tiên được quy định tại Luật phá sản doanh nghiệp ngày 30.12.1993.
Theo Luật phá sản năm 2004, khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, các chủ nợ hoặc chính bản thân doanh nghiệp mắc nợ được quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp đến tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đăng kí kinh doanh tại cơ quan đăng kí kinh doanh cấp tỉnh hoặc nơi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mắc nợ đặt
Xem thêm: Khái niệm về phá sản doanh nghiệp
trụ sở giao dịch chính. Nếu đủ điều kiện, Tòa án sẽ mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và tiến hành các hoạt động cần thiết khác. Trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, Tòa án ưu tiên áp dụng các biện pháp cần thiết để khôi phục doanh nghiệp. Nếu không được, Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp được thanh lí để trả cho các chủ nợ theo trật tự luật định.
Phá sản doanh nghiệp là hiện tượng tất yếu của cơ chế kinh tế thị trường. Bên cạnh sự tác động tiêu cực như gây những xáo trộn, ảnh hưởng xấu đến việc phát triển sản xuất, ổn định đời sống, đến việc làm của người lao động, phá sản còn tác động tích cực trong việc cơ cấu lại nền kinh tế, loại bỏ bớt những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, làm lành mạnh hóa môi trường kinh doanh.
2. Khái niệm phá sản doanh nghiệp theo luật phá sản
Hiện tượng phá sản phát sinh từ rất sớm. Lịch sử phá sản của thế giới ghi nhận rằng Italia là nước khai sinh ra đạo luật phá sản đầu tiên từ thời kì La Mã. Đến thời kì Trung cổ, các quốc gia châu Âu cũng ban hành luật phá sản. Lúc đầu luật này được áp dụng vào lĩnh vực thương nghiệp, sau đó mở rộng ra nhiều lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện tượng phá sản trở nên phổ biến trong thời kì tư bản chủ nghĩa, nó là một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế, hình thành nên những tập đoàn kinh tế tư bản độc quyền.
Về phương diện ngôn ngữ hiện có khá nhiều thuật ngữ dùng để thể hiện khái niệm này: Trong tiếng La tinh có hai từ: Rum, Banca Rotta; trong tiếng Anh có các từ như Insolvency, Bankruptcy;
Trong tiếng Việt, theo tinh thần của Luật Thương mại năm 1972 của chính quyền Sài Gòn trước đây, thuật ngữ “khánh tận” dùng để chỉ phá sản thương gia còn “vỡ nợ” dùng để chỉ sự phá sản của cá nhân, ngoài ra phá sản còn được nhìn nhận là một thủ tục tư pháp thanh toán tài sản. Hiện nay, trên cơ sở Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993, Luật Phá sản năm 2004 và Luật Phá sản năm 2014, khái niệm phá sản được xem xét dưới hai bình diện:
1. Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và
2. Phá sản là thủ tục phục hồi hoặc xử lý nợ đặc biệt.
3. Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản khi nào ?
Ở Việt Nam, hiện tượng phá sản mới chỉ xuất hiện và pháp luật phá sản mới chỉ ra đời do sự chuyển hướng nền kinh tế kế hoạch sang cơ chế thị trường. Trong thời kì kế hoạch hoá tập trung, có nhiều quan điểm cho rằng phá sản là một hiện tượng bất bình thường, thể hiện sự trì trệ và suy thoái của đời sống kinh tế xã hội và thường bị phủ nhận.
“Khi có công ty, xí nghiệp làm ăn thua lỗ thì có cơ quan cấp trên bù lỗ bằng tiền ngân sách, đình chỉ hoạt động hoặc giải thể”.
Sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm thay đổi quan niệm về phá sản.
Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 và Luật Công ty năm 1990 đã bước đầu đề cập khái niệm “doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản”. Theo Điều 24 Luật Công ty:
“Công ty gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh đến mức tại một thời điểm tổng số trị giá các tài sản còn lại của công ty không đủ thanh toán tổng số các khoản nợ đển hạn, là công ty lâm vào tình trạng phá sản”.
Định nghĩa này có điểm hạn chế rất lớn là chưa phản ánh được bản chất của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Bởi vì, tại một thời điểm nào đó mà tổng giá trị tài sản của công ty không đủ thanh toán tổng số các khoản nợ đến hạn nhưng chưa chắc doanh nghiệp đó đã rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ nếu như các chủ nợ thực hiện việc hoãn nợ, xoá nợ cho doanh nghiệp hoặc có người mua nợ hoặc bảo lãnh cho doanh nghiệp.
Trong quá trình nghiên cứu để ngày càng hoàn thiện nhận thức về vấn đề phá sản doanh nghiệp, khắc phục những hạn chế trong Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990, Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 đã quy định cụ thể hơn về doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản:
Tìm hiểu thêm: Khái niệm việc làm là gì?
“Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã ảp dụng các biện pháp tài chỉnh cần thiết mà vẫn mẩt khả năng thanh toán nợ đến hạn” (Điều 2).
Điều 3 Nghị định số 189/CP ngày 23/12/1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Phá sản doanh nghiệp (Nghị định số 189/CP) đã cụ thể hoá các dấu hiệu để xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Cụ thể:
1. Doanh nghiệp được coi là có dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản nói tại Điều 2 của Luật Phá sản doanh nghiệp, nếu kinh doanh bị thua lỗ trong 2 năm liên tiếp đến mức không trả được các khoản nợ đến hạn, trong 3 tháng liên tiếp không trả đủ lương cho người lao động theo thoả ước lao động và hợp đồng lao động.
2. Khi xuất hiện dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản như trên, doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết để khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn như: Có phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh, quản lý chặt chẽ các khoản chi phí, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; có biện pháp xử lý hàng hoá, sản phẩm, vật tư tồn đọng; thu hồi các khoản nợ và tài sản bị chiếm dụng; thương lượng với các chủ nợ để hoãn, mua, bảo lãnh, giảm và xoá nợ; tìm kiếm các khoản tài trợ và các khoản vay để trang trải các khoản nợ đến hạn và đầu tư đổi mới công nghệ.
3. Sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết trên đây mà doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn, không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn thì doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản và phải được xử lý theo quy định của Luật Phá sản doanh nghiệp.
Như vậy, theo Luật Phá sản doanh nghiệp, chỉ có thể áp dụng thủ tục phá sản đối với một doanh nghiệp khi đã lâm vào tình trạng phá sản, tức là phải có đầy đủ ba điều kiện trên.
Có thể nhận thấy rằng Luật Phá sản doanh nghiệp và Nghị định số 189/CP đã có những quy định khá chặt chẽ về điều kiện để xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Tuy nhiên, với những quy định chặt chẽ như vậy, pháp luật phá sản đã đi theo hướng thủ tục phá sản được áp dụng là để xử lý tài sản của con nợ hơn là để phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Bởi vì, trên thực tế, chờ cho đến lúc hội đủ các điều kiện trên mới mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản thì doanh nghiệp sẽ không có một khả năng tài chính nào để khôi phục lại doanh nghiệp của mình và lúc đó nếu mở thủ tục phá sản cũng chỉ để thanh lý, chứ không phải để khôi phục doanh nghiệp. Như vậy, một mục đích quan trọng của việc ban hành Luật Phá sản doanh nghiệp (tạo điều kiện cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản khôi phục hoạt động kinh doanh, nhằm trở lại với thương trường) đã không đạt được.
Khắc phục hạn chế đó, Luật Phá sản năm 2004 đã xác định khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo hướng đơn giản và hợp lý hơn. Theo Điều 3 Luật Phá sản, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu.
Đến Luật Phá sản năm 2014, pháp luật phá sản Việt Nam khi ghi nhận tình hình tài chính bi đát của doanh nghiệp, hợp tác xã không còn sử dụng thuật ngữ “Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản” mà thay vào đó, Luật Phá sản năm 2014 sử dụng thuật ngữ “Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán”.
Theo Luật Phá sản năm 2014:
“Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán”.
Như vậy, khái niệm này được Luật Phá sản năm 2014 xác định theo tiêu chí định lượng và dấu hiệu duy nhất để xác định khái niệm doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán đó là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Như vậy, tương tự như pháp luật phá sản các nước trên thế giới, Luật Phá sản coi việc mất khả năng thanh toán nợ đến hạn khi các chủ nợ có yêu cầu là căn cứ cơ bản và duy nhất để xem xét mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã mà không cần phải xem xét đến các dấu hiệu khác như Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 quy định. Tuy nhiên, cách xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh toán ở các nước trên thế giới không hoàn toàn giống nhau. Ví dụ-. Theo pháp luật của Singapore, con nợ có thể bị tuyên bố phá sản khi không trả được khoản nợ từ 2000 đôla Singapore trở lên; theo Luật Phá sản của Nhật Bản, khi một người mắc nợ ngừng trả tiền thì người đó coi được coi là không trả được nợ; Còn theo pháp luật phá sản của Cộng hoà Pháp, mọi thương nhân và pháp nhân, kể cả pháp nhân không có quy chế thương nhân, khi lâm vào tình trạng ngừng thanh toán thi đều phải khai báo trong thời hạn 15 ngày để mở thủ tục phục hồi doanh nghiệp hoặc thanh lý doanh nghiệp …
Khác với Luật Phá sản doanh nghiệp, Luật Phá sản không quy định các dấu hiệu cụ thể để xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Điều đó thể hiện sự tiến bộ của Luật Phá sản, phù hợp với thông lệ chung trên thế giới, tạo điều kiện cho việc sớm mở thủ tục phá sản cũng như khả năng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nghiên cứu dâu hiệu mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, về phương diện lý luận cũng như thực tiễn cần xem xét một số khía cạnh cụ thể sau:
Thứ nhất, mất khả năng thanh toán không có nghĩa là doanh nghiệp hoàn toàn cạn kiệt tài sản. Doanh nghiệp có thể còn rất nhiều tài sản mà vẫn mất khả năng thanh toán, chỉ vì tài sản đó không thể bán được, cho nên doanh nghiệp không có tiền để thanh toán các khoản nợ.
Tham khảo thêm: Nhân thân là gì ? Khái niệm nhân thân được hiểu như thế nào ?
Thứ hai, mất khả năng thanh toán không chỉ là hiện tượng doanh nghiệp không thanh toán được nợ mà nó còn thể hiện doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng tài chính tuyệt vọng, có nghĩa là không thể trả được nợ, không có lối thoát, trừ phi cỏ sự can thiệp của Toà án hoặc sự giúp đỡ của các chủ nợ.
Thứ ba, đối với doanh nghiệp tư nhân, nếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh có giao kết bất kì hợp đồng nào mà sau đó phát sinh ra các khoản nợ thì những khoản nợ này được coi là cơ sở để đánh giá tình hạng phá sản của doanh nghiệp. Nhưng ở đây cũng cần phân biệt với các khoản nợ do chủ doanh nghiệp tư nhân xác lập trên cơ sở những hợp đồng phục vụ cho sinh hoạt cá nhân hoặc gia đình họ vì nó không xuất phát từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ tư, pháp luật không nhất thiết quy định cụ thể mất khả năng thanh toán một khoản nợ bao nhiêu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản, bởi vì tình hình tài chính trong các doanh nghiệp rất khác nhau, có thể có những doanh nghiệp nợ vài ba chục triệu nhung không có cách gì để trả, trong lúc cũng có những doanh nghiệp nợ tới vài ba trăm triệu vẫn có khả năng thanh toán bình thường.
Thứ năm, bản chất của việc mất khả năng thanh toán có thể không trùng với biểu hiện bên ngoài là trả được nợ hay không. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhiều doanh nghiệp không trả được nợ nhưng điều này chỉ có tính chất nhất thời trong khi mọi hoạt động của doanh nghiệp vẫn diễn ra bình thường. Ngược lại, có những doanh nghiệp sự trả nợ chỉ là trá hình, che đậy tình hạng tài chính tuyệt vọng của doanh nghiệp, họ phải sử dụng nhiều phương tiện gian trá để bù đắp ngân quỹ như vay nặng lãi, thế chấp tài sản nhiều lần để vay tiên ngân hàng…
Tóm lại, theo quy định của pháp luật Việt Nam, ở bình diện tình hình tài chính tuyệt vọng của doanh nghiệp, phá sản là khái niệm dùng để chỉ doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản với dấu hiệu đặc trưng nhất là mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.
Tuy nhiên, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, hay doanh nghiệp mất khả năng thanh toán chưa hẳn đã bị phá sản. Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản chỉ được coi là bị phá sản khi đã tiến hành thủ tục giải quyết yêu cầu và có quyết định tuyên bố phá sản của Toà án. Dấu hiệu này của khái niệm phá sản được Luật Phá sản năm 2014 ghi nhận, theo đó:
“Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Toà án nhân dân ra quyết định tuyên bố phả sản ” (khoản 2 Điều 4).
4.Doanh nghiệp có được tự phá sản?
Như đã đề cập, doanh nghiệp phá sản khi bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản, mà Tòa án chỉ ra quyết định sau quá trình xem xét theo yêu cầu doanh nghiệp phá sản. Nói cách khác, việc doanh nghiệp tự tuyên bố phá sản là không phù hợp với quy định của pháp luật và không có giá trị pháp lý.
Ngoài ra, theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp cũng không có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố chính nó phá sản.
5. Ai có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản?
Theo Điều 5 Luật Phá sản 2014, người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản gồm:
Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà DN, HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Người đại diện theo pháp luật của DN, HTX có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi DN, HTX mất khả năng thanh toán.
Chủ DN tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên…có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi DN mất khả năng thanh toán.
Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán…
Thành viên HTX hoặc người đại diện theo pháp luật của HTX thành viên của liên hiệp HTX có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi HTX, liên hiệp HTX mất khả năng thanh toán.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)
Tìm hiểu thêm: Con trong giá thú là gì