logo-dich-vu-luattq

Lương là gì ? Tiền lương là gì ? Quy định luật lao động về tiền lương

Thông thường việc trả lương được tiến hành sau mỗi tháng; ngoài ra, còn hình thức trả lương tuần, lương ngày, lương giờ, cùng với cơ chế trả lương theo thời gian. Bộ luật lao động năm 1994 (được sửa đổi, bổ sung năm 2002) quy định chế định tiền lương bao gồm các quy định về lương tối thiểu, thang lương, bảng lương, hình thức trả lương, nguyên tắc trả lương, lương làm đêm, lương ngừng việc, tiền thưởng, tạm ứng lương, khấu trừ lương…

Xem thêm: Khái niệm tiền lương

1. Khái niệm tiền lương ?

Trong quan hệ lao động, tiền lương là nội dung các bên đặc biệt quan tâm, quyết định đến sự ổn định, bền vững của quan hệ lao động. Từ góc độ kinh tế, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi hoàn thành công việc theo thoả thuận. Với người sử dụng lao động, tiền lương là một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất, cấu thành nến chi phí sản xuất, vì vậy người sử dụng lao động cần cân đối nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Với người lao động, tiền lương là thù lao, là khoản bù đắp hao phí sức lao động mà họ nhận được trong quá trình tham gia lao động, sản xuất. Đương nhiên, trong tương quan về lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động, tiền lương vừa có sự mâu thuẫn, vừa có sự thống nhất và đòi hỏi sự điều chỉnh của pháp luật ở những giới hạn nhất định.

Ở góc độ khái quát nhất, định nghĩa về tiền lương được Tổ chức Lao động quốc tế quy định trong Điều 1 Công ước số 95 năm 1949 về bảo vệ tiền lương. Định nghĩa này có tính phổ biến và được hầu hết các quốc gia cụ thể hoá trong pháp luật, theo đó:

“Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập, bất kể tên gọi hay cách tính mà có thể biểu hiện bằng tiền mặt và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động hoặc bằng pháp luật quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo một hợp đồng thuê mướn lao động, bằng viết hoặc bằng lời nói cho một công việc đã thực hiện hoặc sẽ phải thực hiện, hoặc cho những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm”.

Cùng với định nghĩa này, Tổ chức Lao động quốc tế cũng đưa ra các dấu hiệu nhận biết cơ bản về tiền lương, bao gồm:

1) là sự trả công lao động;

2) hình thức biểu hiện bằng tiền mặt;

3) ấn định bằng thoả thuận hoặc pháp luật;

4) thuộc về nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Định nghĩa này của Tổ chức Lao động quốc tế được nhiều quốc gia vận dụng quy định có tính đến sự phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế-xã hội riêng.

Nghiên cứu về tiền lương cho thấy cũng có nhiều học thuyết, quan điểm về tiền lương với nội dung khác nhau ở nhiều quốc gia khác nhau. Chẳng hạn, ở Pháp:

“Sự trả công được hiểu là tiền lương hoặc lương bổng cơ bản, bình thường hay tối thiểu và mọi thứ lợi ích, trả trực tiếp hay gián tiếp bằng tiền hay hiện vật mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo việc làm của họ”.

Hay ở Nhật Bản thì xác định:

“Tiền lương là thù lao bằng tiền mặt và hiện vật trả cho người làm công một cách đều đặn, cho thời gian làm việc hoặc cho lao động thực tế, cùng với thù lao cho khoảng thời gian không làm việc như là nghỉ mát hàng năm, nghỉ có hưởng lương hoặc nghỉ lễ”.

Tìm hiểu thêm: Brand là gì? Phân biệt giữa Brand và Trademark

Tiền lương ở Nhật Bản không tính đến những đóng góp của người sử dụng lao động cho quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí hay những phúc lợi mà người lao động được hưởng, ở Đài Loan thì lại xác định:

“Tiền lương chỉ mọi khoản thù lao mà người lao động nhận được do làm việc bất luận là lương bổng, phụ cẩp, tiền thưởng hoặc dùng mọi danh nghĩa khác đề trả cho họ theo ngày, giờ, tháng hoặc theo sản phẩm”.

Cũng nhiều nước phân định rõ khái niệm tiền lương doanh nghiệp và tiền lương cho người lao động làm khu vực nhà nước với nội dung cấu thành khác nhau.

Ở Việt Nam, cùng với góc độ tiếp cận, đặc điểm của nền kinh tế và điều chỉnh pháp luật trong những giai đoạn khác nhau mà có những định nghĩa về tiền lương khác nhau. Từ góc độ kinh tế, tiền lương được định nghĩa như:

“Tiền lương là giá cả của sức lao động đước hình thành qua thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với cung – cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường”.

Chuyên sâu hơn, từ góc độ kinh tế lao động thì tiền lương được định nghĩa đơn giản là “khoản thu nhập mang tính thường xuyên mà người lao động được hưởng từ công việc” hay “là khoản tiền mà người lao động nhận được khi họ hoàn thành hoặc sẽ hoàn thành một công việc nào đỏ Từ góc độ pháp luật, khái niệm tiền lương đã từng dước định nghĩa là “sổ lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động căn cứ vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc và điều kiện lao động được xác định theo sự thoả thuận hợp pháp giữa hai bên trong hợp đằng lao động và theo quy định của pháp luật”. Định nghĩa này tập trung vào xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thế trong tiền lương, tập trung nhiều vào các căn cứ trả lương và sự điều chỉnh của pháp luật.

Hiện nay, khái niệm tiền lương được tiếp cận đơn giản trong quy định Bộ luật lao động năm 2019 với quy định tại Điều 90:

“Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thoả thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác”.

Theo định nghĩa này, tiền lương thể hiện rõ bản chất là giá cả của sức lao động trên cơ sở thoả thuận cho việc thực hiện công việc. Điều đó cũng giải thích cho sự phong phú và đa dạng cảu các mức lương trả cho người lao động làm những công việc khác nhau với chuyên môn, trình độ khác nhau. Đổ xác định rõ nội dung tiền lương như một phần của định nghĩa, Điều 90 Bộ luật lao động năm 2019 cũng quy định tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Đây là những bộ phận cấu thành tiền lương.

Xem thêm: Khái niệm tiền lương

2. Nguyên tắc điều chỉnh tiền lương

Từ góc độ lí luận, khi xem xét đến các bộ phận cấu thành hay nội hàm của khái niệm tiền lương cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm chỉ bó hẹp nội hàm khái niệm tiền lương thương lượng với lương cơ bản được thoả thuận mà không bao gồm các khoản thu nhập khác từ lao động. Cũng lại có quan điểm cho rằng tiền lương do các bên thượng lượng thoả thuận bao gồm cả những khoản thu nhập khác nhằm bổ sung cho tiền lương nhằm đảm bảo giá trị. Đây cũng là quan điểm được thể hiện trong quy định pháp luật hiện hành ở Việt Nam khi quy định tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác (khoản 1 Điều 90 Bộ luật lao động năm 2019).

Các bộ phận cấu thành tiền lương có mối quan hệ mật thiết, bổ sung, hỗ trợ nhau, đảm bảo giá trị sức lao động mà khi xác định các bên chưa tính hết hoặc tính chưa đầy đủ. Phụ cấp nhằm bù đắp những yếu tố không ổn định của điều kiện lao động chưa được xác định. Sự xuất hiện của các yếu tố này và mục đích đảm bảo công bằng, thu hút hay bù đắp giá trị mà người sử dụng lao động chủ động quy định và thực hiện chế độ phụ cấp cho người lao động. về các khoản bổ sung khác, có thể bao gồm các khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong họp đồng lao động, khoản bổ sung này không bao gồm tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên qụan đến việc thực hiện công việc hoặc chức danh trong họp đồng lao động. Việc tiếp cận nội dung tiền lương mở rộng như vậy khiến tiền lương tỏ ra gàn gũi, tương thích với khái niệm về thu nhập trong quan hệ lao động ở phạm vi nhất định.

Xem thêm: Khái niệm tiền lương

3. Kỳ hạn trả lương

Kỳ hạn trả lương quy định như sau:

1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.

Đọc thêm: Thỏa thuận là gì? (Cập nhật 2022)

2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.

3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Xem thêm: Khái niệm tiền lương

4. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Xem thêm: Khái niệm tiền lương

5. Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm.

Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến về tiền lương, gọi: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty luật Minh Khuê

Đọc thêm: Tín chấp là gì ? Phân tích các đặc điểm của tín chấp ?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !