logo-dich-vu-luattq

Thất nghiệp là gì? Phân loại thất nghiệp?

Thất nghiệp hiểu đơn giản là trạng thái một cá nhân ở độ tuổi lao động không có việc làm. Đây là thực trạng xảy ra phổ biến ở tất cả các quốc gia, nó càng trở lên trầm trọng hơn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Cụ thể thất nghiệp là gì?, các tiêu chí để xác định một người lao động là gì?, hỗ trợ liên quan đến người thất nghiệp được xác định như thế nào?, mời Quý Khách hàng theo dõi nội dung bài chia sẻ của Luật Hoàng Phi dưới đây:

Thất nghiệp là gì?

Thất nghiệp là hiện tượng người lao động bị ngừng thu nhập do không có khả năng tìm được việc làm thích hợp trong trường hợp người đó có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc theo Điều 20, Công ước 102 (1952) của Tổ chức lao động quốc tế (ILO).

Xem thêm: Khái niệm thất nghiệp

Như vậy, thất nghiệp là hiện tượng xã hội khi người lao động có khả năng lao động, không có việc làm, không có nguồn thu nhập dưới dạng tiền hưu trí, tiền mất sức lao động hay các nguồn thu nhập khác do người sử dụng lao động trả và đang tích cực tìm kiếm công việc.

Bên cạnh việc giải đáp thất nghiệp là gì? chúng tôi sẽ tiếp tục gửi tới bạn đọc các thông tin hữu ích có liên quan trong các phần tiếp theo của bài viết, do đó, Quý độc giả đừng bỏ lỡ.

Thất nghiệp tiếng Anh là gì?

Thất nghiệp tiếng Anh là Unemployment

Người thất nghiệp là gì?

Người thất nghiệp là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm theo quy định tại khoản 4, Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2006.

Tuy nhiên, khái niệm trên chỉ mang tính chất tham khảo do Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã thay thế cho Luật Bảo hiểm xã hội 2006, không còn quy định về khái niệm này.

Phân loại thất nghiệp

Thất nghiệp được phân loại theo các hình thức sau đây:

– Theo hình thức thất nghiệp

+ Thất nghiệp chia theo giới tính (nam,nữ)

+ Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn)

+ Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc

+ Thất nghiệp chia theo lứa tuổi…

– Theo lý do thất nghiệp

Đọc thêm: Phân tích khái niệm chứng khoán

+ Mất việc (job loser): người lao động không có việc làm do các đơn vị sản xuất kinh doanh cho thôi việc vì một lý do nào đó

+ Bỏ việc (job leaver): là những người tự ý xin thôi việc vì những lý do chủ quan của người lao động, ví dụ: tiền công không đảm bảo, không hợp nghề nghiệp, không hợp không gian làm việc…

+ Nhập mới (new entrant): là những người đầu tiên bổ sung vào lực lượng lao động, nhưng chưa tìm được việc làm, đang tích cực tìm kiếm việc làm.

+ Tái nhập (reentrant): là những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm

– Phân loại theo tính chất thất nghiệp

+ Thất nghiệp tự nguyện (voluntary unemployment)

+ Thất nghiệp không tự nguyện (involuntary unemployment)

– Phân loại theo nguyên nhân thất nghiệp

+ Thất nghiệp tự nhiên (natural unemployment): là mức thất nghiệp bình thường mà nền kinh tế trải qua, là dạng thất nghiệp không mất đi trong dài hạn, tồn tại ngay khi thị trường lao động cân bằng.

+ Thất nghiệp chu kỳ (cyclical unemployment): là mức thất nghiệp tương ứng với từng giai đoạn trong chu kỳ kinh tế, do trạng thái tiền lương cứng nhắc tạo ra,là dạng thất nghiệp sẽ mất đi trong dài hạn.

+ Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển: xảy ra khi tiền lương được ấn định không bởi các lực lượng thị trường mà cao hơn mức tiền lương thực tế cân bằng của thị trường

Hỗ trợ liên quan đến người thất nghiệp?

Trên thực tế, không phải Người lao động nào cũng có đủ điều kiện về sức khỏe, khả năng lao động để hoàn thành nhiệm vụ lao động. Người nào cũng có thể gặp phải những rủi ro, bất hạnh như ốm đau, bệnh tật, tai nạn,… hoặc thiếu công việc do những ảnh hưởng khách quan.

Để khắc phục những rủi ro, bất hạnh, giảm bớt khó khăn cho bản thân và gia đình thì ngoài việc tự mình khắc phục, người lao động phải được sự bảo trợ của cộng đồng và xã hội. Bảo hiểm thất nghiệp ra đời và phát triển, trở thành một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng nhất hỗ trợ liên quan đến vấn đề người lao động và người lao động thất nghiệp. Một số chính sách nằm trong bảo hiểm thất nghiệp nằm hỗ trợ Người lao động thất nghiệp có thể kể đến như: giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề, trợ cấp thất nghiệp,…

Như vậy, bên cạnh hỗ trợ một khoản tài chính đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động trong thời gian thất nghiệp thì mục đích chính của bảo hiểm thất nghiệp là thông qua các hoạt động đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm, sớm đưa những lao động thất nghiệp tìm được một công việc mới thích hợp và ổn định.

Tìm hiểu thêm: Điều kiện xác nhận liệt sĩ hiện hành

Trợ cấp thất nghiệp là gì?

Đây là một khoản tiền hỗ trợ người lao động thất nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, Người lao động thất nghiệp phải đáp ứng một số điều kiện cụ thể và thực hiện trình tự theo quy định. Cụ thể:

– Điều kiện áp dụng theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013:

+ Chấm dứt Hợp đồng lao động (ngoại trừ các trường hợp: Người lao động đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trái pháp luật hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng)

+ Đã đóng Bảo hiểm thất nghiệp theo tối thiểu mức thời hạn theo quy định.

+ Đã đăng ký thất nghiệp, nộp hồ sở hưởng trợ cấp và chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.

– Trình tự thủ tục thực hiện theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013:

+ Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.

+ Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.

+ Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thất nghiệp là điều không người lao động nào mong muốn trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. Thất nghiệp gây ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế và cuộc sống xã hội. Việc giải quyết thất nghiệp không chỉ là câu chuyện an sinh của Nhà nước mà mỗi cá nhân cần nhận thức và hành động để tìm kiếm một công việc mới phù hợp. Thất nghiệp đôi khi là cơ hội mở để bạn kiếm tìm một vị trí phù hợp với năng lực của bản thân.

Trên đây là nội dung của Luật Hoàng Phi về chủ đề Thất nghiệp là gì? Quý Khách hàng quan tâm đến vấn đề này hoặc có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến chủ đề thất nghiệp và hỗ trợ liên quan đến người lao động thất nghiệp, có thể liên lạc trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại đường dây nóng: 1900 6557. Luật Hoàng Phi sẵn sàng tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của Quý Khách hàng.

Tìm hiểu thêm: Kinh phí công đoàn là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !