Nội dung chính
1. Khái niệm về thanh niên
Ngày 01/01/2021 vừa qua Luật Thanh niên mới chính thức có hiệu lực đã đưa ra khái niệm cơ bản về thanh niên như sau:
Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.
Xem thêm: Khái niệm thanh niên
Luật này quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thanh niên; chính sách của Nhà nước đối với thanh niên; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thanh niên, tổ chức khác, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân đối với thanh niên; quản lý nhà nước về thanh niên.
2. Đặc điểm xã hội của lứa tuổi thanh niên
Đặc điểm xã hội của lứa tuổi thanh niên thể hiện sự tham gia vào các mối quan hệ xã hội của thanh niên với tư cách là một chủ thể hoạt động. Với cách hiểu như vậy, thanh niên có vị trí và mối quan hệ xâ hội trong gia đình, nhà trường và xã hội cũng như những đóng góp của thanh niên đối với sự phát triển lao động xã hội.
Trong gia đình, thanh niên có quyền lợi và trách nhiệm như người lớn, cha mẹ trao đổi với thanh niên về một sổ vấn đề quan trọng trong gia đình. Thanh niên thấy được vị trí và quyền hạn của mình trong gia đình. Thanh niên chú ý đến nề nếp, lối sống sinh hoạt và điều kiện kinh tế, mối quan hệ của gia đình để ổn định và phát triển.
Trong nhà trường, lứa tuổi thanh niên học tập vẫn là hoạt động chủ đạo nhưng tính chất và mức độ thì phức tạp và có hơn hẳn so với tuổi thiếu niên. Hoạt động này đòi hỏi thanh niên tự giác, tích cục, độc lập hơn, biết cách vận dụng tri thức một cách sáng tạo. Nhà trường lúc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nội dung học tập không chỉ nhàm trang bị tri thức và hoàn chỉnh tri thức mà còn có tác dụng hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho thanh niên.
Ngoài xã hội, thanh niên có quyền tham gia mọi hoạt động bình đắng như người lớn. Thanh niên đã có suy nghĩ về việc chọn nghề, lao động, kiếm tiền. Khi tham gia hoạt động xã hội thanh niên được tiếp xúc với nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, quan hệ xã hội được mở rộng, thanh niên có dịp được hòa nhập vào cuộc sống đa dạng phức tạp của xã hội giúp họ tích lũy kinh nghiệm sống để chuẩn bị cho cuộc sống tự lập sau này.
Bên cạnh những mặt tích cực, thanh niên còn bộc lộ sự thiếu chín chắn trong suy nghĩ, hành động, bồng bột, hiếu thắng, đặc biệt, trong việc tiếp thu, học hỏi những cái mới. Ngày nay, trong xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế, trong điều kiện phát triển công nghệ thông tin, nền văn hoá của chúng ta có nhiều điều kiện giao luu, tiếp xúc với các nền văn hoá trên thế giới. Việc học tập, tiếp thu những tinh hoa, văn hoá của các nền văn hoá khác là cần thiết. Tuy nhiên, do đặc điểm nhạy cảm, ham thích những điều mới lạ kết hợp với sự bồng bột, thiếu kinh nghiệm của thanh niên, do đó, thanh niên dễ dàng tiếp nhận cả những nét văn hoá không phù hợp với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và không có lợi cho bản thân họ.
3. Trách nhiệm của đội ngũ thanh niên
Quá trình đẩy mạnh Cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên số hóa và kết nối có thể mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời cũng đưa đến những thách thức đối với quá trình phát triển. Trong bối cảnh mới, đội ngũ thanh niên được xem là đội quân chủ lực để đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, thanh niên phải cố gắng nhiều hơn nữa, tiến bộ hơn nữa, tích cực rèn “đức”, luyện “tài”, không sợ khó, không sợ khổ trước mọi hoàn cảnh, đem hết tài năng của mình ra phụng sự Tổ quốc và Nhân dân.
Trước hết, thanh niên cần chủ động trang bị các kỹ năng mới, đó là các kỹ năng liên quan đến nhận thức; các kỹ năng về thể chất và các kỹ năng về xã hội. Các kỹ năng liên quan đến nhận thức bao gồm: Tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tự phê bình; khả năng sáng tạo tri thức, hay chiến lược học tập. Các kỹ năng về thể chất bao gồm: Kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng về cuộc sống, kỹ năng số. Các kỹ năng về xã hội bao gồm: Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ.
Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, khi tri thức tồn tại khắp mọi nơi, xuất hiện trong mọi mặt của cuộc sống, đòi hỏi đội ngũ thanh niên phải có kiến thức tổng hợp. Bên cạnh đó, khi hàng ngày, hàng giờ đều có những thay đổi về mặt công nghệ, ảnh hưởng đến đời sống thì khả năng thích ứng và khả năng giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo là chìa khóa để nâng cao năng suất lao động. Ngoài ra, để gia nhập vào xu thế của Cách mạng công nghiệp 4.0, đội ngũ thanh niên cần phải tập trung học tập, nghiên cứu, lao động sáng tạo trong một số lĩnh vực quan trọng, đặc biệt là vật lý, sinh học, khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo, các lĩnh vực công nghệ mới, công nghệ mang tính đột phá. Việc học tập và nghiên cứu của thanh niên đòi hỏi phải xuất phát từ thực tiễn sản xuất – đời sống, và để phục vụ cho thực tiễn sản xuất – đời sống.
Cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với hội nhập quốc tế toàn diện đặt ra yêu cầu đối với thanh niên phải có những kỹ năng mang tính toàn cầu. Khi lao động của các nước di chuyển tự do vào Việt Nam tạo ra những thuận lợi, cơ hội, nhưng cũng đặt ra nhiều khó khăn và thách thức đối với thanh niên Việt Nam. Sự chuẩn bị kiến thức, kỹ năng và thái độ cũng như tâm lý để sẵn sàng di chuyển sang làm việc tại các nước của thanh niên Việt Nam chưa cao. Muốn di chuyển sang các nước làm việc thì phải có ngoại ngữ, nhưng ngoại ngữ là một trong những điểm hạn chế của thanh niên Việt Nam hiện nay. Thanh niên Việt Nam được đánh giá là cần cù, sáng tạo, nhiều sáng kiến nhưng khi năng lực không giao tiếp được, không chia sẻ được thì sáng tạo, sáng kiến cũng không được đưa vào thực tiễn sản xuất – đời sống.
4. Quy định chung về vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên
Theo Điều 4 Luật Thanh niên có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 thì vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên như sau:
– Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
– Thanh niên có quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Theo Điều 5 Luật Thanh niên thì nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên và chính sách của Nhà nước đối với thanh niên như sau:
– Quyền, nghĩa vụ của thanh niên được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật
– Không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp trong thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên.
Tham khảo thêm: Tù chung thân là gì? Phải ngồi tù trong bao nhiêu lâu?
– Nhà nước, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện để thanh niên thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
– Chính sách của Nhà nước đối với thanh niên phải bảo đảm mục tiêu phát triển thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên thực hiện, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và phát huy năng lực; được xây dựng hoặc lồng ghép trong các chính sách của ngành, lĩnh vực, địa phương.
– Việc xây dựng và thực hiện chính sách của Nhà nước đối với thanh niên phải bảo đảm sự tham gia của thanh niên; tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của thanh niên.
– Hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên Việt Nam ở nước ngoài tham gia các hoạt động hướng về Tổ quốc và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
– Xử lý kịp thời, nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm theo quy định của Luật Thanh niên.
5. Quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của thanh niên
Thứ nhất: Trong học tập thanh niên có quyền và nghĩa vụ như sau:
– Được học tập và bình đẳng về cơ hội học tập.
– Tích cực học tập hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục và vươn lên học tập ở trình độ cao hơn; thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp; tham gia xây dựng môi trường văn hoá học đường; trung thực trong học tập.
– Xung kích tham gia các chương trình phát triển giáo dục và đào tạo, xây dựng xã hội học tập.
Thứ hai: Trong lao động thanh niên có quyền và nghĩa vụ như sau:
– Lao động để lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng, góp phần xây dựng đất nước.
– Chủ động tiếp cận thông tin thị trường lao động; lựa chọn việc làm và nơi làm việc phù hợp với khả năng của bản thân và nhu cầu của xã hội.
– Rèn luyện tác phong công nghiệp, năng lực quản lý, kinh doanh, tuân thủ kỷ luật lao động; phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; nâng cao trình độ nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ.
– Xung kích thực hiện các chương trình phát triển kinh tế – xã hội ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Thứ ba: Trong bảo vệ Tổ quốc thanh niên có quyền và nghĩa vụ như sau:
– Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của thanh niên.
– Được huấn luyện chương trình giáo dục quốc phòng; thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia các lực lượng vũ trang theo quy định của pháp luật.
– Tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, giữ gìn bí mật quốc gia, xung kích đấu tranh chống mọi hành vi xâm hại đến an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
Thứ tư: Trong hoạt động khoa học, công nghệ và bảo vệ tài nguyên, môi trường thanh niên có quyền và nghĩa vụ như sau:
Đọc thêm: Buôn bán là gì
– Được nghiên cứu khoa học và công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.
– Trung thực và có tinh thần hợp tác trong nghiên cứu khoa học và công nghệ.
– Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên; đấu tranh chống các hành vi huỷ hoại tài nguyên, môi trường.
Thứ năm: Trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, vui chơi, giải trí thanh niên có quyền và nghĩa vụ như sau:
– Được tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, vui chơi, giải trí lành mạnh.
– Thường xuyên rèn luyện đạo đức, tác phong, hành vi ứng xử văn hoá; thực hiện nếp sống văn minh.
– Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ di sản văn hoá; tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hoá cộng đồng.
Thứ sáu: Trong bảo vệ sức khoẻ, hoạt động thể dục, thể thao thanh niên có quyền và nghĩa vụ như sau:
– Được bảo vệ, chăm sóc, hướng dẫn nâng cao sức khoẻ, kỹ năng sống lành mạnh, phòng ngừa bệnh tật.
– Được chăm lo phát triển thể chất; tích cực tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, rèn luyện thân thể.
– Phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống ma tuý và các tệ nạn xã hội khác.
Thứ bảy: Trong hôn nhân và gia đình thanh niên có quyền và nghĩa vụ như sau:
– Được giáo dục kiến thức về hôn nhân và gia đình, thực hiện hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, xây dựng gia đình hạnh phúc.
– Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; kính trọng ông bà, cha mẹ và người lớn tuổi; chăm sóc, giáo dục con, em trong gia đình.
– Gương mẫu thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình, về dân số và kế hoạch hoá gia đình.
Thứ tám: Trong quản lý nhà nước và xã hội thanh niên có quyền và nghĩa vụ như sau:
– Nâng cao ý thức công dân, chấp hành pháp luật, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
– Được ứng cử, đề cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với cơ quan, tổ chức về những vấn đề mà mình quan tâm; tham gia góp ý xây dựng các chính sách, pháp luật liên quan đến thanh niên và các chính sách, pháp luật khác.
– Tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Tham khảo thêm: Kiểm tra hành chính là gì