logo-dich-vu-luattq

Khái niệm cán bộ công chức

Theo Điều 4 Luật cán bộ công chức năm 2008 quy định về cán bộ, công chức như sau:

1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Xem thêm: Khái niệm cán bộ công chức

2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

3. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

the-nao-la-can-bo-the-nao-la-cong-chuc-%281%29

Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 1900.6568

NHƯ VẬY:

Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng và Nhà nước lãnh đạo thì bộ máy cán bộ, công chức, viên chức là bộ phận giúp việc không thể thiếu của Nhà nước ta. Trực tiếp trong việc quản lý cũng như đảm bảo được mọi hoạt động của Nhà nước được thực hiện một cách chính xác, thống nhất từ cấp trung ương xuống đến địa phương. Vậy bộ máy này được hiểu cụ thể như thế nào? Chức năng, nhiệm vụ của họ trong bộ máy Nhà nước? Luật Dương Gia sẽ giúp quý khách giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề này cụ thể như sau:

1. Thế nào là cán bộ? Khái niệm cán bộ?

– Cán bộ là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thông qua hình thức đó là bầu cử, hay phê chuẩn, hay qua hình thức bổ nhiệm để giữ một chức danh, chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước Việt Nam, hoặc tổ chức chính trị – xã hội ở các cấp trung ương, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cũng như cấp huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh. Là đối tượng thuộc trong biên chế của Nhà nước và hưởng lương từ quỹ lương của ngân sách Nhà nước.

Đọc thêm: Sang nhượng đất là gì? Quy định thủ tục và thuế khi sang nhượng nhà đất?

– Một vấn đề cần lưu ý về đội ngũ cán bộ mà chúng ta thường xuyên tiếp xúc đó là cán bộ ở cấp xã, phường, thị trấn. Đây là đội ngũ được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ tại hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, bí thư, phó bí thư Đảng ủy, hay người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội; những người này phải là công dân Việt Nam đã được tuyển dụng theo tiêu chuẩn của pháp luật để giữ một chức danh nhất định về chuyên môn họ đăng ký ứng tuyển và xắp xếp của cơ quan có thẩm quyền. Cán bộ cấp xã là đội ngũ trong biên chế nhà nước và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước đúng theo cấp bậc lương ứng với vị ví phụ trách.

Xem thêm: Cán bộ công chức, viên chức có được góp vốn thành lập doanh nghiệp?

– Khi thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải xem xét về các tiêu chuẩn, chức danh, chức vụ, cũng như các yêu cầu nhiệm vụ đảm bảo phù hợp với quy hoạch cán bộ theo đúng nhu cầu. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng như Chính phủ sẽ quy định chi tiết về các chế độ trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

– Việc luân chuyển, điều động cán bộ sẽ được căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ hoặc trong kế hoạch quy hoạch và thực hiện trong khối cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam cũng như các tổ chức chính trị – xã hội.

2. Thế nào là công chức? Khái niệm công chức?

– Công chức Nhà nước đầu tiên phải là công dân Việt Nam, họ trở thành công chức bằng cách thông qua hình thức đó là tuyển dụng, hay thông qua hình thức bổ nhiệm vào các ngạch, chức vụ hoặc chức danh phù hợp trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội từ cấp trung ương, đến cấp tỉnh, và cấp huyện; tại cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; tại đơn vị, cơ quan thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan hoặc hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội, thuộc đối tượng trong biên chế và hưởng lương phù hợp với vị trí làm việc từ ngân sách của nhà nước; ngoài ra đối với đơn vị sự nghiệp công lập thì công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý mức lương của đối tượng này được trích ra bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

– Đặc điểm: Công chức Nhà nước được Nhà nước trao cho một quyền hạn nhất định để thực hiện công việc được giao phù hợp với vị trí việc làm của họ. Trong thời gian đảm nhiệm chức vụ đó thì chỉ được tiến hành các hoạt động trong phạm vi quyền hạn của họ. Họ được giao và phải gánh vác một nghĩa vụ nhất định đối với Nhà nước, đồng thời thực hiện và hoàn thành nó. Cần lưu ý, không như người lao động là hoạt động của họ tạo ra của cải vật chất, công chức nhà nước thực hiện hoạt động thi hành công vụ và không trực tiếp tạo ra của cải vật chất. Đây là hoạt động thuộc về lĩnh vực quản lý Nhà nước. Ở đây ngân sách Nhà nước là quỹ lương mà công chức được nhận từ đó. Việc tạo ra quan hệ lao động này được xác lập dựa trên sự chấp thuận đồng ý của công chức và hơn hết đó là yếu tố quyết định ở đây là ý chí của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

– Công chức được tuyển dụng theo chỉ tiêu biên chế của Nhà nước, yêu cầu nhiệm vụ và vị trí làm việc. Việc tuyển dụng công chức đó là bằng hình thức thi tuyển. Người đăng ký thi tuyển công chức làm việc ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên thì được tuyển dụng thông qua hình thức xét tuyển.

– Cơ quan thực hiện việc tuyển dụng công chức phù hợp với yêu cầu công việc đó là:

Kiểm toán Nhà nước, Toàn án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

Văn phòng Chủ tịch nước và văn phòng quốc hội;

Tìm hiểu thêm: Tỷ giá hối đoái là gì?

Xem thêm: Chế độ tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã

Cơ quan thuộc chính phủ và Bộ, cơ quan ngang bộ;

Cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội và cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam;

Ủy ban nhân dân thuộc cấp tỉnh.

3. Thế nào là viên chức? Khái niệm viên chức?

– Viên chức được hiểu đó là những người là công dân Việt Nam. Được tuyển dụng thông qua chế độ hợp đồng làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập và được tuyển dụng theo vị trí việc làm. Đối tượng này được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập đó mà không phải hưởng lương từ ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.

– Viên chức tuyển dụng thông qua hình thức xét tuyển hoặc thi tuyển. Việc tuyển dụng phải phụ thuộc vào nhu cầu tuyển dụng trực tiếp của đơn vị sự nghiệp công lập cũng như vị trí việc làm, các tiêu chuẩn về chức danh nghề nghiệp. Quỹ tiền lương có thể đảm bảo chị trả cho viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập đó.

– Đối với chức danh quản lý của viên chức thì phải được đưa đi bồi dưỡng, đào tạo theo đúng chức danh mà viên chức sẽ tiếp nhận. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng căn cứ dựa trên chức vụ quản lý đó trong việc bổ sung, bồi dưỡng kiến thức, cũng như là các kỹ năng cần thiết cho hoạt động quản lý của mình. Việc đi học, bồi dưỡng kiến thức do đơn vị sự nghiệp mà viên chức làm việc đứng ra xây dựng và thực hiện kế hoạch đó.

– Chuyển đổi từ viên chức sang cán bộ, công chức: việc này phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Nếu viên chức có thời gian làm việc từ đủ 05 năm trở lên tại đơn vị sự nghiệp công lập thì sẽ được xét tuyển vào công chức mà không phải qua thi tuyển. Ngược lại cán bộ, công chức mà chuyển sang viên chức thì cũng phải đáp ứng được các điều kiện phù hợp với quy định tuyển dụng của viên chức.

– Nếu công chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trong bộ máy lãnh đạo hay quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm mà trong quá trình bổ nhiệm nhiệm kỳ mới không được bổ nhiệm lại nhưng vẫn tiếp tục làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập mà trước mình giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì sẽ được chuyển qua viên chức và xắp xếp công việc phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của công chức đó.

Xem thêm: Quy định các hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức

Đọc thêm: Kiều hối là gì? Quy định của pháp luật về kiều hối?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !