logo-dich-vu-luattq

Các trường hợp hủy bỏ hợp đồng ? Hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng là gì ?

Luật sư tư vấn:

Xem thêm: Hủy bỏ hợp đồng

1. Các trường hợp hủy hợp đồng mà không cần phải bồi thường

Hủy bỏ hợp đồng là một trong các quyền của các bên chủ thể khi giao kết và thực hiện hợp đồng. Hợp đồng bị hủy bỏ khi điều kiện hủy bỏ hợp đồng xảy ra, cụ thể là trong các trường hợp được quy định tại Điều 423 Bộ luật dân sự năm 2015:

Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:

a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;

b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;

c) Trường hợp khác do luật quy định.

– Khi một bên vi phạm hợp đồng và là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận. Sự vi phạm hợp đồng của một bên có thể là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ, nghiêm trọng hoặc không nghiêm trọng, tuy nhiên khi sự vi phạm đó trở thành điều kiện để hủy bỏ hợp đồng thì hợp đồng sẽ chấm dứt. Đối với trường hợp một bên vi phạm hợp đồng chỉ được coi là điều kiện hủy bỏ hợp đồng nếu các bên đã thỏa thuận từ trước, do vậy, trong trường hợp, hợp đồng không có thỏa thuận về điều kiện hủy bỏ hợp đồng thì các bên không được tự ý thực hiện quyền hủy bỏ hợp đồng của mình.

– Khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng. Đây là trường hợp, hợp đồng bị hủy bỏ không cần dựa trên sự thỏa thuận của các bên chủ thể. Sự vi phạm nghĩa vụ sẽ làm ảnh hưởng hoặc giảm sút quyền và lợi ích của chủ thể còn lại trong hợp đồng, nhưng vi phạm nghiêm trọng đến mức mục đích giao kết hợp đồng của bên kia không thể đạt được thì hợp đồng buộc phải hủy bỏ. Theo khoản 2 Điều 423 Bộ luật dân sự 2015 thì “Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng”.

– Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia việc hủy bỏ hợp đồng. Pháp luật chưa quy định hình thức của sự thông bảo, tuy nhiên, các bên có thể thông báo với hình thức nào phù hợp với các bên như bằng lời nói hoặc bằng văn bản…

2. Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ

Trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự được coi là sự vi phạm nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền, cụ thể là sự vi phạm về thời hạn thực hiện hợp đồng.

Tham khảo thêm: Công chứng hợp đồng thuê nhà

Theo quy đinh tại Điều 424 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 424. Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ

1. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng.

2. Trường hợp do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên, hợp đồng sẽ không đạt được mục đích nếu không được thực hiện trong thời hạn nhất định mà hết thời hạn đó bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không phải tuân theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Đối với trường hợp ở Khoản 1 Điều luật này, bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện trong một thời hạn hợp lý được hiểu là do ý chí chủ quan của bên có nghĩa vụ, không phải do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc do lỗi của bên có quyền, do vậy, khi có sự vi phạm về thời hạn thực hiện thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng. Sự chậm thực hiện nghĩa vụ này tuy là sự vi phạm nghĩa vụ nhưng không phải là trường hợp vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ, vì vậy bên có quyền có thể lựa chọn hủy bỏ hoặc không hủy bỏ hợp đồng.

Ở khoản 2 của Điều luật, có sự vi phạm nghĩa vụ do bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ trong thời hạn nhất định, tuy nhiên, mức độ của sự vi phạm là nghiêm trọng hơn, cụ thể là hợp đồng không đạt được mục đích do thực hiện nghĩa vụ không đúng thời hạn. Trong trường hợp này, bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng và bên có nghĩa vụ phải chịu những hậu quả do hợp đồng bị hủy bỏ. Tuy nhiên, bên có quyền phải chứng minh được do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên, hợp đồng sẽ không đạt được mục đích nếu không được thực hiện trong thời hạn nhất định, để tránh tình trạng tự ý hủy bỏ hợp đồng của bên có quyền.

3. Hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện

Bên có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ được hiểu là bên có nghĩa vụ không có đủ các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện nghĩa vụ (khả năng tài chính, khả năng tay nghề, khả năng về trình độ…) hoặc cũng có thể do nguyên nhân khách quan khiến cho bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ. Theo Điều 425 Bộ luật dân sự 2015 thì:

Trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên có quyền không thể đạt được thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Việc hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp này có thể không xuất phát từ sự vi phạm của các bên. Việc bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ có thể vì nhiều nguyên nhân khác nhau như: không có khả năng thực hiện nghĩa vụ, xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan,… Trong trường hợp này, để đảm bảo sự phù hợp với các nguyên tắc chung của pháp luật dân sự, đặc biệt là nguyên tắc thiện chí tại khoản 3 Điều 3 Bộ luật dân sự 2015, bên có quyền phải tạo mọi điều kiện giúp đỡ bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ.

4. Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản bị mất, bị hư hỏng

Nếu đối tưởng của hợp đồng là tài sản mà tài sản này bị mất hoặc hỏng thì hợp đồng có thể bị hủy bỏ. Theo quy định tại Điều 426 Bộ luật dân sự 2015:

Đọc thêm: Lương hợp đồng 68 năm 2021

Điều 426. Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản bị mất, bị hư hỏng

Trường hợp một bên làm mất, làm hư hỏng tài sản là đối tượng của hợp đồng mà không thể hoàn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài sản cùng loại thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng.

Bên vi phạm phải bồi thường bằng tiền ngang với giá trị của tài sản bị mất, bị hư hỏng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 351 và Điều 363 của Bộ luật này.

Theo quy định của Điều luật, một bên có thể có quyền hủy bỏ họp đồng nếu bên kia làm mất, hư hỏng tài sản là đối tượng của hợp đồng mà không thể hoàn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài sản cùng loại. Đây là trường hợp hủy bỏ hợp đồng thuộc điểm c khoản 1 Điều 423 Bộ luật dân sự 2015.

Ví dụ: A thuê tài sản của B trong một thời hạn nhất định, tuy nhiên, A vừa vi phạm nghĩa vụ trả tiền vừa làm mất tài sản của B. Dù vậy, A không có khả năng để hoàn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, thay thể bằng tài sản cùng loại. Trong trường hợp này B có thể lựa chọn phương án hủy bỏ hợp đồng, yêu cầu B bồi thường thiệt hại.

Cũng theo quy định này, bên vi phạm phải bồi thường bằng tiền ngang với giá trị của tài sản bị mất, bị hư hỏng. Tuy nhiên, giá trị của tài sản còn phụ thuộc vào yếu tố thời gian và không gian.

5. Hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng

Điều 427 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng.

– Theo quy định tại khoản 1, khi hợp đồng bị hủy bỏ, hợp đồng có thể không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần. Hợp đồng được coi là không có hiệu lực một phần nếu trong hợp đồng có thỏa thuận về phạt vi phạm, thỏa thuận về bồi thường thiệt hại cũng như thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Quy định này cho thấy, chỉ cần một sự vi phạm xảy ra có thể dẫn đến nhiều hậu quả như: hợp đồng bị hủy bỏ, bên vi phạm bị phạt vi phạm, bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại.

– Hậu quả pháp lý của hợp đồng bị hủy bỏ giống với hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu, cụ thể: các bên chưa thực hiện hợp đồng thì các bên không được thực hiện hợp đồng. Nếu các bên đã thực hiện hợp đồng thì phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ đi các chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản. Nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền tương đương với giá trị quy đổi từ vật.

Quy định về thời điểm thực hiện nghĩa vụ hoàn trả theo quy định tại đoạn 3 khoản 2 Điều 427 “Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”

– Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì bên bị thiệt hại do bên kia vi phạm nghĩa vụ được bồi thường thiệt hại.

Tìm hiểu thêm: Hợp đồng thực tập sinh

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !