logo-dich-vu-luattq

Hướng dẫn đăng ký địa điểm kinh doanh

Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh uy tín 0967 370 488

Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh là gì?

Địa điểm kinh doanh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, thực hiện một phần chức năng của doanh nghiệp như kho chứa hàng, xưởng sản xuất, văn phòng giao dịch,…

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.
  • Bước 2: Đóng lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.
  • Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.

Quy trình thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh hay cùng tỉnh đều giống nhau và đều thực hiện tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi có địa điểm.

Địa điểm kinh doanh thực hiện những chức năng gì?

  • Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể (Khoản 3 Điều 45 Luật doanh nghiệp 2020) do đó chức năng của địa điểm kinh doanh bao gồm:
  1. Triển khai kinh doanh các ngành nghề ghi nhận trên Giấy chứng chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.
  2. Thực hiện chức năng văn phòng giao dịch, thông tin liên lạc của doanh nghiệp hoặc chi nhánh (Nếu địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh).
  • Pháp luật quy định doanh nghiệp được tùy chọn tổ chức quản lý địa điểm kinh doanh theo hai dạng:
  1. Địa điểm kinh doanh trực thuộc công ty.
  2. Và địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
  • Địa điểm kinh doanh khác tỉnh với cơ quan chủ quản sẽ được cấp mã số thuế phụ để thực hiện việc kê khai, nộp thuế.

Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh

  • Giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh là văn bản ghi nhận thông tin hoạt động của địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp. Thông tin giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh bao gồm:
  1. Mã số địa điểm kinh doanh.
  2. Tên địa điểm kinh doanh.
  3. Địa chỉ địa điểm kinh doanh
  4. Ngành nghề kinh doanh tại địa điểm kinh doanh.
  5. Người đứng đầu địa điểm kinh doanh.
  6. Thông tin đơn vị chủ quản.
  • Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh do Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi có địa điểm kinh doanh cấp.
  • Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh không quy định thời hạn và chỉ hết giá trị khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh.

Khi nào phải đăng ký địa điểm kinh doanh?

Theo luật doanh nghiệp 2020 khi mở rộng kinh doanh doanh nghiệp được đăng ký thêm địa điểm kinh doanh để triển khai kinh doanh. Tùy theo chức năng mà chúng ta quen gọi như sau:

  1. Lập văn phòng điều hành, văn phòng giao dịch của công ty để giao dịch, xúc tiến hợp đồng, mua bán hàng hóa, bảo hành hàng hóa,…
  2. Lập kho chứa hàng, xưởng sản xuất hay địa điểm kinh doanh có các chức năng hỗ trợ sản xuất, lưu trữ hàng hóa.

Pháp luật quy định doanh nghiệp chỉ được phép triển khai kinh doanh trên địa chỉ đã đăng ký kinh doanh do đó thủ tục lập địa điểm kinh doanh là bắt buộc đối với điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính của doanh nghiệp.

Văn phòng đại diện có phải địa điểm kinh doanh không?

Theo luật doanh nghiệp 2020 thì có 4 dạng địa chỉ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gồm: Trụ sở chính; Trụ sở chi nhánh; Trụ sở văn phòng đại diện; Địa điểm kinh doanh. Như vậy văn phòng giao dịch là một dạng địa điểm kinh doanh nhưng không phải là văn phòng đại diện là khác nhau. Văn phòng đại diện là loại địa chỉ duy nhất của doanh nghiệp không được triển khai hoạt động kinh doanh.

Đăng ký mã số thuế cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh

Đọc thêm: Mẫu đăng ký thay đổi đăng ký kinh doanh

Căn cứ các quy định về đăng ký doanh nghiệp, trường hợp đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh là doanh nghiệp hoặc chi nhánh của doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh tại địa phương cấp tỉnh khác với địa phương cấp tỉnh nơi doanh nghiệp, hoặc nơi chi nhánh của doanh nghiệp đóng trụ sở (trường hợp chi nhánh được giao quản lý địa điểm kinh doanh, có thực hiện khai thuế, nộp thuế riêng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh). Cơ quan thuế căn cứ vào thông tin đăng ký địa điểm kinh doanh của cơ quan đăng ký kinh doanh để cấp mã số thuế 13 số cho địa điểm kinh doanh và đơn vị chủ quản địa điểm kinh doanh thực hiện kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng của địa điểm kinh doanh theo hướng dẫn tại Điểm 2 và Điểm 4 công văn số 3200/TCT-KK ngày 12/8/2019 của Tổng cục Thuế cho đến khi Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 có hiệu lực thi hành.

Như vậy, công ty khi mở địa điểm kinh doanh để làm văn phòng điều hành, văn phòng giao dịch tại tỉnh thành phố khác thì doanh nghiệp phải bắt buộc đăng ký mã số thuế phụ cho địa điểm kinh doanh.

Hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh cần giấy tờ gì?

  1. Giấy đề nghị đăng ký địa điểm kinh doanh
  2. Bản sao công chứng CMTND/ Hộ chiếu của người đứng đầu địa điểm kinh doanh nếu người này không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Điều kiện mở địa điểm kinh doanh hợp pháp

Để thành lập một địa điểm kinh doanh hợp pháp, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề pháp lý sau:

  • Một là, địa chỉ đăng ký địa điểm kinh doanh không được đăng ký tại chung cư, nhà tập thể, nhà không sử dụng cho mục đích văn phòng, thương mại.
  • Hai là, người đứng đầu địa điểm kinh doanh được bổ nhiệm hợp pháp và có đủ trình độ quản lý khi địa điểm kinh doanh có triển khai kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh

  • Thông báo lập địa điểm kinh doanh
  1. Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh;
  2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh;
  3. Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
  • Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
  • Trước khi thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện các công việc sau:

✔ Thứ nhất địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể do đó doanh nghiệp có thể đặt tên theo đúng chức năng kinh doanh mà mình mong muốn.

Ví dụ : Công ty có thể đặt tên địa điểm kinh doanh là Trung tâm ngoại ngữ ABC

Công ty đặt tên địa điểm kinh doanh là Văn phòng giao dịch Hoàng Mai ; Kho hàng số 01 ;…

✔ Thứ hai địa điểm kinh doanh cũng có ngành nghề kinh doanh nên công ty phải đăng ký danh sách ngành nghề hoạt động tại địa điểm phù hợp với hoạt đông kinh doanh thực tế. Địa điểm kinh doanh chỉ được đăng ký một trong các ngành nghề công ty hiện có và ngành nghề đó phải có mã ngành chuẩn với hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam.

Tham khảo: Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam

Đọc thêm: Thủ tục đăng ký cấp mã số thuế của hộ kinh doanh cá thể

✔ Thứ ba, công ty được phép mở địa điểm kinh doanh ở tỉnh, thành phố khác với nơi đặt trụ sở chính công ty, trụ sở chính chi nhánh. Điểm mới này rất quan trọng vì khi mở rộng kinh doanh sang địa phương khác công ty không phải lập chi nhánh.

✔ Thứ tư thủ tục lập địa điểm kinh doanh từ được áp dụng theo Luật doanh nghiệp năm 2020.

Chi phí đăng ký địa điểm kinh doanh trọn gói

Công ty Luật Trí Nam nhận dịch vụ trọn gói trong việc thành lập địa điểm kinh doanh cho các doanh nghiệp. Dịch vụ bao gồm những hỗ trợ nổi bật sau :

  • Khách hàng được luật sư tư vấn đầy đủ, chi tiết về những ưu điểm của địa điểm kinh doanh với hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp được Luật sư tư vấn quy định pháp luật mới nhất về điều kiện quản lý hàng hóa, chứng từ tại địa điểm kinh doanh đảm bảo hoạt động kinh doanh luôn hợp pháp.
  • Khách hàng được Luật sư thực hiện toàn bộ thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh theo ủy quyền không phát sinh chi phí đi lại.

Hiện mức giá trọn gói cho việc thành lập địa điểm kinh doanh chỉ từ 700.000đ đã bao gồm lệ phí nhà nước. Quý khách hàng cần báo giá chi tiết cho trường hợp của mình ngay hôm nay hãy liên hệ

CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM

Điện thoại: 0967 370 488 – 0967 370 488

Email: info@dichvuluattoanquoc.com

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà 227 đường Nguyễn Ngọc Nại, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

Chúng tôi rất mong được hợp tác với Quý doanh nghiệp trong thời gian tới.

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !