logo-dich-vu-luattq

Mẫu Biên bản thanh lý Hợp đồng thông dụng mới nhất

1. Biên bản thanh lý hợp đồng là gì?

Về bản chất, biên bản thanh lý hợp đồng là văn bản chấm dứt việc thực hiện thỏa thuận của hai bên đã được thể hiện trong hợp đồng.

Theo quy định tại Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:

Xem thêm: Hợp đồng thanh lý

– Hợp đồng đã được hoàn thành;

– Theo thoả thuận của các bên;

– Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

– Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;

– Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;

– Khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản mà các bên không thể thỏa thuận được việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý;

Khi đó, hai bên phải xác định quyền, nghĩa vụ đã thực hiện, quyền và nghĩa vụ còn tồn tại.

2. Mục đích lập biên bản thanh lý hợp đồng

Khái niệm thanh lý hợp đồng lần đầu tiên xuất hiện và được ghi nhận trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989. Điều 28 Pháp lệnh này quy định như sau:

Các bên phải cùng nhau thanh lý hợp đồng kinh tế trong trường hợp:

1- Hợp đồng kinh tế được thực hiện xong;

2- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế đã hết và không có sự thoả thuận kéo dài thời hạn đó;

3- Hợp đồng kinh tế bị đình chỉ thực hiện hoặc huỷ bỏ;

4- Khi hợp đồng kinh tế không được tiếp tục thực hiện theo quy định tại đoạn 2, đoạn 3 Điều 24 hoặc Điều 25 của Pháp lệnh này.

Tuy nhiên, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 đã hết hiệu lực. Tại Bộ luật Dân sự 2015 đang có hiệu lực chỉ có các quy định về chấm dứt hợp đồng.

Điều 422 quy định 07 trường hợp chấm dứt hợp đồng như sau:

Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Hợp đồng đã được hoàn thành;

2. Theo thỏa thuận của các bên;

3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;

5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;

6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;

7. Trường hợp khác do luật quy định.

Dù trong các văn bản pháp luật dân sự, thương mại không ghi nhận nhưng trên thực tế hiện nay, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vẫn hay thường xuyên sử dụng chế định “thanh lý hợp đồng” trong các giao dịch dân sự và thực hiện hợp đồng của mình nhằm chấm dứt và giải phóng các quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ hợp đồng được giao kết.

Thanh lý hợp đồng là sự xác nhận lại lần nữa việc hai bên đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mỗi bên theo nội dung hợp đồng đã giao kết hay chưa? Khi đó hai bên có còn ràng buộc với nhau nữa hay không? Biên bản thanh lý hợp đồng giúp ngăn những tranh chấp pháp lý không đáng có sau này.

Theo thỏa thuận, hai bên hoàn toàn có thể quyết định thời điểm thanh lý hợp đồng, kể cả khi nghĩa vụ chưa hoàn thành. Khi đó, bản chất của việc thanh lý hợp đồng có thể hiểu là sự ghi nhận lại tiến độ thực hiện hợp đồng của các bên. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực đặc thù, chỉ được thanh lý hợp đồng khi hủy bỏ hoặc khi hoàn thành hợp đồng.

Chẳng hạn, Luật Xây dựng quy định, Hợp đồng xây dựng được thanh lý trong trường hợp sau:

– Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng;

– Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt hoặc hủy bỏ theo quy định của pháp luật. Thông thường việc thanh lý hợp đồng được thể hiện bằng Biên bản thanh lý hợp đồng, trong đó ghi nhận việc thực hiện hợp đồng của các bên.. Mục đích của việc thanh lý hợp đồng thực chất nhằm hạn chế tranh chấp đối với những phần nghĩa vụ đã hoàn thành.

Đọc thêm: Hợp đồng xuất nhập khẩu

Vì thế, thông thường việc thanh lý hợp đồng chỉ thực hiện khi các bên đã hoàn thành mọi nghĩa vụ với bên còn lại, nhưng trong một số trường hợp để đảm bảo cho những nghĩa vụ đã thực hiện trong khi còn một số nghĩa vụ chưa thực hiện thì hai bên vẫn có thể tiến hành thanh lý hợp đồng và ghi rõ nội dung những nghĩa vụ chưa thực hiện để tiếp tục thực hiện những nghĩa vụ đó.

3. Có bắt buộc lập Biên bản thanh lý hợp đồng?

Hiện nay, không có quy định nào bắt buộc 02 bên phải lập Biên bản thanh lý hợp đồng. Nội dung biên bản này 02 bên cũng thoải mái thỏa thuận, miễn không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Ngoài ra, nếu các bên không muốn ký Biên bản thanh lý thì có thể chèn thêm nội dung trong hợp đồng chính để hợp đồng tự thanh lý. Ví dụ:

– Khi hai bên hoàn thành xong các nghĩa vụ của mình và không có khúc mắc gì xảy ra thì hợp đồng tự thanh lý;

– Sau 15 ngày kể từ ngày các bên hoàn thành hết nghĩa vụ với nhau thì hợp đồng này tự đồng thanh lý;…

Nhìn chung, pháp luật không có quy định điều chỉnh vì thế 02 bên có thể “tùy cơ ứng biến” nội dung thanh lý hợp đồng.

​4. Các mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng

4.1 Mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng chung nhất

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-o0o-

BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG

(Thanh lý Hợp đồng (1) thuê nhà số 123/HĐTN ngày 01/01/2019)

– Căn cứ Bộ luật Dân sự của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam năm 2015

– Căn cứ vào Hợp đồng thuê nhà

– Căn cứ nhu cầu và khả năng của các Bên;

Hôm nay, ngày 26 tháng 3 năm 2019, tại SN 123 phường A, thành phố B, tỉnh C chúng tôi gồm:

BÊN CHO THUÊ (2): (Sau đây gọi tắt là Bên A)

Ông: Nguyễn Văn A Sinh năm: 19xx

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: 123456789 do Công an tỉnh C cấp ngày 01/01/2015

Hộ khẩu thường trú tại: SN 123 phường A, thành phố B, tỉnh C

Bà: Trần Thị B Sinh năm: 19xx

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: 123456789 do Công an tỉnh C cấp ngày 01/01/2015

Hộ khẩu thường trú tại: SN 123 phường A, thành phố B, tỉnh C

BÊN THUÊ (2): (Sau đây gọi tắt là Bên B)

Ông: Trương Văn C Sinh năm: 19xx

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: 23145689 do Công an tỉnh D cấp ngày 01/01/2014

Hộ khẩu thường trú tại: Phòng 12, chung cư abc, phường A, thành phố B, tỉnh C

Chúng tôi tự nguyện cùng nhau lập và ký Văn bản này để thực hiện việc thanh lý Hợp đồng (1) thuê nhà số 123/HĐTN ký kết ngày 01/01/2019 theo các thoả thuận sau đây:

ĐIỀU 1

NỘI DUNG HỢP ĐỒNG

Ngày 01/01/2019, hai bên đã cùng nhau thỏa thuận và thống nhất ký kết Hợp đồng (1) thuê nhà số 123/HĐTN.

Tìm hiểu thêm: Hợp đồng thử việc tiếng anh là gì

Do (3) bên thuê nhà không còn nhu cầu thuê nữa nên các bên quyết định lập Biên bản thanh lý Hợp đồng thuê nhà số 123/HĐTN ngày 01/01/2019 nói trên.

2. Bằng việc lập và ký vào Văn bản này, chúng tôi chính thức tuyên bố: Hợp đồng thuê nhà số 123/HĐTN ngày 01/01/2019 sẽ chấm dứt hiệu lực ngay sau khi chúng tôi ký vào biên bản này.

ĐIỀU 2

CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Việc thanh lý Hợp đồng nói trên là hoàn toàn tự nguyện, dứt khoát, không bị ép buộc và không kèm theo bất cứ điều kiện nào, không nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào.

Các bên không còn bất kỳ quyền và nghĩa vụ nào liên quan đến Hợp đồng thuê nhà nói trên và cam kết không khiếu nại gì sau khi ký Văn bản này;

Chúng tôi đã đọc và đồng ý với nội dung Văn bản này, đồng thời ký tên, điểm chỉ vào Văn bản này làm bằng chứng.

Văn bản này được lập thành 02 (hai) bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.

Bên A Bên B

(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)

Chú thích:

(1) Ghi rõ tên, số, ngày tháng ký kết hợp đồng muốn thanh lý

Ví dụ: Hợp đồng kinh tế số HĐKT/123 ngày 01/01/2019 giữa Công ty A và Công ty B.

(2) Kèm theo từng loại Hợp đồng là tên các bên giao kết

Ví dụ: Hợp đồng thuê nhà thì có bên cho thuê và bên thuê

Hợp đồng mua bán sẽ là bên mua và bên bán…

(3) Viết lý do dẫn đến việc hai bên lập Biên bản thanh lý hợp đồng

Ví dụ: Do Bên B không còn nhu cầu thuê nữa nên các bên quyết định lập Biên bản thanh lý Hợp đồng thuê nhà số 123/HĐTN ngày 01/01/2019 nói trên.

4.2 Biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ

4.3 Mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa

4.4 Mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng vay tiền

4.5 Biên bản thanh lý hợp đồng môi giới

5. Một số lưu ý khi lập Biên bản thanh lý hợp đồng

– Biên bản thanh lý hợp đồng thường không bao giờ đi một mình, nó được lập trên cơ sở một hợp đồng khác. Vì thế, hợp đồng chính là cơ sở lập nên biên bản thanh lý hợp đồng. Các quy định trong biên bản thanh lý hợp đồng phải “khớp” với hợp đồng chính;

– Không có “quy chuẩn” nào khi 02 bên tiến hành thanh lý hợp đồng, miễn có thể thỏa thuận được với nhau và không trái các quy định của pháp luật.

6. Thủ tục thanh lý hợp đồng

Khi các bên thỏa thuận thanh lý, chấm dứt hợp đồng

Khi thanh lý hợp đồng do thỏa thuận thì bởi có sự đồng nhất của các bên và thường áp dụng khi hợp đồng hoàn thành hoặc các bên không có nhu cầu tiếp tục hợp đồng thì thủ tục thanh lý rất đơn giản. Một bên lập biên bản thanh lý hợp đồng, gửi bên kia xem xét, thỏa thuận, 02 bên đồng ý thì cùng ký tên và đóng dấu.

Khi có bên đơn phương yêu cầu hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng

Khi một bên trong hợp đồng đơn phương hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng thì căn cứ vào những điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng mà bên đơn phương cần

– Trường hợp hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo đúng nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng đã ký thì bên đơn phương hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng gửi thông báo cho đối tác. Thời điểm chấm dứt nên để sau khoảng 15 ngày kể từ ngày thông báo.

– Trường hợp hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo theo các trường hợp ngoài thỏa thuận trong hợp đồng thì cần căn cứ quy định của Điều 424, 425, 426 Bộ luật Dân sự 2015 để đảm bảo thực hiện quy trình đúng luật.

Trên đây là mẫu Biên bản thanh lý Hợp đồng. Nếu có thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Tham khảo thêm: Hợp đồng đại lý là gì? 2 mẫu Hợp đồng đại lý được dùng phổ biến

>> Mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng lao động mới nhất, chi tiết nhất

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !