Hướng dẫn làm mẫu hợp đồng sang nhượng mặt bằng kinh doanh, cửa hàng đúng pháp lý năm 2021.
Sang nhượng mặt bằng kinh doanh là một hình thức được rất nhiều người buôn bán, kinh doanh quan tâm. Bởi việc này giúp họ mở ra một cơ hội kinh doanh mới. Nhưng không phải ai cũng biết cách nhận sang nhượng mặt bằng kinh doanh giá rẻ để tránh những khó khăn, rắc rối trong quá trình ký kết hợp đồng.
Xem thêm: Hợp đồng sang nhượng mặt bằng
Do đó, hiểu được vấn đề này, Nhà Đất Mới sẽ chia sẻ với bạn những kinh nghiệm sang nhượng mặt bằng và mẫu hợp đồng sang nhượng mặt bằng kinh doanh đầy đủ, mới nhất 2021.
Nội dung chính
I. Mẫu hợp đồng sang nhượng mặt bằng kinh doanh
Trước khi sang nhượng mặt bằng kinh doanh, hai bên thỏa thuận chuyển nhượng cần làm đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, hợp đồng đúng và nộp cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết chấp thuận.
Một hợp đồng sang nhượng mặt bằng kinh doanh thường có những nội dung như sau:
- Đối tượng của hợp đồng sang nhượng: chuyển nhượng, sang nhượng mặt bằng kinh doanh gì?
- Thông tin của chủ thể tham gia ký kết hợp đồng
- Chi phí sang nhượng mặt bằng
- Giá sang nhượng chi tiết: mặt bằng, cơ sở vật chất, trang thiết bị
- Phương thức thanh toán: tiền mặt hay chuyển khoản (đơn vị: VNĐ)
- Lộ trình thời gian thanh toán: thanh toán ngày bao nhiêu, mấy lần, bao nhiêu % một lần
- Thời hạn sang nhượng: là thời gian thực hiện việc sang tên đổi chủ, bên sang nhượng mặt bằng kết thúc kinh doanh, bên nhận chuyển nhượng bắt đầu kinh doanh
- Những cam kết và trách nhiệm của các bên trong thời gian chuyển nhượng quán, cửa hàng
- Giải quyết vi phạm hợp đồng, phạt hợp đồng
- Điều kiện chấm dứt hợp đồng
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng sang nhượng mặt bằng kinh doanh
- Chữ ký của 2 bên và công chứng
Để được cơ quan chức năng chấp thuận hợp đồng chuyển nhượng, bạn cần phải điền đầy đủ thông tin, chữ ký đúng pháp lý. Để xem cách viết mẫu hợp đồng sang nhượng mặt bằng kinh doanh chuẩn xác nhất, hãy đọc tiếp bài viết dưới đây.
II. Hợp đồng sang nhượng mặt bằng kinh doanh là gì?
Tham khảo thêm: Tính chất đền bù của hợp đồng Dân sự theo quy định của pháp luật
Hợp đồng sang nhượng mặt bằng kinh doanh là một loại hợp đồng khi cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu sang nhượng, chuyển nhượng mặt bằng kinh doanh cho cá nhân, hộ gia đình khác.
III. Kinh nghiệm khi sang nhượng mặt bằng kinh doanh
1. Tìm hiểu kỹ lý do sang nhượng mặt bằng kinh doanh
Bạn có thể tìm thấy hàng loạt tin rao vặt sang nhượng, chuyển nhượng cửa hàng trên các kênh thông tin, truyền thông đại chúng với rất nhiều lợi ích đi kèm. Tuy nhiên, trước khi thực hiện giao dịch sang nhượng, bạn cần tìm hiểu kỹ lý do chủ cũ sang nhượng mặt bằng là gì:
- Kinh doanh không tốt: cần tìm hiểu về quy trình hoạt động kinh doanh của cửa hàng để đánh giá, rút kinh nghiệm cho bản thân
- Di chuyển nơi ở hay các biến cố đột ngột: tìm hiểu nguyên nhân là do khách quan hay chủ quan, nợ xấu, tình trạng kinh doanh,…
2. Chỉ giao dịch sang nhượng mặt bằng với chính chủ
Hiện nay, khắp mọi nơi, mọi lĩnh vực, kể cả trong việc sang nhượng bất động sản này đều xuất hiện môi giới. Nếu giao dịch với môi giới, bạn rất dễ rơi vào bẫy của họ khi phải thuê nhà với giá cao hơn so với giá chủ nhà đưa ra. Đồng thời, nếu không giao dịch chuyển nhượng mặt bằng kinh doanh với chính chủ, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn, rắc rối hơn.
Vì vậy, để tránh những bất cập này, bạn nên giao dịch trực tiếp với chủ cửa hàng để đàm phán về giá, điều kiện chuyển nhượng,…
3. Xem xét kỹ giấy tờ liên quan đến mặt bằng
Để có thể kinh doanh, cửa hàng lớn hay nhỏ đều phải có giấy tờ pháp lý. Và bạn cần phải kiểm tra những giấy tờ này trước khi quyết định ký kết hợp đồng.
Những giấy tờ liên quan đến mặt bằng bao gồm:
- Giấy tờ tùy thân của chủ sở hữu
- Giấy tờ đăng ký kinh doanh có chứng nhận cửa cơ quan nhà nước
- Giấy tờ liên quan tới quyền sử dụng mặt bằng kinh doanh
Đặc biệt, bạn cần xem xét người sang nhượng là người thuê rồi sang nhượng cửa hàng hay chính chủ:
- Chính chủ: bạn hoàn toàn có thể yên tâm
- Người đang thuê: cần tìm hiểu về thời hạn hợp đồng thuê mặt bằng và những giấy tờ xác nhận rằng chủ của mặt bằng đó cho phép họ sang nhượng lại cho người khác (là bạn) khi không có nhu cầu thuê nữa để tránh những tranh chấp về sau
4. Định giá chuyển nhượng mặt bằng
Tìm hiểu thêm: Hợp đồng vay tiền theo quy định của pháp luật hiện hành
Trong một mẫu hợp đồng sang nhượng mặt bằng kinh doanh, giá sang nhượng là yếu tố quyết định giá trị mặt bằng đó. Việc định giá chuyển nhượng mặt bằng sẽ liên quan đến các vấn đề như:
- Cơ sở vật chất
- Hàng hóa thành lý
- Hệ thống an ninh
- Máy móc thiết bị
Tất cả cần phải kiểm tra kỹ lưỡng về chất lượng, so sánh với giá thanh lý trên thị trường, khả năng tái sử dụng,… để tránh việc mua phải giá cao hơn hoặc gặp những rắc rối không đáng có trong quá trình sử dụng.
5. Đàm phán, ký kết hợp đồng sang nhượng
Khi muốn sang nhượng mặt bằng, bạn cần quan tâm đến vấn đề hợp đồng vì đây là căn cứ đảm bảo tính pháp lý cho bạn khi giao dịch. Do đó, bạn cần phải lưu ý đến một số vấn đề như:
- Đọc kỹ hợp đồng sang nhượng mặt bằng: các thông tin, những điều khoản chưa rõ ràng phải yêu cầu sửa chữa đúng ý, tránh mập mờ trong câu chữ
- Kiểm tra chính xác chủ thể tham gia ký kết, tránh ký thay
- Kiểm tra thông tin 2 bên sang nhượng, chuyển nhượng mặt bằng đúng với giấy tờ nhân thân
- Các tài sản trong biên bản kê biên sang nhượng quán, cửa hàng phải còn đầy đủ, nguyên vẹn, đầy đủ, đúng nhãn hiệu
6. Một số lưu ý khác
Ngoài ra, bạn cần phải lưu ý đến các vấn đề khác như:
- Yêu cầu chủ cũ chốt số liệu điện, nước và thanh toán đầy đủ các chi phí liên quan trước khi ký hợp đồng
- Có biên bản yêu cầu chủ mặt bằng cho phép người sang nhượng mặt bằng chuyển nhượng quyền thuê mặt bằng cho bạn
- Tìm hiểu về điều kiện an ninh khu vực: có đảm bảo trật tự, từng xảy ra các vụ việc mất an ninh, tai tiếng hay chưa…
Như vậy, Nhà Đất Mới vừa chia sẻ với bạn những kinh nghiệm khi sang nhượng mặt bằng và mẫu hợp đồng sang nhượng mặt bằng kinh doanh mới nhất 2021. Hy vọng bạn đã có nhiều kiến thức, thông tin cần thiết và tránh được những bất cập, rủi ro không mong muốn trong quá trình sang nhượng mặt bằng kinh doanh.
Ngoài ra, tại chuyên mục LUẬT NHÀ ĐẤT của chúng tôi cũng thường xuyên cập nhật những biểu mẫu và các bài viết tư vấn luật nhà đất đầy đủ, chính xác. Hãy tham khảo ngay nhé!
Nguồn: Nhadatmoi.net
Tìm hiểu thêm: Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng