Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản là những vật không tiêu hao.
Bên mượn tài sản có nghĩa vụ gửi giữ, bảo quản tài sản mượn như tài sản của chính mình, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản, nếu tài sản hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa, không được cho mượn lại tài sản, trả lại tài sản đúpø thời hạn, nếu không có thoả thuận thì phải trả lại tài sản ngay sau khi đạt được mục đích mượn, bồi thường thiệt hại nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản mượn nhưng không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên và có quyền được sử dụng tài sản mượn theo đúng mục đích đã thoả thuận, yêu cầu bên cho mượn thanh toán chỉ phí hợp lí về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn nếu có thoả thuận. Bên cho mượn có nghĩa vụ cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản nếu có; thanh toán cho bên mượn chỉ phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản nếu có thoả thuận; bổi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết và có quyền đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thoả thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đổi lại, mặc dù bên mượn chưa đạt mục đích nhưng phải báo trước một thời gian hợp lí.
Xem thêm: Hợp đồng mượn tài sản
Nội dung chính
1. Khái niệm hợp đồng cho mượn tài sản
Cho mượn tài sản là những việc làm mang tính chất tương trợ giúp đỡ lẫn nhau ttong cuộc sổng sinh hoạt. Đây là tập quán tốt đẹp của nhân dân ta. Cho mượn tài sản thường xảy ra giữa những người thân quen ttong gia đình, bạn bè, hàng xóm láng giềng. Người có tài sản thuộc quyền sở hữu của mình chuyển cho người khác chiếm hữu, sử dụng trong một thời gian nhất định.
Người cho mượn không tính toán về kinh tế đối với người mượn. Tuy nhiên, trong một số Trường hợp, bên mượn tài sản vô ý làm hư hỏng tài sản hoặc cố ý chiếm đoạt tài sản của bên cho mượn. Do vậy, để bảo vệ quyền lợi của người cho mượn, pháp luật điều chỉnh mối quan hệ của hai chù thể nhằm xác định rõ trách nhiệm của bên mượn tài sản khi không thực hiện đúng những điều cam kết của mình; hạn chế trường hợp lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của người khác… Điều 494 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Hợp đồng mượn tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, còn bên mượn phải trả tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.
Quan hệ cho mượn tài sản được hình thành kể từ thời điểm chuyển giao tài sản. Sau khi các bên thoả thuận xong nội dung cơ bản của hợp đồng nhưng chưa chuyển giao tài sản, không thể bắt buộc các bên phải thực hiện nghĩa vụ của họ. Trong hợp đồng mượn tài sản, bên cho mượn chuyển giao tài sản của mình cho bên kia sử dụng trong một thời hạn theo thoả thuận mà không nhận được sự đền bù nào từ bên mượn tài sản. Do vậy, vì lợi ích của bên mượn tài sản nên bên cho mượn tự giác tham gia hợp đồng mà không tính toán đến lợi ích kinh tế. Sau khi bên cho mượn đã đồng ý cho bên kia mượn tài sản nhưng vì một lí do nào đó họ không chuyển giao tài sản cho bên mượn thì không thể buộc bên có tài sản phải thực hiện lời hứa của mình. Vì vậy, hợp đồng cho mượn là một hợp đồng thực tế.
Trong hợp đồng cho mượn, đối tượng của hợp đồng là một hoặc nhiều tài sản. Khái niệm tài sản không thể hiểu theo Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 mà cần được hiểu cụ thể hơn là vật có thực, chiếm hữu được thực tế, vật đó có thể sử dụng đem lại lợi ích cho người mượn. Đối tượng của hợp đồng phải là vật đặc định, không tiêu hao. Khái niệm đặc định, không tiêu hao được hiểu theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 (Điều 112, Điều 113 Bộ luật dân sự năm 2015). Khi hết hạn của hợp đồng, bên mượn phải trả lại tài sản trong tình trạng ban đầu (khi mượn). Nếu làm hư hỏng, mất mát phải bồi thường thiệt hại.
>> Xem thêm: Nghĩa vụ công dân là gì ? Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo hiến pháp năm 2013
2. Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản
Tất cả những tài sản không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản.
Trong hợp đồng mượn tài sản, đối tượng của hợp đồng là một hoặc nhiều tài sản. Khái niệm tài sản cần được hiểu cụ thể là vật có thực, chiếm hữu được thực tế, vật đó có thể sử dụng đem lại lợi ích cho người mượn. Đối tượng của hợp đồng phải là vật đặc định, vật không tiêu hao. Sau khi hết hạn của hợp đồng, bên mượn phải trả lại tài sản trong tình trạng ban đầu khi mượn. Nếu làm hư hỏng, mất mát thì phải bồi thường thiệt hại.
3. Đặc điểm pháp lí của hợp đồng mượn tài sản
– Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng không có đền bù. Bên mượn tài sản có quyền sử dụng tài sản của bên cho mượn mà không phải trả tiền sử dụng tài sản.
– Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng đơn vụ. Bên cho mượn tài sản có quyền yêu cầu bên mượn trả lại tài sản mượn khi tới hạn hoặc mục đích mượn đã đạt được. Bên mượn có nghĩa vụ trả lại tài sản mượn theo yêu cầu của bên cho mượn.
– Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng thực tế. Khi chuyển giao tài sản cho bên mượn là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên.
Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản là vật đặc định không tiều hao. Sau khi sử dụng tài sản đi mượn, bên mượn phải trả lại đúng tài sản đã mượn cho bên cho mượn. Nếu tài sản mượn bị mất, hư hỏng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về bên mượn tài sản đó.
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên
>> Xem thêm: Công dân Việt Nam là gì ? Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam
3.1. Bên cho mượn
Bên cho mượn là người có quyền sở hữu tài sản hoặc có quyện được chuyển dịch. Xét về mặt ý thức chủ quan, bên cho mượn hoàn toàn tự nguyện và muốn giúp đỡ bên mượn. Nhưng để tạo điều kiện thuận lợi cho bên mượn trong quá trình sử dụng tài sản, bên cho mượn phải thông báo cho bên mượn biết về chất lượng và khả năng sử dụng tài sản; cung cấp các thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và các khuyết tật của tài sản (nếu có). Từ đó, tạo điều kiện cho bên mượn khai thác tốt lợi ích của tài sản, không làm thiệt hại cho bên cho mượn. Nếu biết những khuyết tật của tài sản mà cố ý không thông báo cho bên mượn, khi sử dụng tài sản gây thiệt hại cho bên mượn, bên cho mượn phải bồi thường thiệt hại. Khi hợp đồng hết hạn hoặc nếu có lí do chính đáng, bên cho mượn có quyền đòi lại tài sản của mình. Neu hợp đồng chưa hết hạn, bên cho mượn muốn đòi lại tài sản thì phải thông báo trước cho bên mượn một thời gian hợp lí để chuẩn bị trả lại tài sản.
Khi bên mượn cố ý vi phạm nghĩa vụ của mình như sử dụng tài sản không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thoả thuận, thiếu cẩn thận hoặc tự ý cho người khác mượn, thuê tài sản mà không có sự đồng ý của bên cho mượn thì bên cho mượn có quyền hủy hợp đồng.
3.2. Bên mượn tài sản
Bên mượn tài sản cần phải ý thức được tài sản mượn cũng như tài sản của mình. Do vậy, khi sử dụng phải cẩn thận, không làm hư hỏng tài sản hoặc khai thác tối đa công dụng của tài sản làm thiệt hại cho bên kia. Khi sử dụng tài sản, nếu làm hư hỏng, mất mát thì phải bồi thường thiệt hại; hết hạn hợp đồng phải trả lại tài sản trong tình trạng ban đầu (hao mòn không đáng kể). Bên mượn tài sản có quyền sử dụng tài sản và hưởng lợi ích từ việc sử dụng đó.
Khi có hành vi ngăn cản quyền sử dụng hoặc gây thiệt hại đến tài sản, bên mượn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại cho mình hoặc chuyển yêu cầu đó cho chủ sở hữu tài sản. Ngoài ra, bên mượn còn có quyền yêu cầu bên cho mượn phải thanh toán chi phí hợp lí về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn nếu có thoả thuận.
4. Mẫu hợp đồng cho mượn tài sản
HỢP ĐỒNG CHO MƯỢN TÀI SẢN
Số: …../…../HĐ
>> Xem thêm: Các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp như thế nào ?
Hôm nay, ngày …………. tháng …………. năm …………….., Tại ………………………..Chúng tôi gồm có:
BÊN CHO MƯỢN (SAU ĐÂY GỌI LÀ BÊN A):
Ông (Bà):………………………………………………………………………Sinh ngày:…………………..……
Chứng minh nhân dân số:………………………..…..cấp ngày………..……tại………………………………..
Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú): ……………………
……………………………………………………………………………………………………………….……….
Hoặc có thể chọn một trong các chủ thể sau:
1. Chủ thể là vợ chồng:
Ông:……………………………….……………………………………………Sinh ngày:………………………
Chứng minh nhân dân số:………………………..…..cấp ngày………..……tại………………………………
>> Xem thêm: Hộ kinh doanh cá thể là gì ? Đặc điểm, quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh
Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú): ………………….
……………………………………………………………………………………………………………….………
Cùng vợ là Bà:……………………………………………………..…………Sinh ngày:…………………….…
Chứng minh nhân dân số:………………………..…..cấp ngày………..……tại………………………………
Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú): ………………….
……………………………………………………………………………………………………………….………
(Trường hợp vợ chồng có hộ khẩu thường trú khác nhau, thì ghi hộ khẩu thường trú của từng người).
2. Chủ thể là hộ gia đình:
>> Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của con cái trong gia đình được quy định như thế nào ?
Họ và tên chủ hộ: …………………….………………………………………Sinh ngày:………………….……
Chứng minh nhân dân số:………………………..…..cấp ngày………..……tại………………………………
Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú): ………………….
……………………………………………………………………………………………………………….………
Các thành viên của hộ gia đình:
Họ và tên: ……………………………………………………………………Sinh ngày:…………………………
Chứng minh nhân dân số:………………………..…..cấp ngày………..……tại………………………………
Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú): …………………..
……………………………………………………………………………………………………………….………
>> Xem thêm: Quy định về cơ cấu, quyền và nghĩa vụ của ban kiểm soát công ty cổ phần ?
* Trong trường hợp các chủ thể nêu trên có đại diện thì ghi:
Họ và tên người đại diện: …………………….……………………………Sinh ngày:……………….…………
Chứng minh nhân dân số:………………………..…..cấp ngày………..……tại………………………………..
Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú): ……………………
……………………………………………………………………………………………………………….……….
Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số: …………………………………….…………..
ngày ……………….do ……………………………………………………..lập.
Tìm hiểu thêm: Hợp đồng kinh tế là gì
3. Chủ thể là tổ chức:
>> Xem thêm: Ủy thác mua bán hàng hóa là gì ? Quyền và nghĩa vụ các bên khi ủy thác mua bán hàng hóa
Tên tổ chức: …………………………………………….……………………………………………..…………….
Trụ sở: ……………………………………………………………………..…………………………………………
Quyết định thành lập số:…………………………..…………………………..….ngày…. tháng …. năm ………
do ………………………………………………………………………….cấp.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:……………………………..……….ngày…. tháng …. năm ……….
do ………………………………………………………………………….cấp.
Số Fax: ……………………………………….………………..Số điện thoại:………………………..…………….
Họ và tên người đại diện: : ………………………………………………….……. Sinh ngày: : ………………….
Chức vụ: : ……………………………………………………….………………………..……………………………
Chứng minh nhân dân số: : ……………………….……cấp ngày: ……………tại: ………………………………
>> Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của giám đốc Công ty cổ phần được quy định như thế nào ?
Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số: ………………………………….………….…….
ngày ……………….do ……………………………………………………..lập.
BÊN MƯỢN (SAU ĐÂY GỌI LÀ BÊN B):
(Chọn một trong các chủ thể nêu trên)
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
>> Xem thêm: Người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong Tố tụng Dân sự là gì? Cách xác định tư cách của người có quyền và nghĩa vụ liên quan? Đơn yêu cầu triệu tập người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Hai bên đồng ý thực hiện việc mượn tài sản với các thỏa thuận sau đây:
ĐIỀU 1: TÀI SẢN MƯỢN
Mô tả cụ thể các chi tiết về tài sản mượn. Nếu tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì ghi rõ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu.
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
ĐIỀU 2: THỜI HẠN MƯỢN
Thời hạn mượn tài sản nêu trên là: ………………………………………………………………………………………
>> Xem thêm: Giám hộ là gì ? Quy định về quyền và nghĩa vụ của người giám hộ ?
ĐIỀU 3: MỤC ĐÍCH MƯỢN
Mục đích mượn tài sản nêu trên là: ……………………………………………………………………………………..
ĐIỀU 4: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A
1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:
a. Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có;
b. Thanh toán cho bên B chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản (nếu có thỏa thuận);
c. Bồi thường thiệt hại cho bên B, nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên B biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên B, trừ những khuyết tật mà bên B biết hoặc phải biết.
2. Bên A có các quyền sau đây:
a. Đòi lại tài sản ngay sau khi bên B đạt được mục đích, (nếu không thỏa thuận về thời hạn mượn); nếu bên A có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn, thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên B chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý là………………………………..……
>> Xem thêm: Người quản lý di sản thừa kế là gì ? Quyền và nghĩa vụ người quản lý di sản thừa kế ?
b. Đòi lại tài sản khi bên B sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thoả thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên A;
c. Đòi bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên B gây ra.
ĐIỀU 5: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B
1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:
a. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn như tài sản của chính mình, không được tự ý thay đổi tình trạng tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa;
b. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên A;
c. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn (nếu có thời hạn); hoặc trả lại tài sản ngay sau khi đạt được mục đích mượn (nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản);
d. Bồi thường thiệt hại, nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản mượn.
2. Bên B có các quyền sau đây:
>> Xem thêm: Hoạt động cho thuê tài chính là gì? Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cho thuê tài chính?
a. Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận;
b. Yêu cầu bên A phải thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, (nếu có thỏa thuận).
ĐIỀU 6: VIỆC NỘP LỆ PHÍ CHỨNG THỰC
Lệ phí chứng thực hợp đồng này do Bên .…… chịu trách nhiệm nộp.
ĐIỀU 7: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 8: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
>> Xem thêm: Hợp đồng tặng cho tài sản là gì ? Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tặng cho tài sản
Tham khảo thêm: Số hợp đồng là gì? Cách đánh số hợp đồng chuẩn nhất hiện nay
Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
1. Bên A cam đoan:
a. Những thông tin về nhân thân, về tài sản đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;
b. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;
c. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
d. Các cam đoan khác…
2. Bên B cam đoan:
a. Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;
b. Đã xem xét kỹ, biết rõ về tài sản mượn;
c. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;
>> Xem thêm: Người sử dụng đất có những quyền và nghĩa vụ gì?
d. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
đ. Các cam đoan khác: …
ĐIỀU 9: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
1. Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.
2. Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.
Hoặc có thể chọn một trong các trường hợp sau đây:
– Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực;
– Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực;
– Hai bên đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực;
>> Xem thêm: Hội đồng thẩm định giá được thành lập khi nào? Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thẩm định giá
– Hai bên đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực;
– Hai bên đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực;
– Hai bên đã nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực;
– Hai bên đã nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực;
– Hai bên đã nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực;
3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ
BÊN ABÊN B
(ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên) (ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)
>> Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình ?
LỜI CHỨNG CỦA NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN CHỨNG THỰC
Ngày ….. tháng .…. năm .…..(bằng chữ.………………………………………………)
(Trường hợp chứng thực ngoài giờ làm việc hoặc theo đề nghị của người yêu cầu chứng thực được thực hiện ngoài giờ làm việc, thì ghi thêm giờ, phút và cũng ghi bằng chữ trong dấu ngoặc đơn)
Tại Ủy ban nhân dân quận (huyện) ……………. thành phố …………………………….
(Trường hợp việc chứng thực được thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện chứng thực và Ủy ban nhân dân)
Tôi (ghi rõ họ tên, chức vụ của người thực hiện chứng thực) ……………………., ………………………… quận (huyện) ……………. thành phố …………………………..
CHỨNG THỰC:
– Hợp đồng mượn tài sản này được giao kết giữa Bên A là……………………. và Bên B là..………………….; các bên đã tự nguyện thỏa thuận giao kết Hợp đồng và cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung Hợp đồng;
>> Xem thêm: Hợp đồng mượn tài sản là gì ? Đặc điểm, quyền và nghĩa vụ khi hợp đồng mượn tài sản
– Tại thời điểm chứng thực, các bên giao kết Hợp đồng đều có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;
– Nội dung thỏa thuận của các bên phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội;
– Các bên giao kết đã đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng và đã ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
Hoặc có thể chọn một trong các trường hợp sau đây:
– Các bên giao kết đã đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng và đã ký, điểm chỉ vào Hợp đồng trước sự có mặt của tôi;
– Các bên giao kết đã đọc lại Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng và đã điểm chỉ vào Hợp đồng trước sự có mặt của tôi;
– Các bên giao kết đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng và đã ký vào Hợp đồng trước sự có mặt của tôi;
– Các bên giao kết đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng này và đã điểm chỉ vào Hợp đồng trước sự có mặt của tôi;
– Các bên giao kết đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc lại Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng và đã ký, điểm chỉ vào Hợp đồng trước sự có mặt của tôi;
– Hai bên đã nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
>> Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân ? Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp tư nhân
– Hai bên đã nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
– Hai bên đã nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
– Hợp đồng này được lập thành …… bản chính (mỗi bản chính gồm ….. tờ, .….trang), cấp cho :
+ Bên A .…. bản chính
+ Bên B.…. bản chính
+ Lưu tại Phòng Tư pháp một bản chính.
Số chứng thực……….. , quyển số ……..TP/CC- …….
Người có thẩm quyền chứng thực (ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên, chức vụ)
5. Giải quyết tranh chấp về vi phạm hợp đồng cho mượn tài sản
Tranh chấp Hợp đồng đòi hỏi phải được giải quyết thỏa đáng bằng một phương thức chọn lựa phù hợp để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, vừa đảm bảo trật tự pháp luật và kỷ cương xã hội, giáo dục được ý thức tôn trọng pháp luật của công dân, góp phần chủ động ngăn ngừa các vi phạm Hợp đồng.
>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng cho mượn tài sản theo quy định pháp luật?
Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người trên nhiều lãnh vực, chứ không riêng đặc trưng gì với tranh chấp Hợp đồng. Hòa giải là các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.
Khi tranh chấp Hợp đồng phát sinh, nếu các bên không tự thương lượng, hòa giải với nhau thì có thể được giải quyết tại Tòa án.
Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự về hợp đồng cho mượn tài sản cũng như các vấn đề khác liên quan. Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật Minh Khuê
Tìm hiểu thêm: Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần