logo-dich-vu-luattq

Hợp đồng mua bán là gì

Hợp đồng mua bán hàng hoá là một trong những loại hợp đồng thông dụng nhất hiện nay. Bạn cần có hợp đồng này trong mọi giao dịch mua bán: mua bán thực phẩm, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… Dưới đây là những điều bạn cần biết về loại hợp đồng này:

Nội dung chính

1. Thế nào là hợp đồng mua bán hàng hóa ?

Hợp đồng mua bán hàng hóa là thỏa thuận giữa các bên theo đó bên bán chuyển hàng hóa cùng quyền sở hữu đối với hàng hóa đó cho bên mua, bên mua hàng có trách nhiệm nhận hàng hóa và có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán hàng, việc giao hàng, thanh toán phải thực hiện theo thời gian, địa điểm, phương thức được thỏa thuận trong hợp đồng.

Xem thêm: Hợp đồng mua bán là gì

Có thể tạm chia hợp đồng mua bán hàng hóa thành hai loại:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hóa chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Thương mại năm 2005

2. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa:

Căn cứ quy định tại Điều 24 Luật thương mại năm 2005 thì:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

  • Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa là một trong những điều cần lưu ý nhằm tránh làm vô hiệu hợp đồng.

Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản, chẳng hạn như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như điện báo, telex, fax hay thông điệp dữ liệu.

3. Một số lưu ý về hợp đồng mua bán hàng hóa:

a. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá chủ yếu là thương nhân

Các bên chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá phải là thương nhân hoặc trong một số trường hợp chỉ cần bên bán là thương nhân (vì bên bán thực hiện hoạt động bán hàng mang tính chất nghề nghiệp). Những cá nhân có hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng kí kinh doanh vẫn có thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại với tư cách là bên mua.

===>>> Xem thêm: Điều kiện đối với các bên chủ thể hợp đồng

hợp đồng mua bán hàng hóa
Khi bạn kinh doanh hàng hóa thì cần có sẵn mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa để thuận tiện giao dịch – Ảnh minh họa: Internet.

b. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá là hàng hoá

Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là sản phẩm hữu hình, có tính lưu thông, có tính thương mại và được chuyển giao quyền sở hữu khi thực hiện giao dịch mua bán hàng hoá. Hàng hoá trong các giao dịch này không phải là những hàng hoá thương mại thông thường mà phải là những loại hàng hoá nằm trong danh mục hàng hoá giao dịch tại Sở giao dịch do Bộ Công Thương quy định.

===>>> Xem thêm: Điều kiện đối với đối tượng của hợp đồng

c. Mục đích chủ yếu của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá là sinh lợi

Mục đích chủ yếu của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá là sinh lợi, tuy nhiên, trong một số trường hợp, một bên của hợp đồng mua bán hàng hoá không có mục đích sinh lời. Những hợp đồng được thiết lập giữa bên không nhằm mục đích sinh lợi với thương nhân thực hiện trên lãnh thồ Việt Nam, về nguyên tắc, không chịu sự điều chỉnh cùa Luật Thương mại trừ khi bên không nhằm mục đích sinh lợi đó lựa chọn áp dụng Luật Thương mại.

d. Lưu ý về hợp đồng mua bán hàng hóa mà đối tượng là quyền sử dụng đất, nhà và công trình gắn liền với đất đai

Đất đai không được coi là hàng hoá trong thương mại. Quyền sử dụng đất cũng được chuyển nhượng nhưng giao dịch này do Luật Đất đai điều chỉnh. Hợp đồng mua bán hàng hoá là nhà, công trình gắn liền với đất đai không chỉ chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự, Luật thương mại mà còn chịu sự điều chỉnh của Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Đất đai. Đây cũng là một vấn đề phức tạp trong việc áp dụng pháp luật đối với việc mua bán hàng hoá là vật gắn liền với đất đai.

4. Rủi ro tranh chấp từ hợp đồng mua bán hàng hóa:

Có 6 loại tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá phổ biến mà bạn cần biết trước khi giao kết hợp đồng, đó là:

a. Rủi ro tranh chấp liên quan đến chủ thể ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá

Đây là tranh chấp do người ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa của các bên không có thẩm quyền ký: Không phải là người đại diện theo pháp luật, không được ủy quyền hoặc là người đại diện theo pháp luật nhưng không có thẩm quyền ký kết.

Tranh chấp có thể do Người ký không phải là đại diện theo pháp luật của công ty, có ủy quyền hợp pháp nhưng thực hiện ký hợp đồng vượt quá phạm vi ủy quyền.

Hệ quả pháp lý: Hợp đồng được ký bởi người không có thẩm quyền của doanh nghiệp về nguyên tắc sẽ vô hiệu. Tùy từng trường hợp cụ thể mà hợp đồng có thể vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần.

b. Tranh chấp do giao hàng không đúng đối tượng ghi nhận trong hợp đồng mua bán hàng hoá

Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa. Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.

Các bên tham gia thường tranh chấp về hàng hóa không đúng đối tượng, số lượng hàng hóa đã thỏa thuận, về chất lượng hàng hóa không đúng, không đáp ứng được theo tiêu chuẩn, tranh chấp đơn vị tính, Điều này có thể do quy định trong hợp đồng không cụ thể và chi tiết dẫn đến hiểu lầm hoặc do một bên lợi dụng sơ hở để không thực hiện nghĩa vụ.

c. Rủi ro tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa do bên bán chậm giao hàng

Trên thực tế, ngoài những trường hợp vi phạm nghĩa vụ giao hàng do ý chí chủ quan của bên bán thì có những trường hợp vi phạm nhưng được miễn trách nhiêm. Đó là khi giao hàng chậm do sự kiện bất khả kháng:

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (Điều 302 Bộ Luật dân sự 2005).

Điều 294 Luật Thương mại thì bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, điều khoản về bất khả kháng chính là giúp cho các bên lường trước được các trường hợp miễn trách nhiệm nếu vi phạm nghĩa vụ hợp đồng khi điều kiện bất khả kháng xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá.

Trong thời gian vừa qua, đã xảy ra không ít những tranh chấp thương mại phát sinh do giao hàng chậm bởi chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, khi dịch bệnh lây lan nhanh ở cả trong và ngoài nước.

d. Rủi ro tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa về giá cả, phương thức thanh toán

Việc bên mua chậm nghĩa vụ thanh toán do ý chí chủ quan của bên mua sẽ dẫn đến tranh chấp, xung đột với bên bán. Hậu quả của vi phạm này có thể dẫn đến việc bên bán có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, lấy lại hàng hóa đã giao hoặc trách nhiệm chịu phạt hợp đồng, chịu lãi chậm trả của bên mua…

Ngoài ra, thực tế vẫn xảy ra một số rủi ro khác như giá khi thị trường biến động, đồng tiền làm phương thức thanh toán, tranh chấp về chi phí bốc dỡ, vận chuyển lưu kho bãi, cách thức giao nhận tiền, phương thức bảo đảm hợp đồng mua bán hàng hoá bằng phương thức bảo lãnh.

Theo quy định của Luật Thương mại, Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hoá mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra. Dù vậy, cũng có không ít mâu thuẫn xảy ra do trường hợp này.

Bởi vậy, các bên cần đưa ra các điều khoản chi tiết, cụ thể, linh hoạt phù hợp với từng giao dịch.

e. Rủi ro tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Đối với vấn đề bồi thường thiệt hại: khác với vấn đề phạt vi phạm, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng phát sinh ngay cả trong trường hợp các bên không có thỏa thuận nào về vấn đề này. Điều 302 Luật thương mại 2005: “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm”.

f. Rủi ro tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa về bảo hành hàng hoá

Trường hợp hàng hoá mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hoá đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận. Các tranh chấp về vấn đề bảo hành hàng hóa thường phát sinh do các bên không thỏa thuận cụ thể về thời hạn bảo hành cũng như phạm vi bảo hành, các trường hợp từ chối bảo hành do lỗi của bên mua.

===>>> Xem thêm: 6 tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá phổ biến

Để giảm thiểu rủi ro từ hợp đồng, việc soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hoá cần rất cẩn thận. Chúng tôi sẽ tư vấn các loại điều khoản cần có trong hợp đồng sau đây:

5. Các điều khoản cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?

Các điều khoản cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa là:

  • Đối tượng của hợp đồng
  • Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng
  • Hàng hóa khiếm khuyết
  • Giá cả
  • Phương thức và thời gian thanh toán
  • Giao nhận hàng hóa
  • Kiểm tra hàng hóa, nghiệm thu, bàn giao
  • Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên
  • Ràng buộc trách nhiệm
  • Thời hạn thực hiện hợp đồng

Chúng tôi sẽ trình bầy cụ thể sau đây:

a. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa:

Các bên thỏa thuận về tính hợp pháp của loại hàng hóa mà mình chuẩn bị mua bán. Bởi không phải mọi loại hàng hóa đều được đưa vào kinh doanh, mua bán. Có những hàng hóa bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện. Đối với loại hàng hóa kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật mới được thực hiện việc mua bán. Đây là quy định của Luật Thương mại 2005 (Điều 25).

hợp đồng mua bán hàng hóa
Khi ký hợp đồng mua bán hàng hóa bạn nên cần chú ý tới các điều khoản quan trọng sau – Ảnh minh họa: Internet.

Các điều kiện về số lượng, chất lượng, cách thức bảo quản, đóng gói… hàng hóa do các bên thỏa thuận lúc xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa. Hầu hết hàng hóa đưa vào mua bán trong thị trường phải có nhãn hàng hóa. Nội dung phải thể hiện trên nhãn hàng hóa bao gồm:

  • tên hàng
  • tên và địa chỉ của người chịu trách nhiệm về hàng hóa và xuất xứ hàng hóa
  • Ngoài ra, tùy theo từng loại hàng hóa mà có những nội dung cụ thể như: hạn sử dụng, thành phần định lượng, thông số kĩ thuật, thông tin hệ số an toàn… Nhãn hàng hóa phải được đặt ở vị trí dễ quan sát, bảo đảm thông tin ghi trên nhãn hàng hóa là chính xác.

b. Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng

Hợp đồng mua bán hàng hoá cần quy định rõ về tiêu chuẩn hàng hóa như trên để khi xẩy ra trường hợp hàng hóa không như thỏa thuận thì hợp đồng là căn cứ để bên mua từ chối mua hàng.

Trường hợp hợp đồng không có những quy định cụ thể về hàng hóa thì giải quyết theo quy định của pháp luật, theo đó hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau:

  • hàng hóa không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của hàng hóa cùng chủng loại
  • hàng hóa không phù hợp với mục đích mà bên mua đã yêu cầu
  • hàng hóa không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hóa đó…

c. Hàng hóa khiếm khuyết:

Đọc thêm: Hợp đồng giao khoán thi công

Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa có trước thời điểm hàng hóa đã được giao cho bên mua, kể cả khi khiếm khuyết đó được phát hiện sau khi bên mua đã nhận hàng.

Trường hợp trong lúc kí hợp đồng mua bán hàng hoá, bên mua đã biết về những khiếm khuyết của hàng hóa nhưng vẫn chấp nhận kí thì bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hóa.

Nếu như sau khi bên mua nhận hàng về mà khiếm khuyết của hàng hóa mới phát sinh trong quá trình sử dụng do lỗi của bên bán thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán chịu trách nhiệm.

d. Giá trong hợp đồng mua bán hàng hóa:

Cần ghi rõ tổng giá trị của hợp đồng. Doanh nghiệp cần lưu ý đồng tiền thanh toán là Việt Nam đồng, trừ một số trường hợp được Nhà nước cho phép sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra một điều khoản mà các chủ thể hay bỏ qua đó là cách xác định giá khi có biến động, khi có sự kiện bất khả kháng. Điều khoản này rất quan trọng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

===>>> Xem thêm: Quy định về đồng tiền thanh toán trong hợp đồng

Dịch vụ soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa

đ. Phương thức và thời gian thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa:

Các bên cần ghi rõ phương thức thanh toán (chuyển khoản hay tiền mặt) và thời gian thanh toán cụ thể với số tiền thanh toán của từng đợt. Để đảm bảo an toàn, các bên có thể mở LC hoặc sử dụng các biện pháp bảo lãnh tại ngân hàng cho việc thanh toán.

===>>> Xem thêm: Các phương thức thanh toán trong hợp đồng

===>>> Xem thêm: Phạt do chậm thanh toán

e. Giao nhận hàng hóa:

Thời điểm giao hàng:

Đối với bên mua, cần quy định rõ thời điểm cụ thể phải giao hàng hóa. Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hoá. Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận và thực hiện những công việc hợp lý để giúp bên bán giao hàng. Một số hợp đồng không quy định về thời điểm giao hàng, hoặc ghi thời hạn giao hàng chung chung, gây khó khăn cho bên bán cũng như bên mua trong việc giao nhận hàng.

Ví dụ như, trong hợp đồng ghi thời hạn giao hàng vào tháng 11/2012. Trường hợp này, bên bán có quyền giao hàng vào bất kì thời điểm nào trong tháng 11 và thông báo trước với bên mua.

Nếu như bên bán giao hàng trước thỏa thuận thì bên mua có quyền chấp nhận hoặc từ chối nhận hàng. Do đó, việc giao hàng cần phải có thỏa thuận giữa các bên và và phương án giải quyết khi giao hàng không đúng hạn.

Địa điểm giao hàng:

Về địa điểm giao hàng, người bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm thỏa thuận. Tuy nhiên, một số hợp đồng mua bán hàng hoág lại không có thỏa thuận về vấn đề này. Theo quy định pháp luật địa điểm giao hàng được thỏa thuận như sau:

  • Nếu như quá trình vận chuyển hàng hóa từ bên bán đến bên mua qua nhiều trung gian vận chuyển thì bên bán phải giao hàng cho bên trung gian vận chuyển đầu tiên đúng thỏa thuận. Và sau khi bên bán giao hàng cho bên vận chuyển đầu tiên, mặc dù bên mua chưa nhận được hàng nhưng nghĩa vụ giao hàng của bên bán đã thực hiện xong và mọi trách nhiệm sự hư hỏng hàng hóa sẽ do bên trung gian gánh vác.
  • Nếu như lúc kí hợp đồng, bên bán biết địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hóa của bên mua thì bên bán phải giao hàng đến địa điểm đó. Trên thực tế bên bán thường vi phạm nội dung này, cho rằng trong hợp đồng không ghi rõ địa điểm giao hàng nên bên bán vẫn trữ hàng tại kho của mình và yêu cầu bên mua đến nhận.
  • Nếu không thuộc hai trường hợp trên, bên mua phải đến địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì đến nơi cư trú của bên bán lúc kí hợp đồng để lấy hàng. Trường hợp này, bên mua chịu rủi ro cao hơn do phải bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển từ nơi giao hàng của bên bán về kho, địa điểm kinh doanh của bên mua.

===>>> Xem thêm: Chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa

f. Kiểm tra hàng hóa, nghiệm thu, bàn giao:

Điều 44 Luật Thương mại 2005 quy định chi tiết về kiểm tra hàng hóa. Bước này được thực hiện trước khi giao hàng nhằm bảo đảm hàng hóa giao đúng hợp đồng, hạn chế được tranh chấp phát sinh. Bên bán phải tạo điều kiện, bảo đảm cho bên mua tiến hành kiểm tra hàng hóa. Nếu như hợp đồng mua bán hàng hoá có quy định về vận chuyển hàng hóa, thì việc kiểm tra hàng hóa tiến hành khi hàng hóa được chuyển tới địa điểm đến.

Sau khi kiểm tra, bên mua phải thông báo về tình trạng hàng hóa, về các khiếm khuyết của hàng hóa mà bên mua biết. Nếu như bên mua không thông báo thì bên bán không phải chịu trách nhiệm đối với những khiếm khuyết này. Tuy nhiên, có những khiếm khuyết bên mua không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra thông thường. Trường hợp này, bên bán vẫn phải chịu trách nhiệm.

Nếu như bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi bên bán giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng và bên mua phải nhận hàng theo hợp đồng mua bán hàng hoá.

Nếu như bên bán giao hàng thiếu so với hợp đồng nhưng vẫn còn thời hạn giao hàng thì bên bán vẫn có thể giao phần hàng còn thiếu trong thời hạn còn lại. Trường hợp bên bán giao thừa hàng thì bên mua có quyền từ chối hoặc chấp nhận số hàng thừa đó và phải thanh toán theo giá thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo giá khác do các bên thỏa thuận.

Đối với một số hàng hóa có chứng từ đi kèm, thì bên bán có nghĩa vụ giao đầy đủ chứng từ liên quan đến hàng hóa cho bên mua. Chứng từ có thể gửi kèm hàng hóa hoặc gửi riêng tùy theo thỏa thuận giữa các bên.

===>>> Xem thêm: Kiểm tra, nghiệm thu, bàn giao trong hợp đồng

hợp đồng mua bán hàng hóa
Nếu bạn không nắm rõ về hợp đồng mua bán hàng hóa thì có thể bạn sẽ gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh – Ảnh minh họa: Internet.

g. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên:

Các bên cần chi tiết hóa các nghĩa vụ trong giai đoạn trước, trong và sau khi thực hiện hợp đồng cũng như thời điểm chấm dứt cụ thể.

Để hiểu rõ hơn, bạn hãy đọc bài viết của chúng tôi dưới đây:

===>>> Xem thêm: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa

h. Ràng buộc trách nhiệm:

Các bên có thể dự trù các tình huống đối phương có thể vận dụng để không thực hiện hợp đồng mà soạn thảo những điều khoản thích hợp, như trách nhiệm của bên mua khi không thanh toán, hoặc trách nhiệm của bên bán khi không chuyển giao hàng hóa của hợp đồng mua bán hàng hoá.

===>>> Xem thêm: Các trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng

i. Thời hạn thực hiện hợp đồng:

Trong hợp đồng cần quy định rõ thời điểm bắt đầu có hiệu lực và chấm dứt, hoặc những căn cứ phát sinh dẫn đến hợp đồng mua bán hàng hoá chấm dứt hiệu lực.

6. Các điều khoản thông thường của hợp đồng mua bán hàng hóa

Các điều khoản thông thường của hợp đồng mua bán hàng hóa là những điều khoản được pháp luật quy định trước. Nếu khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên không thoả thuận những điều khoản này thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thoả thuận và được thực hiện như pháp luật quy định.

Các điều khoản thông thường của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là:

  • Điều khoản về các trường hợp bất khả kháng

>>> Xem ngay: Các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng

  • Điều khoản chấm dứt hợp đồng
  • Điều khoản về giải quyết tranh chấp

>>> Xem ngay: 6 tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa thường gặp

  • Điều khoản về hiệu lực hợp đồng
  • Điều khoản phạt vi phạm: các bên có thể cân nhắc thỏa thuận các chế tài khi vi phạm hợp đồng.

>>> Xem ngay: Các chế tài thương mại

7. Các điều khoản tùy nghi của hợp đồng mua bán hàng hóa

Khi tiến hành giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên còn có thể thoả thuận thêm một số điều khoản khác nhằm làm cho nội dung của hợp đồng được đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Các điều khoản thông thường của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là:

  • Điều khoản về quyền sở hữu trí tuệ

===>>> Xem thêm: Quyền SHTT đối với đối tượng của hợp đồng

  • Điều khoản về bảo mật thông tin

===>>> Xem thêm: Quy định về bảo mật trong hợp đồng

  • Điều khoản về chuyển giao, chuyển nhượng hợp đồng

===>>> Xem thêm: Quy định về chuyển nhượng hợp đồng

  • Điều khoản về cách thức thông báo giữa các bên trong hợp đồng liên quan tới hợp đồng
  • ….

LƯU Ý:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa rất đa dạng và tương đối phức tạp, đòi hỏi không chỉ kiến thức, kỹ năng, mà còn kinh nghiệm đàm phán, soạn thảo và thực thi hợp đồng.
  • Có một sự thật là không ít doanh nghiệp nước ta hào phóng mua sắm, chi tiêu tiệc tùng… nhưng lại phó thác cho nhân viên văn phòng, kết toán soạn thảo những hợp đồng theo mẫu tìm kiếm trên mạng để tiết kiệm chi phí, thay vì sử dụng dịch vụ luật sư. Thế nên, đa phần họ thường ký những hợp đồng dịch vụ đầy rủi ro pháp lý, phát sinh tranh chấp, đôi khi làm doanh nghiệp “khuynh gia bại sản” !!!

8. Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa của Luật Thái An

Chúng tôi xin đưa ra mẫu dưới đây để bạn đọc tham khảo. Lưu ý là việc soạn thảo và ký kết hợp đồng luôn cần có sự tư vấn của luật sư để đảm bảo quyền và lợi ích của bạn.

===>>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng mua bán hàng hoá

hợp đồng mua bán hàng hóa
Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa mới nhất được soạn thảo bởi các luật sư uy tín hàng đầu – Ảnh minh họa: Internet.

9. Lưu ý về một số loại hợp đồng mua bán hàng hóa thông dụng và/hoặc đặc thù

Tham khảo thêm: điều khoản phạt vi phạm hợp đồng

Tuỳ theo đối tượng hàng hoá mua bán là gì mà hợp đồng cần có những điều khoản phù hợp để điều chỉnh. Chúng tôi xin đưa ra lưu ý đối với một số loại hợp đồng mua bán hàng hoá phổ biến hiện nay, nhằm giúp bạn đọc có thêm hiểu biết và thêm cẩn trọng khi giao kết hợp đồng:

a. Hợp đồng mua bán hàng hoá là thực phẩm

Hợp đồng mua bán hàng hóa thực phẩm là sự thỏa thuận của các bên về việc một bên thực hiện cung cấp các chế phẩm, nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm theo yêu cầu đặt hàng của bên còn lại. Bên mua hàng sau khi tiếp nhận có thể kiểm đếm, lập biên bản và tiến hành trách nhiệm thanh toán cho bên cung cấp.

Đây là loại hợp đồng tương đối phổ biến nhưng cũng dễ xảy ra tranh chấp bởi đối tượng của hàng hóa là thực phẩm – một mặt hàng cần đáp ứng nhiều điều kiện, tiêu chuẩn về chất lượng bởi ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Đây là loại hàng hóa có yêu cầu vê vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện bảo quản và phương thức vận chuyển đặc biệt. Do đó nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa là thực phẩm cần làm rõ các điều khoản về giao nhận hàng hóa, chất lượng hàng hóa (các tiêu chuẩn thực phẩm áp dụng hay những điều kiện cần phải có), rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa (ghi nhận về trách nhiệm của các bên khi có sự cố xảy ra, cách thức xác minh, đơn vị trung gian).

b. Hợp đồng mua bán hàng hoá là nông sản

Hiện nay, Hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản thường là sự thỏa thuận ràng buộc giữa một bên là người nông dân sản xuất nhỏ hoặc quy mô lớn và một bên là người mua có thể là hợp tác xã các nhà cung cấp phân phối hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất, xuất khẩu trong lĩnh vực hàng nông sản.

Bên cạnh đó, Hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản cũng thường là sự cam kết về việc các bên sẽ thực hiện thỏa thuận mua/bán nông sản vào một thời gian trong tương lai với giá cả được xác định trước.

Bởi vậy sự hình thành của Hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản có nhiều điểm khác cơ bản với sự hình thành của các hợp đồng thông dụng khác. Việc thực hiện hợp đồng sẽ phụ thuộc vào năng lực thực hiện hợp đồng của các bên và phụ thuộc cả những yếu tố tự nhiên và thị trường tác động cũng có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả thực hiện hợp đồng.

Do đó, ngoài các điều khoản cơ bản nêu trên, Hợp đồng mua bán nông sản cần chú trọng hơn điều khoản về chất lượng nông sản, giá cả và vấn đề trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng làm ảnh hưởng đến tiến độ cung cấp hàng và chất lượng hàng hóa.

c. Hợp đồng mua bán hàng hoá là máy móc

Hợp đồng mua bán hàng hóa là máy móc thiết bị được hiểu là thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên bán thực hiện nghĩa vụ giao máy móc thiết bị và bên mua thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên bán để trở thành chủ sở hữu của máy móc thiết bị đó.

Một số lưu ý đối với loại hợp đồng này như sau:

Về đối tượng của hợp đồng:

Đối tượng của Hợp đồng mua bán máy móc thiết bị là máy móc thiết bị ví dụ như: Máy móc thiết bị điện lạnh (tủ lạnh, trữ đông…); Máy móc thiết bị điện tử (máy vi tính, điện thoại,…); Máy móc thiết bị tiêu dùng (máy móc trong nông nghiệp…)…. Theo đó, đối với mỗi loại máy móc, thiết bị thì sẽ cần tuân thủ các tiêu chuẩn riêng theo quy định của cơ quan nhà nước

Vậy nên, trong Hợp đồng mua bán hàng hóa là máy móc, thiết bị cần quy định rõ ràng về đặc tính, chất lượng số hiệu, cấu tạo, thành phần, định lượng, ngày sản xuất, nơi sản xuất… của hàng hóa đó. Với các máy móc đặc biệt như máy móc trong lĩnh vực y tế, an ninh quốc phòng thì cần tuân thủ các quy định của pháp luật chuyên ngành.

Việc mua bán hàng hóa là máy móc thiết bị cũng cần tuân thủ các quy định về quyền sở hữu trí tuệ.

Trong hợp đồng cần quy định rõ ràng về việc bên bán phải cung cấp đầy đủ giấy tờ về xuất xứ, chất lượng của thiết bị hoặc các giấy tờ kiểm định chất lượng thiết bị.

Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị là mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa thường có thỏa thuận thêm các quy định về hướng dẫn sử dụng, điều kiện lắp đặt, vận hành, nghiệm thu, quy định về việc chuyển rủi ro đối với hàng hóa, quy định về trách nhiệm bảo hành đối với hàng hóa.

d. Hợp đồng mua bán hàng hoá là xe cộ:

Cần lưu ý, đối với tài sản của hợp đồng mua bán là xe ô tô thì phải thực hiện thủ tục đăng ký theo quy định tại Thông tư số 58/2020/TT-BCA về đăng ký xe. Căn cứ điểm b, khoản 2, Điều 8 Thông tư số: 58/2020/TT-BCA ngày 16 tháng 6 năm 2020 quy đinh quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định:

hợp đồng mua bán hàng hóa
Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa là xe cộ thì bạn đọc cần lưu ý các vấn đề sau – Ảnh minh hoạ: Internet.

“Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân có xác nhận công chứng hoặc chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác đối với lực lượng vũ trang và người nước ngoài làm việc trong cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà đăng ký xe theo địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;”

Do đó, các chủ thể của hợp đồng mua bán xe ô tô có thể đến Văn phòng công chứng, phòng công chứng hoặc UBND xã, phường để thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực hợp đồng.

===>>> Xem thêm: Hợp đồng mua bán xe o to

e. Hợp đồng mua bán hàng hoá là vật liệu xây dựng

Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng được hiểu là sự thỏa thuận của các bên, trong đó bên bán có trách nhiệm cung cấp hàng hóa là vật liệu xây dựng cho bên mua còn bên mua có trách nhiệm thanh toán tiền hàng cho bên bán.

Bên cạnh việc tuân thủ quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, Luật Thương mại năm 2005 thì đối với đối tượng hợp đồng là vật liệu xây dựng thì còn cần tuân thủ quy định của Luật Xây dựng và đặc biệt là Nghị định 09/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 về quản lý vật liệu xây dựng.

Theo đó, đối với hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng cần đặc biệt chú trọng các điều khoản sau:

  • Một là điều khoản về chất lượng hàng hóa đạt chất lượng theo các tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất và tiêu chuẩn Việt Nam, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, tuân thủ thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có) và phải đúng theo phẩm chất, mẫu mã theo yêu cầu của bên mua.
  • Hai là hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bên bán phải cung cấp chứng chỉ chất lượng, chứng chỉ nguồn gốc của lô hàng cho bên mua
  • Ba là quy định rõ ràng, chặt chẽ về việc chuyển đổi rủi ro đối với hàng hóa, trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên quan đến hàng hóa, đặc biệt là với các vật liệu xây dựng dễ hư hỏng, mất tính năng sử dụng như xi măng, đất, cát,… hoặc bị hao mòn, rỉ sét như sắt, thép…
  • Bốn là quy định rõ ràng về việc giao nhận, kiểm đếm hàng hóa khi nhận hàng

f. Hợp đồng mua bán hàng hoá là xăng dầu

Hợp đồng mua bán xăng dầu là sự thỏa thuận giữa bên cung cấp xăng dầu và một bên mua xăng dầu về việc mua xăng dầu. Hợp đồng mua bán xăng dầu chỉ được ký kết khi có sự đồng nhất, thống nhất của cả hai bên tham gia ký kết hợp đồng.

Hai bên trong hợp đồng mua bán xăng dầu bao gồm: bên bán xăng dầu và bên mua xăng dầu.

Bên bán xăng dầu:

  • Là thương nhân đầu mối bán xăng dầu cho thương nhân đầu mối khác hoặc cho thương nhân phân phối xăng dầu;
  • Là thương nhân phân phối xăng dầu bán xăng dầu cho thương nhân phân phối xăng dầu khác.

Bên mua xăng dầu:

  • Là thương nhân đầu mối mua xăng dầu của thương nhân đầu mối khác;
  • Là thương nhân phân phối xăng dầu mua xăng dầu của các thương nhân đầu mối hoặc của thương nhân phân phối xăng dầu khác.

Căn cứ Điều 4 Thông tư 38/2014/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu có quy định về hợp đồng mua bán xăng dầu như sau:

“Hợp đồng mua bán xăng dầu phải được lập thành văn bản, có các nội dung chủ yếu sau:

1. Tên, địa chỉ, mã số thuế của bên bán và bên mua; số lượng, chất lượng, chủng loại xăng dầu, cách thức giao nhận, giá mua, giá bán; các cam kết khác theo quy định của pháp luật và của Thông tư này.

2. Trách nhiệm của các bên đối với chất lượng xăng dầu.

3. Quy định cụ thể về việc cung cấp hoá đơn, chứng từ mua bán xăng dầu; hoá đơn, chứng từ về hàng hoá lưu thông trên đường cho phương tiện vận tải xăng dầu theo quy định của Bộ Tài chính.”

g. Hợp đồng mua bán hàng hoá là điện năng

Hợp đồng mua bán điện năng có thể hiểu là sự thỏa thuận về việc mua bán điện năng theo đó bên bán điện cung cấp điện cho bên mua sử dụng, bên mua sử dụng điện và thực hiện thanh toán theo thời gian, phương thức đã thỏa thuận.

Điện năng là một loại hàng hóa hết sức đặc biệt cho nên pháp luật đã có thêm những quy định riêng đối với việc mua bán loại hàng hóa này. Bên cạnh tuân thủ các quy định chung về hợp đồng mua bán trong Bộ luật dân sự và Luật Thương mại thì hợp đồng mua bán điện năng còn phải tuân thủ quy định của Luật Điện lực và các văn bản hướng dẫn, tùy thuộc vào các loại điện năng và mục đích của các bên.

hợp đồng mua bán hàng hóa
Khi ký hợp đồng mua bán hàng hóa có đối tượng là điện năng thì bạn nên nghe tư vấn từ các luật sư của chúng tôi – Ảnh minh họa: internet.
  • Đối với việc mua bán điện năng lượng mặt trời hiện nay cần tuân thủ Thông tư Số 16/2017/TT-BCT quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời.
  • Đối với hợp đồng mua bán điện sinh hoạt thì cần tuân thủ Thông tư số 19/2014/TT-BCT ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành mẫu Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt.

9. Thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa

Việc thực hiện hợp đồng hoàn thành khi hai bên ký hết Thanh lý hợp đồng mua bán (trừ khi hợp đồng quy định về việc tự động thanh lý hợp đồng). Do đó, biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hoá là rất quan trọng. Nội dung biên bản thanh lý gồm những gì ? Bạn có thể tham khảo bài viết sau:

===>>> Xem thêm: Thanh lý hợp đồng mua bán hàng hoá

10. Dịch vụ soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa của Luật Thái An

a. Các loại hợp đồng mua bán hàng hóa chúng tôi soạn:

Chúng tôi chuyên soạn thảo các loại hợp đồng, trong đó có rất nhiều loại hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:

Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có địa vị pháp lý khác nhau:

  • hợp đồng mua bán hàng hóa giữa 3 bên
  • hợp đồng mua bán hàng hóa giữa 2 bên
  • hợp đồng mua bán hàng hóa giữa cá nhân với cá nhân
  • hợp đồng mua bán hàng hóa giữa pháp nhân với pháp nhân
  • hợp đồng mua bán hàng hóa giữa pháp nhân với cá nhân
  • hợp đồng mua bán hàng hóa độc quyền
  • hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp
  • hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch

Hợp đồng mua bán các loại hàng hóa khác nhau:

  • hợp đồng mua bán xe, hợp đồng mua bán phương tiện vận chuyển
  • hợp đồng mua bán quần áo, hợp đồng mua bán thức ăn
  • hợp đồng mua bán bàn ghế, hợp đồng mua bán nội thất
  • hợp đồng mua bán cây cối, hợp đồng mua bán lúa gạo, hợp đồng mua bán gia súc, hợp đồng mua bán lâm sản, hợp đồng mua bán nông sản, hợp đồng mua bán dược phẩm
  • hợp đồng mua bán phế liệu, hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng, hợp đồng mua bán vật tư
  • hợp đồng mua bán điện, hợp đồng mua bán xăng dầu
  • hợp đồng mua bán máy móc, hợp đồng mua bán phụ tùng, hợp đồng mua bán thiết bị
  • hợp đồng mua bán ngoại tệ
  • hợp đồng mua bán phần mềm
  • hợp đồng thương mại

b. Giá dịch vụ soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa

Bạn vui lòng tham khảo bảng giá dịch vụ soạn thảo hợp đồng tại Link đầu bài viết

c. Quy trình cung cấp dịch vụ soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa

Bạn vui lòng tham khảo quy trình cung cấp dịch vụ soạn thảo hợp đồng tại:

QUY TRÌNH DỊCH VỤ TƯ VẤN SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG

d. Thời gian cung cấp dịch vụ soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa

Thời gian soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa là 2 – 3 ngày kể từ khi khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin.

Tìm hiểu thêm: Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng trước thời hạn

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !