Giao dịch thương mại diễn ra có được thuận lợi hay không phụ thuộc không nhỏ vào vai trò của hợp đồng thương mại về mua bán hàng hóa. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cho bạn đọc về hợp đồng thương mại mua bán hàng hóa.
1/ Thế nào là hợp đồng mua bán hàng hóa?
Xem thêm: Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại
Hợp đồng mua bán hàng hóa trong luật thương mại hay có thể gọi là hợp đồng thương mại là sự ghi nhận thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền cho bên bán.
Khác với hợp đồng mua bán tài sản khác, hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại có đối tượng mua bán là hàng hóa và mục đích sinh lời.
2/ Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa
Đọc thêm: Hợp đồng dịch vụ giao kết bằng lời nói có được pháp luật thừa nhận
– Hợp đồng ưng thuận: Tức là nó được coi là giao kết tại thời điểm các bên thỏa thuận xong các điều khoản cơ bản, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng không phụ thuộc vào thời điểm bàn giao hàng hóa.
– Có tính đền bù: Bên bán khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua thì sẽ nhận từ bên mua một lợi ích tương đương với giá trị hàng hóa theo thỏa thuận dưới dạng khoản tiền thanh toán.
– Hợp đồng song vụ: Mỗi bên trong HĐ mua bán hàng hóa đều bị ràng buộc bởi nghĩa vụ đối với bên kia, đồng thời lại cũng là bên có quyền đòi hỏi bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Trong HĐ mua bán hàng hóa tồn tại hai nghĩa vụ chính mang tính chất qua lại và liên quan mật thiết với nhau: nghĩa vụ của bên bán phải bàn giao hàng hóa cho bên mua và nghĩa vụ của bên mua phải thanh toán cho bên bán
– Chủ thể chủ yếu là thương nhân: Luật thương mại 2005 quy định thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp; cá nhân hoạt động thương mai một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng phải tuân theo Luật thương mại khi chủ thể này lựa chọn áp dụng Luật thương mại.
– Hình thức: Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết.
Tham khảo thêm: Hợp đồng thời vụ được ký tối đa mấy lần
3/ Điều cần lưu ý khi giao kết hợp đồng thương mại
– Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các bên tham gia giao kết hợp đồng sẽ rất dễ gặp phải các rủi ro đặc thù như xung đột pháp luật, do quá trình vận chuyển, thanh toán, thực thi cam kết hợp đồng. Vì vậy, các bên cần thỏa thuận và soạn thảo ra một bản hợp đồng chi tiết. Khoản 2 Điều 27 Luật thương mại quy định rằng HĐ mua bán hàng hóa quốc tế phải được lập thành văn bản.
– Việc giao hàng, thanh toán phải thực hiện theo thời gian, địa điểm, phương thức phải được thỏa thuận rõ ràng và cụ thể trong hợp đồng.
Cẩm Tú
(Nguồn: luatsutructuyen.net)
Trong trường hợp Quý khách cần sự tư vấn trực tiếp từ Luật sư, vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật APOLO LAWYERS.
Đọc thêm: Hợp đồng tương tự trong đấu thầu