1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại
Tự do hợp đồng là một tư tưởng mà theo đó các cá nhân được quyền tự do thỏa thuận giữa họ với nhau về các điều kiện của hợp đồng, không có sự can thiệp của chính quyền. Do đó, hợp đồng được xem là sản phẩm của ý chí được hình thành từ lợi ích của các bên tham gia giao kết. Hợp đồng là hình thức pháp lý chủ yếu để ghi nhận việc thiết lập các quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự trong nền kinh tế thị trường.
Xem thêm: Hợp đồng mua bán
Sự ra đời của Luật Thương mại năm 2005 là sự khởi đầu hình thành một khái niệm mới trong thực tiễn kinh doanh – khái niệm “hợp đồng thương mại”. Trong khoa học pháp lý, cũng có ý kiến cho rằng không nên sử dụng khái niệm này do lo ngại dẫn đến hệ quả không cần thiết, đó là sự mất công tym kiếm điểm khác biệt giữa hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự. Song trong thực tiễn kinh doanh hiện nay, khái niệm này vẫn được sử dụng khá phổ biến với ý nghĩa là “hợp đồng trong hoạt động thương mại”. Có thể thấy rằng, khái niệm “hợp đồng thương mại” vẫn tồn tại trong đời sống kinh tế, pháp lý với ý nghĩa là hợp đồng hình thành trong lĩnh vực thương mại.
Hợp đồng mua bím hàng hóa là một trong những loại hợp đồng thương mại. về lý luận, hợp đồng thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng dân sự và hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại cũng là một loại hợp đồng mua bán tài sản. Tuy nhiên, hợp đồng thương mại nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại nói riêng có những đặc thù riêng biệt khác với hợp đồng dân sự và hợp đồng mua bán tài sản. Các văn bản pháp luật hiện hành ở Việt Nam không định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng dựa trên khái niệm chung về hợp đồng dân sự, hợp đồng mua bán tài sản (Theo Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015 thì hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Điều 430: Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán) và khái niệm mua bán hàng hóa quy định tại Luật Thương mại năm 2005 có thể đưa ra khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại (gọi chung là hợp đồng mua bán hàng hóa) như sau:
“Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bản có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”.
Cách hiểu về hợp đồng mua bán hàng hóa nhu trên cũng đã có những điểm tương đồng với một số nước khác.
Ví dụ: Theo Luật của Pháp, hợp đồng mua bán là một thỏa thuận theo đó một bên có nghĩa vụ giao vật và bên kia có nghĩa vụ trả tiền cho vật ấy hoặc Luật của Anh quy định hợp đồng mua bán là hợp đồng theo đó người bán chuyển giao hoặc đồng ý chuyển gỉao quyền sở hữu hàng cho người mua và đổi lại số tiền thỏa đáng.
2. Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại
>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ mới nhất năm 2022
Hợp đồng mua bán hàng hóa có bím chất giống như hợp đồng mua bán tài sản, đều là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập quyền, nghĩa vụ pháp lý giữa các bên, cụ thể là: bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản/hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán và có quyền sở hữu đối với tài sản/hàng hóa đã mua.
Bên cạnh đó, hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại còn được nhận diện qua những dấu hiệu riêng sau:
Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa chủ yếu là thương nhân.
Chủ thể hợp đồng là các bên giao kết và thực hiện hợp đồng. Một bên chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa phải là thương nhân. Chủ thể còn lại của hợp đồng mua bán hàng hóa là thương nhân hoặc có thể không phải là thương nhân.
Đặc điểm về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là điểm khác biệt với chủ thể hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự. Theo quy định của Bộ luật dân sự thì chủ thể hợp đồng mua bán tài sản là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hộ gia đình, tổ hợp tác, pháp nhân thương mại, pháp nhân phi thương mại (cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị; tổ chức kinh tế; tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác).
Lý do có sự khác biệt này là do, thương nhân là chủ thể thực hiện hoạt động thương mại và để thực hiện hoạt động thương mại cần đáp ứng những yêu cầu nhất định về vốn, về tư cách pháp lý, về một số yêu cầu điều kiện mang tính nghề nghiệp để triển khai hoạt động thương mại thường xuyên, độc lập trên thị trường. Ảnh hưởng của hoạt động thương mại đối với nền kinh tế – xã hội cũng có sự khác biệt so với các giao dịch dân sự. Do vậy, sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động thương mại cũng có những điểm khác biệt. Một trong những yêu cầu thể. hiện sự quản lý của nhà nước đó là quy định về điều kiện chủ thể tham gia hoạt động thương mại nói chung và hoạt động mua bán hàng hóa nói riêng là tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại phải đăng ký kinh doanh với tư cách thương nhân. Quy định nghĩa vụ đăng ký kinh doanh để hình thành tư cách thương nhân chính là thể hiện sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động thương mại.
Xuất phát từ yêu cầu điều kiện chủ thể của hoạt động thương mại nên các bên chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa phải là thương nhân hoặc trong một số trường hợp chỉ cần bên bán là thương nhân. Trong quan hệ mua bán hàng hóa thì bên bán phải là thương nhân để thực hiện công việc bán hàng hóa như một nghề nghiệp và có thu nhập từ việc bán hàng. Bên mua hàng có thể là thương nhân hoặc không là thương nhân có nhu cầu mua hàng hóa để bán lại kiếm lời hoặc mua hàng để đáp ứng các nhu cầu cho công việc, cuộc sống của mình.
Đọc thêm: Mẫu hợp đồng xây dựng mới nhất 2022 theo thông tư 09
Hiện nay, trong thực tiễn kinh doanh đã xuất hiện các chủ thể kinh doanh độc lập thường xuyên nhưng không phải đăng ký kinh doanh. Những chủ thể đó theo quan niệm của pháp luật Việt Nam không phải là thương nhân. Tuy nhiên, những cá nhân có hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh vẫn có thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại với tư cách là bên mua.
Thứ hai, đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005, hàng hóa bao gồm:
+ Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất, sang nhượng, tặng cho nhà đất mới năm 2022
+ Những vật gắn liền với đất đai.
Qua quy định về đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa tại Luật Thương mại năm 2005, cần lưu ý một số nội dung sau:
– So với Luật Thương mại năm 1997, khái niệm hàng hóa được mở rộng hơn đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới, nội hàm khái niệm hàng hóa (từ phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại) có thể khác nhau ở mỗi quốc gia tùy theo truyền thống văn hóa, điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu giao lưu thương mại với quốc tê. Ngay tại một quốc gia, nội hàm khái niệm hàng hóa cũng có thể khác nhau trong từng thời kì phát triển kinh tế. Nhưng tựu chung lại, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa phải là những hàng hóa được phép lưu thông và có tính thương mại (sinh lời). Nếu các bên giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa bị cấm lưu thông trên thị trường thì hợp đồng mua bán hàng hóa đó sẽ bị vô hiệu. Do vậy, việc xác định hàng hóa là đối tượng mua bán sẽ là một trong những điều kiện ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa. Với đặc điểm đôi tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa sẽ phân biệt hợp đồng mua bán hàng hóa với hợp đồng cung ứng dịch vụ là một công việc mà bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện theo yêu cầu của bên sử dụng dịch vụ. Hàng hóa là sản phẩm hữu hình, cố tính lưu thông, có tính thương mại và được chuyển giao quyền sở hữu khi thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa. Khác với hàng hóa, dịch vụ là sản phẩm vô hình, không thể cầm nắm được, không thể xác lập quyền sở hữu với dịch vụ, không lưu kho, lưu bãi được.
Ở Việt Nam, khái niệm hàng hóa được quy định trong Luật Thương mại năm 1997 và Luật Thương mại năm 2005 có sự khác nhau. Khoản 3 Điều 5 Luật Thương mại năm 1997 quy định: Hàng hóa gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh dưới hình thức cho thuê, mua, bán. Khái niệm hàng hóa tại Luật Thương mại năm 2005 không chỉ bao gồm các loại hàng hóa hữu hình có ở thời điểm giao kết hợp đồng mà còn có cả hàng hóa sẽ hình thành trong tương lai. Việc mở rộng khái niệm hàng hóa vừa thể hiện phạm vi điều chỉnh rộng hơn của Luật Thương mại, vừa có ý nghĩa đáp ứng yêu cầu điều chỉnh pháp luật khi Việt Nam mở cửa và hội nhập kinh tế với các quốc gia trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu.
– Trong mối tương quan so sánh với đối tượng hợp đồng mua bán tài sản có thể nhận thấy đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản rộng hơn so với đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa.
Theo Điều 431 Bộ luật dân sự năm 2015, đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản là tài sản được quy định tại Bộ luật dân sự. Khái niệm tài sản tại Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Quyền tài sản phải được xác định thỏa thuận cụ thể về loại quyền tài sản và bên bán phải có các giấy tờ hoặc bằng chứng khác chứng minh quyền tài sản đó thuộc sở hữu của mình. Có ba loại quyền tài sản:
– Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp; quyền đối với giống cây trồng; quyền đòi nợ; quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm; quyền tài sản đối với phần góp vốn trong doanh nghiệp; quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng và các quyền tài sản khác (thuộc sở hữu của bên bán);
– Quyền sử dụng đất;
– Quyền khai thác tài nguyên.
Trong khi đó, đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ là động sản và những vật gắn liền với đất đai. Như vậy, các loại tài sản là quyền tài sản như giấy tờ có giá (cổ phiếu, trái phiếu) không được đưa vào phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại năm 2005. Những quan hệ mua bán cổ phiếu, trái phiếu giữa các thương nhân với nhau có bản chất giống như quan hệ mua bán hàng hóa trong thương mại nhưng do cách giải thích về khái niệm hàng hóa nên những giao dịch mua bán cổ phiếu, trái phiếu không chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại năm 2005. Đây cũng là một vấn đề cần có sự trao đổi trong hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý.
>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng mua bán, giấy mua bán xe máy, ô tô năm 2022
– Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại có thể hướng tới việc giao và nhận hàng hóa sẽ hình thành ở một thời điểm trong tương lai. Hàng hóa trong các giao dịch này không phải là những hàng hóa thương mại thông thường mà phải là những loại hàng hóa nằm trong danh mục hàng hóa giao dịch tại Sở giao dịch do Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) quy định. Các quy định về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa tại các Điều 64 đến Điều 66, Điều 68 Luật Thương mại năm 2005 đã minh chứng cho phân tích trên.
Đọc thêm: Cách dịch hợp đồng sang tiếng anh
Quy định của Luật Thương mại năm 2005 cũng tương đồng với Luật của Anh. Theo đó, Luật của Anh phân biệt hai loại hợp đồng là hợp đồng bán hàng và hợp đồng thỏa thuận bán hàng. Hợp đồng bán hàng (Sale of Goods) là hợp đồng theo đó quyền sở hữu hàng họa được chuyển từ người bán sang cho người mua ngay khi ký kết hợp đông. Hợp đồng thỏa thuận bán hàng (Agreement to Sale of Goods) là hợp đồng mà việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa được thực hiện trong tương lai hoặc phải hoàn thành một số điều kiện nhất định.
Thứ ba, mục đích chủ yếu của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa là sinh lợi. Đặc điểm này xuất phát và gắn liền với đặc điểm về chủ thể chủ yểu của hợp đồng mua bán hàng hóa lả thương nhân. Theo lý thuyết và trong thực tiễn, thương nhân sẽ thường xuyên thực hiện hoạt động thương mại (trong đó có hoạt động mua bán hàng hóa) với mục đích sinh lời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, một bên của hợp đồng mua bán hàng hóa không có mục đích sirih lời. Những hợp đồng được thiết lập giữa bên không nhằm mục đích sinh lợi với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, về nguyên tắc, không chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại trừ khi bên không nhằm mục đích sinh lợi đó lựa chọn áp dụng Luật Thương mại (Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005).
Thứ tư, hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Ví dụ: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp 11 tương đương.
Hình thức của hợp đồng là cách thức thể hiện và ghi nhận ý chí của các bên trong việc giao kết hợp đồng, về nguyên tắc, các bên được tự do lựa chọn hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa trừ những trường hợp pháp luật có quy định về hình thức cụ thể của hợp đồng thì các bên mua và bán hàng hóa phải tuân thủ quy định của pháp luật về hình thức hợp đồng. Luật Thương mại quy định đa dạng về các hình thức thể hiện của hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng các bên mua bán hàng hóa nên ký kết hợp đồng bằng văn bản. Ưu điểm của hình thức hợp đồng bằng văn bản so với hình thức hợp đồng bằng lời nói là:
– Ghi nhận rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng;
– Là cơ sở pháp lý rõ ràng để các bên xem xét thực hiện đúng, đầy đủ hợp đồng, đồng thời là tài liệu pháp lý quan trọng để cơ quan cồ thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng đó.
Theo quy định của Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế CISG công nhận nguyên tắc tự do về hình thức hợp đồng, nghĩa là hợp đồng mua bán hàng hóa không nhất thiết phải bằng văn bản mà có thể được thành lập bằng lời nói, bằng hành vi và có thể được chứng minh bằng mọi cách kể cả bằng nhân chứng.
* Một số lưu ý:
>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng mua bán xe máy (ô tô) cũ bản cập nhật mới năm 2022
– Theo quy định của pháp luật Việt Nam, động sản là những tài sản không phải là bất động sản. Bất động sản bao gồm: đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai.
Như vậy, đất đai không được coi là hàng hóa trong thương mại và phù hợp với quy định của Luật Đất đai: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”. Tuy nhiên, nhà, công trình xây dựng luôn phải tồn tại cùng đất đai – quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất cũng được chuyển nhượng nhưng giao dịch này do Luật Đất đai điều chỉnh. Vì vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa là nhà, công trình gắn liền với đất đai không chỉ chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự, Luật Thương mại mà còn chịu sự điều chỉnh của Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Đất đai. Đây cũng là một vấn đề phức tạp trong việc áp dụng pháp luật đối với việc mua bán hàng hóa là vật gắn liền với đất đai.
– Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại theo đó các bên thỏa thuận việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hóa với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai. Qua định nghĩa về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, có thể thấy những điểm khác biệt giữa mua bán hàng hóa thông thường không qua Sở giao dịch hàng hóa và mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Từ đó, hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa và không qua Sở giao dịch hàng hóa cũng sẽ khác nhau.
Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa trước hết là một loại hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại nên cũng có những đặc điểm chung của hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa có những đặc thù riêng. Đó là:
+ Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa phải là những hàng hóa do Sở giao dịch hàng hóa quy định hoặc ở Việt Nam sẽ do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định. Trong khi đó, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa không qua Sở giao dịch hàng hóa là những hàng hóa được phép lưu thông.
+ Một số nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa như phẩm cấp, chất lượng, thời gian giao hàng… phải theo những tiêu chuẩn yêu cầu của Sở giao dịch hàng hóa chứ không phải do ý chí thỏa thuận của bên mua và bên bán. Ngược lại, chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa không qua Sở giao dịch hàng hóa có quyền thỏa thuận nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa trên nguyên tắc không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)
Tham khảo thêm: MẪU HỢP ĐỒNG MUA BÁN SẢN PHẨM SONG NGỮ